lớp sinh học 11 nè(welcome to biology class)

9

962008

tại sao tim đập nhanh mạch làm huyết áp tăng .Tim đập chậm yếu huyết áp giảm ?????/
tại sao khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm
 
Z

zero_flyer

Theo cô mình nói thì huyết áp trong động mạch là lớn nhất rồi đến mao mạch và cuối cùng là đến tĩnh mạch.
Mình k hiểu tại sao lại có sự khác nhau giữa câu của cô và câu của chị huyền anh và xilaxilo nữa. Nhưng cô mình giải thích thế này.:
Lí do thứ nhất là như chị huyền anh đã nói
ở động mạch máu là do tim đẩy nên là áp lực sẽ mạnh, còn ở tĩnh mạch thì máu chảy xuôi về tim, k chịu lực nào cả nên là huyết áp sẽ thấp nhất.

Q đọc hok kĩ đề rồi:
Huyết áp tui nghĩ là động mạch > mao mạch > tĩnh mạch vì ta có càng xa tim thì huyết áp càng giảm
Về vận tốc máu thì động mạch > tĩnh mạch > mao mạch. Vận tốc máu ở mao mạch phải nhỏ để mà còn kịp trao đổi với tế bào chứ
 
Q

quynhdihoc

Q đọc hok kĩ đề rồi:
Huyết áp tui nghĩ là động mạch > mao mạch > tĩnh mạch vì ta có càng xa tim thì huyết áp càng giảm
Về vận tốc máu thì động mạch > tĩnh mạch > mao mạch. Vận tốc máu ở mao mạch phải nhỏ để mà còn kịp trao đổi với tế bào chứ

ơ Q nghĩ là huyết áp thì có phụ thuộc vào vận tốc máu mà :confused: Nên là mới trả lời thế
 
T

thongduy

cho mình hỏi tại sao mà hô hấp sáng chỉ xảy ra ở lục lạp của thực vật C3 mà không xảy ra ở thưc vật C4 hoặc thực
vạt cam
 
V

vanhophb

cho mình hỏi tại sao mà hô hấp sáng chỉ xảy ra ở lục lạp của thực vật C3 mà không xảy ra ở thưc vật C4 hoặc thực
vạt cam

thưcj ra bạn chỉ cần biết là C3 có enzym cố định lại O2 thải ra nên mới xảy hô hấp sáng còn CAM và C4 không có , còn muốn biết nó là enzym gì thì đợi mình về giở lại sách xem cái đã. sao bây giờ mới học đến cái đó ???????
 
Q

quynhdihoc

Cho tớ hỏi một chút, tại sao nhịp đập của tim lại tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể ?

Mình chỉ trả lời được câu nhịp đập của tim tỉ lệ nghịch với kích thước của cơ thể thôi bạn . hì, chứ còn khối lượng thì chưa chắc bạn à^^!
Mình nói nghe thử nha:
Khi mà kích thước cơ thể lớn thì vòng tuần hoàn sẽ dài hơn <----> thời gian máu tuần hoàn là dài hơn <---> lượng máu tống vào động mạch chủ nhiều hơn <---> nhịp tim chậm hơn đó bạn :D
 
L

lady_chocolate

Mình muốn hỏi theo SGK: "Các mạch bạch huyết và phần lớn các tĩnh mạch chuyển máu ngược chiều trọng lực dễ dàng nhớ có sự trợ giúp của các van ( trừ tĩnh mạch chủ dưới)...". Theo mình phải là trừ tĩnh mạch chủ (TMC) trên mới đúng vì máu khi di chuyển ở TMC dưới đi ngược chiều trọng lực với áp lực thấp nên rất dễ bị chảy ngược trở lại vì thế cần van để cố định dòng của máu, còn TMC trên máu lưu thông rất thuận lợi hợp chiều trọng lực nên ko cần van. Các bạn có ý liến gì về vấn đề bày ko góp ý cho mính với, xin cảm ơn!
 
L

lady_chocolate

Mình có 1 câu hỏi mong các bạn trả lời giúp: "ở bài CẢM ỨNG, phần 1.hướng đất , hình 23.1B khi lật úp chậu cây xuống đất chồi ngọn vẫn hướng lên trên theo đúng tính hướng âm của cây, vậy còn rễ trong trường hợp đó có theo đúng tính hướng dương và đâm khỏi mặt đất của chậu hay ko và vi sao lại thế?
 
H

huy_zxz

Mình có 1 câu hỏi mong các bạn trả lời giúp: "ở bài CẢM ỨNG, phần 1.hướng đất , hình 23.1B khi lật úp chậu cây xuống đất chồi ngọn vẫn hướng lên trên theo đúng tính hướng âm của cây, vậy còn rễ trong trường hợp đó có theo đúng tính hướng dương và đâm khỏi mặt đất của chậu hay ko và vi sao lại thế?
Nếu rễ chồi lên khỏi mặt đất thì nó sẽ nhanh chóng hướng trở lại vào trong đất do tính hướng đất. Nhưng thường thì rễ sẽ rủ xuống phía dưới theo tính hướng trọng lực
 
O

oack

Mình muốn hỏi theo SGK: "Các mạch bạch huyết và phần lớn các tĩnh mạch chuyển máu ngược chiều trọng lực dễ dàng nhớ có sự trợ giúp của các van ( trừ tĩnh mạch chủ dưới)...". Theo mình phải là trừ tĩnh mạch chủ (TMC) trên mới đúng vì máu khi di chuyển ở TMC dưới đi ngược chiều trọng lực với áp lực thấp nên rất dễ bị chảy ngược trở lại vì thế cần van để cố định dòng của máu, còn TMC trên máu lưu thông rất thuận lợi hợp chiều trọng lực nên ko cần van. Các bạn có ý liến gì về vấn đề bày ko góp ý cho mính với, xin cảm ơn!

tớ chưa học đến phần này thì phải nhưng mà theo cách nói của cậu thì
tớ thấy cậu nói mâu thuẫn quá :D
thứ nhất là chỗ này vì máu khi di chuyển ở TMC dưới đi ngược chiều trọng lực với áp lực thấp nên rất dễ bị chảy ngược trở lại ngược chiều trọng lực thì áp lực nó phải lớn chứ bạn :D
thứ 2 còn TMC trên máu lưu thông rất thuận lợi hợp chiều trọng lực nên ko cần van tớ thấy nếu mà ko cần van thì điều chỉnh lượng máu sao đc :p đây cũng chỉ là ý kiến của tớ :D
 
C

clover155

nếu là tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể thì mình cũng trả lời được rùi nhưng mà ở đây lại là so với khối lượng cở thể cơ. VD: như ở người trưởng thành thì nhịp tim trung bình là 75 lần/phút còn ở trẻ sơ sinh là là khoảng 120-140 lần/phút. Trẻ càng lớn thì nhịp tim càng giảm
 
Z

zero_flyer

đề thì hsg sinh nè, post ngoài kia chả có ai đọc nên post trong đây vậy
Câu 1: (6đ)
1. Màu sắc trên thân động vật có những ý nghĩa sinh học gì? Mỗi một ý nghĩa cho 1 ví dụ.
2. Tại sao nước là môi trường sống thuận lợi cho các thuỷ sinh vật?
3. Trong một hồ nước, tảo cung cấp cho giáp xác 30% và cá mè trắng 20% nguồn năng lượng của mình, cá mương khai thác 20% năng lượng của giáp xác và làm mồi cho cá lóc. Cá lóc tích tụ 10% năng lượng của bậc dinh dưỡng liền kề với nó và có tổng sản lượng quy ra năng lượng là 36000 Kcalo. Tính tổng năng lượng của cá mè trắng?
4. Khảo sát một số loài tại một khu vực của quần xã sinh vật ở cạn, người ta thu được số liệu về 2 loài thỏ và mèo rừng như sau:
Loài Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4
Thỏ 8----- 7----- 5----- 10
Mèo rừng 0 0 -------0 -------4
a. Tính độ thường gặp, tần số của các loài trên?
b. Nhận xét độ thường gặp, tần số của các loài trên?

Câu 2: (3đ)
1. Gỉa sử một mạch đơn ADN có tỷ lệ A + G / T + X = 0, 25 thì tỷ lệ này ở mạch bổ sung và trên cả phân tử là bao nhiêu?
2. Một gen cấu trúc trong tế bào nhân chuẩn có chứa 720 cặp nuclêôtit sẽ có thể chứa đủ thông tin để mã hoá cho một mạch polypeptit có:
a. Khoảng chừng 480 axit amin. b. Đúng 240 axit amin.
c. Hơn 240 axit amin. d. Không tới 240 axit amin.
Chọn và giải thích câu đúng?
3. Xác định câu nào sau đây đúng hoặc sai. Giải thích.
a. Ở sinh vật nhân chuẩn, có nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cấu trúc phân tử ADN, tARN và rARN.
b. Cấu trúc bậc 4 của Prôtêin là một chuỗi polypeptit xoắn cuộn phức tạp trong không gian.

Câu 3 ( 3đ)
1.Xét trong một quần thể gen thứ nhất gồm 2 alen, nằm trên cặp NST thứ nhất. Gen thứ 2 gồm 3 alen, nằm trên cặp NST thứ hai. Gen thứ ba gồm 4 alen, nằm trên cặp NST khác.
a. Có thể có bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể ?
b. Nếu như mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và ở cặp gen thứ nhất trội lặn không hoàn toàn thì tỷ lệ phân tính kiểu hình ở đời con sẽ như thế nào khi lai giữa hai cơ thể có kiểu gen
AaBbDd x AabbDd.
2. Xét kiểu gen Ab/aB của một cơ thể, nếu biết trong quá trình giảm phân đã có 5% số tế bào xảy ra trao đổi đoạn tại một điểm và có hoán vị gen. Xác định tỷ lệ các loại giao tử được tạo ra?

Câu 4 (3đ)
1. Sự khác nhau giữa tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào. Cho biết những ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá so với trong túi tiêu hoá?
2. Hệ tuần hoàn kín xuất hiện từ giun đốt. Theo em chân khớp (xuất hiện sau giun đốt trong quá trình tiến hoá ) có hệ tuần hoàn kín hay hở? Giải thích
3. Nguyên nhân nào giúp cho hoạt động trao đổi khí của cá xương đạt hiệu quả cao trong môi trường nước?

Câu 5( 5đ)
1. Ở cà chua gen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn, gen d quy định quả vàng. Trên lô đất A người ta gieo giống cà chua quả đỏ thuần chủng làm cây bố, trên lô đất B người ta gieo giống cà chua quả vàng làm cây mẹ.
a. Trình bày các thao tác lai.
b. Khi thu hoạch quả ở lô đất B, tỷ lệ màu quả thu được là bao nhiêu? Giải thích.
c. Tiếp tục đem hạt cà chua ở lô đất B nói trên gieo vào lô đất C. Sau khi cây trưởng thành cho tạp giao, màu quả thu được ở lô đất C có tỷ lệ như thế nào? Giải thích.


2. Ở ong mật, gen A quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với gen a quy định cánh ngắn, gen B quy định cánh rộng là trội hoàn toàn so với gen b quy định cánh hẹp. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và xảy ra trao đổi chéo.
P: ong cái cánh dài, rộng x ong đực cánh ngắn, hẹp
F1: 100% cánh dài, rộng.
a. Cho biết kiểu gen của P ?
b. Cho F1 tạp giao,ở F2 ong đực, ong cái có những kiểu hình như thế nào?
c. Nếu phép lai trên không phải là ong mật mà là ruồi giấm thì kết quả F2 giống hay khác so với phép trên? Tại sao?

------- Hết --------
tui sẽ post bài giải sau, ai thích thi chuyên sinh thì cứ làm, em gà hok làm đâu
 
D

dunglien

bạn ui đây là đề thi để tuyển chọn học sinh vào đội tuyển sinh phải không hay là của lớp 12 thi tỉnh để chọn người thi quốc gia
 
L

lady_chocolate

tớ chưa học đến phần này thì phải nhưng mà theo cách nói của cậu thì
tớ thấy cậu nói mâu thuẫn quá :D
thứ nhất là chỗ này vì máu khi di chuyển ở TMC dưới đi ngược chiều trọng lực với áp lực thấp nên rất dễ bị chảy ngược trở lại ngược chiều trọng lực thì áp lực nó phải lớn chứ bạn :D
thứ 2 còn TMC trên máu lưu thông rất thuận lợi hợp chiều trọng lực nên ko cần van tớ thấy nếu mà ko cần van thì điều chỉnh lượng máu sao đc :p đây cũng chỉ là ý kiến của tớ :D

Điều kiện để phần lớn các TM có van là:
+ ngược chiều trọng lực (SGK)
+ áp lực máu thấp.
+ vận tốc máu thấp.


Tĩnh mạch chủ dưới
+Áp lực máu thấp (cần van)(vì: - máu chảy từ nơi có áp lực cao về nơi có áp lực thấp. mặt # máu từ tim => động mạch => mao mạch => tĩnh mạch nên ở tĩnh mạch máu chảy dưới áp lực thấp)
Tốc độ máu tăng cao (Ko cần van)
( tốc dộ máu nhanh nhất ở ĐM chậm lại đáng kể ở MM do tiết diện MM rất lớn và tăng tốc trở lại ở TM khi về tim)

Dòng chảy ngược chiều trọng lực (cần van)
=== CẦN VAN


Tĩnh mạch chủ trên
Áp lực máu thấp (cần van)
Tốc dộ máu tăng cao (ko cần van)
Dòng chảy cùng chiều trọng lực (ko cần van)
=== KO CẦN VAN

Theo OACK thì lời nói cùa mình mâu thuẫn nhưng theo kiến thức đã học thì từ ngũ của mình về vấn đề này ko mâu thuẫn chút nào đâu bạn xem đoạn tóm tắt mình soạn bên trên đã giải thích tại sao “máu khi di chuyển ở TMC dưới đi ngược chiều trọng lực với áp lực thấp nên rất dễ bị chảy ngược trở lại” và “TMC trên máu lưu thông rất thuận lợi hợp chiều trọng lực nên ko cần van”. Bạn có thể xem và cho mình biết thêm ý kiến vì cô mình cũng đồng tình với suy nghĩ này mặc dù mình thấy nó chưa đạt tính tuyệt đối. thx nhìu vì đã góp ý nhe !
 
Last edited by a moderator:
S

silent_hero

Cho mình hỏi : Cái gì đã làm cho auxin (hoocmôn tăng trưởng ở thực vật ) phân bố không đồng đều ở hai mặt của rễ (có phải là do trọng lực không?).....
 
L

lady_chocolate

tớ chưa học đến phần này thì phải nhưng mà theo cách nói của cậu thì
tớ thấy cậu nói mâu thuẫn quá :D
thứ nhất là chỗ này vì máu khi di chuyển ở TMC dưới đi ngược chiều trọng lực với áp lực thấp nên rất dễ bị chảy ngược trở lại ngược chiều trọng lực thì áp lực nó phải lớn chứ bạn :D
thứ 2 còn TMC trên máu lưu thông rất thuận lợi hợp chiều trọng lực nên ko cần van tớ thấy nếu mà ko cần van thì điều chỉnh lượng máu sao đc :p đây cũng chỉ là ý kiến của tớ :D

XIN LỖI VÌ POST BÀI ĐẾN 2 LẦN NHƯNG DO TỪ WORD COPY QUA BỊ SAI ĐỊNH DẠNG NÊN CỨ RỐI LÊN RẤT KHÓ NHÌN, MONG MỌI NG THÔNG CẢM

Điều kiện để phần lớn các TM có van là:
+ ngược chiều trọng lực (SGK)
+ áp lực máu thấp.
+ vận tốc máu thấp.


Tĩnh mạch chủ dưới
+ Áp lực máu thấp (cần van)(vì: - máu chảy từ nơi có áp lực cao về nơi có áp lực thấp.mặt # máu từ tim => động mạch => mao mạch => tĩnh mạch nên ở tĩnh mạch máu chảy dưới áp lực thấp)
+ Tốc độ máu tăng cao (Ko cần van)
( tốc dộ máu nhanh nhất ở ĐM chậm lại đáng kể ở MM do tiết diện MM rất lớn và tăng tốc trở lại ở TM khi về tim)
+ Dòng chảy ngược chiều trọng lực (cần van)
=== > CẦN VAN

Tĩnh mạch chủ trên
+Áp lực máu thấp (cần van)
+ Tốc dộ máu tăng cao (ko cần van)
+ Dòng chảy cùng chiều trọng lực (ko cần van)
=== > KO CẦN VAN

Theo OACK thì lời nói cùa mình mâu thuẫn nhưng theo kiến thức đã học thì từ ngũ của mình về vấn đề này ko mâu thuẫn chút nào đâu bạn xem đoạn tóm tắt mình soạn bên trên đã giải thích tại sao “máu khi di chuyển ở TMC dưới đi ngược chiều trọng lực với áp lực thấp nên rất dễ bị chảy ngược trở lại” và “TMC trên máu lưu thông rất thuận lợi hợp chiều trọng lực nên ko cần van”. Bạn có thể xem và cho mình biết thêm ý kiến vì cô mình cũng đồng tình với suy nghĩ này mặc dù mình thấy nó chưa đạt tính tuyệt đối. thx nhìu vì đã góp ý nhe !
 
O

oack

XIN LỖI VÌ POST BÀI ĐẾN 2 LẦN NHƯNG DO TỪ WORD COPY QUA BỊ SAI ĐỊNH DẠNG NÊN CỨ RỐI LÊN RẤT KHÓ NHÌN, MONG MỌI NG THÔNG CẢM

Điều kiện để phần lớn các TM có van là:
+ ngược chiều trọng lực (SGK)
+ áp lực máu thấp.
+ vận tốc máu thấp.


Tĩnh mạch chủ dưới
+ Áp lực máu thấp (cần van)(vì: - máu chảy từ nơi có áp lực cao về nơi có áp lực thấp.mặt # máu từ tim => động mạch => mao mạch => tĩnh mạch nên ở tĩnh mạch máu chảy dưới áp lực thấp)
+ Tốc độ máu tăng cao (Ko cần van)
( tốc dộ máu nhanh nhất ở ĐM chậm lại đáng kể ở MM do tiết diện MM rất lớn và tăng tốc trở lại ở TM khi về tim)
+ Dòng chảy ngược chiều trọng lực (cần van)
=== > CẦN VAN

Tĩnh mạch chủ trên
+Áp lực máu thấp (cần van)
+ Tốc dộ máu tăng cao (ko cần van)
+ Dòng chảy cùng chiều trọng lực (ko cần van)
=== > KO CẦN VAN

Theo OACK thì lời nói cùa mình mâu thuẫn nhưng theo kiến thức đã học thì từ ngũ của mình về vấn đề này ko mâu thuẫn chút nào đâu bạn xem đoạn tóm tắt mình soạn bên trên đã giải thích tại sao “máu khi di chuyển ở TMC dưới đi ngược chiều trọng lực với áp lực thấp nên rất dễ bị chảy ngược trở lại” và “TMC trên máu lưu thông rất thuận lợi hợp chiều trọng lực nên ko cần van”. Bạn có thể xem và cho mình biết thêm ý kiến vì cô mình cũng đồng tình với suy nghĩ này mặc dù mình thấy nó chưa đạt tính tuyệt đối. thx nhìu vì đã góp ý nhe !
:)
cứ bình tĩnh :D để tớ học đến cái nì đã :D chứ cái trên bạn viết tớ mới hiểu đc 1 ít thôi :D
mà nếu cô bạn đông tình với bạn thì cậu còn băn khoăn j nữa :D nếu băn khoăn thì nhờ cô giải thích :D hì . Nếu ko hãy đợi tớ 1 tuần nữa tớ sẽ cho thêm ý kiến :D ( 1 tuần tớ học 1 tiết sinh thui :D)
hi vọng sẽ có người đưa ra câu trả lời hay cho bạn !:)&gt;-
 
Top Bottom