Vật lí Lớp học vật lý 7

nhat010105@gmail.com

Banned
Banned
14 Tháng mười 2017
314
465
61
Quảng Nam
THCS Phan Tây Hồ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn, hôm nay mk sẽ mở một lớp học vật lý 7 cơ bản và nâng cao, các bạn tham gia nhiệt tình nhé!
CHƯƠNG I: QUANG HỌC
CHỦ ĐỀ 1
NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG

I. Một số kiến thức cơ bản

1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng

- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

2. Sự truyền ánh sáng

- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

- Đường truyền của tia sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng

clip_image001.gif
gọi là tia sáng. (Hình vẽ 1.1)

- Chùm sáng: Gồm rất nhiều tia sáng hợp thành. Hình 1.1

Ba loại chùm sáng:

+ Chùm sáng song song ( Hình vẽ 1.2a)

+ Chùm sáng hội tụ ( Hình vẽ 1.2b)

+ Chùm sáng phân kì ( Hình vẽ 1.2c)

clip_image002.gif






Hình 1.2a Hình 1.2b Hình 1.2c

3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng .

a) Bóng tối nằm ở phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

b) Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

c) Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên mặt đất.

d) Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.

II. Bài tập

1. Ví dụ

Bài tập 1:

Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào mắt ta nhận biết được có ánh sáng?

a) Ban ngày, mở mắt nhưng không thấy mặt trời.

b) Ban đêm, trong phòng kín, mở mắt và không bật đèn.

c) Ban đêm, trong phòng có ngọn nến đang cháy, mắt mở.

d) Ban ngày, trời nắng không mở mắt.
Bài tập 2:

Trong những vật sau đây, những vật nào được xem là nguồn sáng và những vật nào là vật được chiếu sáng: Mặt trời, mặt trăng, bóng đèn điện đang sáng, bóng đèn điện đang tắt, ngọn lửa, quyển sách, bông hoa, con đom đóm.
Bài tập 3:

Từ nhiều thế kỉ trước, có người quan niệm rằng: Sở dĩ mắt nhìn thấy mọi vật vì mắt có thể phát ra một loại tia đặc biệt là “tia nhìn”, khi tia này đi đến đâu, gặp vật nào thì ta có thể nhìn thấy vật đó. Tất nhiên ngày nay, người ta đã xác nhận quan niệm như vậy là sai lầm.

Em hãy lấy một ví dụ minh hoạ để khẳng định sự sai lầm đó.
Bài tập 4: Khi mua thước thẳng bằng gỗ, người ta thường đưa thước lên ngang tầm mắt để ngắm. Làm như vậy có tác dụng gì? Nguyên tắc của cách làm này đã dựa trên kiến thức vật lí nào mà em đã học?
Bài tập 5: Vì sao ta không thể nhìn được các vật ở phía sau lưng nếu ta không quay mặt lại? Hãy giải thích.
Bài tập 6: Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, quan sát thấy trên bức tường xuất hiện một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn. Hãy giải thích hiện tượng đó?
Bài tập 7:

Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của trái đất, mặt trời và mặt trăng như thế nào?
Bài tập 8:

Tại sao trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn lớn (độ sáng của một bóng đèn lớn có thể bằng độ sáng của nhiều bóng đèn nhỏ hợp lại)? Hãy giải thích.
@Nguyễn Triều Dương, @vanluc123 @moon (trưởng nhóm) @Phạm Trần Ái Ly @Haru Bảo Trâm @Bùi Thị Diệu Linh @Chu Minh Hiền
 

nhat010105@gmail.com

Banned
Banned
14 Tháng mười 2017
314
465
61
Quảng Nam
THCS Phan Tây Hồ
Chào các bạn, hôm nay mk sẽ mở một lớp học vật lý 7 cơ bản và nâng cao, các bạn tham gia nhiệt tình nhé!
CHƯƠNG I: QUANG HỌC
CHỦ ĐỀ 1
NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG


I. Một số kiến thức cơ bản

1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng

- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

2. Sự truyền ánh sáng

- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

- Đường truyền của tia sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng

clip_image001.gif
gọi là tia sáng. (Hình vẽ 1.1)

- Chùm sáng: Gồm rất nhiều tia sáng hợp thành. Hình 1.1

Ba loại chùm sáng:

+ Chùm sáng song song ( Hình vẽ 1.2a)

+ Chùm sáng hội tụ ( Hình vẽ 1.2b)

+ Chùm sáng phân kì ( Hình vẽ 1.2c)

clip_image002.gif






Hình 1.2a Hình 1.2b Hình 1.2c

3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng .

a) Bóng tối nằm ở phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

b) Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

c) Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên mặt đất.

d) Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.

II. Bài tập

1. Ví dụ

Bài tập 1:

Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào mắt ta nhận biết được có ánh sáng?

a) Ban ngày, mở mắt nhưng không thấy mặt trời.

b) Ban đêm, trong phòng kín, mở mắt và không bật đèn.

c) Ban đêm, trong phòng có ngọn nến đang cháy, mắt mở.

d) Ban ngày, trời nắng không mở mắt.
Bài tập 2:

Trong những vật sau đây, những vật nào được xem là nguồn sáng và những vật nào là vật được chiếu sáng: Mặt trời, mặt trăng, bóng đèn điện đang sáng, bóng đèn điện đang tắt, ngọn lửa, quyển sách, bông hoa, con đom đóm.
Bài tập 3:

Từ nhiều thế kỉ trước, có người quan niệm rằng: Sở dĩ mắt nhìn thấy mọi vật vì mắt có thể phát ra một loại tia đặc biệt là “tia nhìn”, khi tia này đi đến đâu, gặp vật nào thì ta có thể nhìn thấy vật đó. Tất nhiên ngày nay, người ta đã xác nhận quan niệm như vậy là sai lầm.

Em hãy lấy một ví dụ minh hoạ để khẳng định sự sai lầm đó.
Bài tập 4: Khi mua thước thẳng bằng gỗ, người ta thường đưa thước lên ngang tầm mắt để ngắm. Làm như vậy có tác dụng gì? Nguyên tắc của cách làm này đã dựa trên kiến thức vật lí nào mà em đã học?
Bài tập 5: Vì sao ta không thể nhìn được các vật ở phía sau lưng nếu ta không quay mặt lại? Hãy giải thích.
Bài tập 6: Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, quan sát thấy trên bức tường xuất hiện một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn. Hãy giải thích hiện tượng đó?
Bài tập 7:

Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của trái đất, mặt trời và mặt trăng như thế nào?
Bài tập 8:

Tại sao trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn lớn (độ sáng của một bóng đèn lớn có thể bằng độ sáng của nhiều bóng đèn nhỏ hợp lại)? Hãy giải thích.
@Nguyễn Triều Dương, @vanluc123 @moon (trưởng nhóm) @Phạm Trần Ái Ly @Haru Bảo Trâm @Bùi Thị Diệu Linh @Chu Minh Hiền
Ế quá, kiểu này dọn nhà mất :(
Bài tập 1:

Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào mắt ta nhận biết được có ánh sáng?

a) Ban ngày, mở mắt nhưng không thấy mặt trời.

b) Ban đêm, trong phòng kín, mở mắt và không bật đèn.

c) Ban đêm, trong phòng có ngọn nến đang cháy, mắt mở.

d) Ban ngày, trời nắng không mở mắt.

Hướng dẫn
a) Các trường hợp mắt nhận biết được ánh sáng:

+ Ban ngày, mở mắt nhưng không thấy mặt trời.Chú ý rằng không nhìn thấy mặt trời không có nghĩa là không có ánh sáng.

+ Ban đêm, trong phòng có ngọn nến đang cháy, mắt mở.

b) Các trường hợp mắt không nhận biết được ánh sáng.

+ Ban đêm, trong phòng kín, mở mắt và không bật đèn.

+ Ban ngày, trời nắng không mở mắt.

Bài tập 2:

Trong những vật sau đây, những vật nào được xem là nguồn sáng và những vật nào là vật được chiếu sáng: Mặt trời, mặt trăng, bóng đèn điện đang sáng, bóng đèn điện đang tắt, ngọn lửa, quyển sách, bông hoa, con đom đóm.

Hướng dẫn
a) Những vật được xem là nguồn sáng : Mặt trời, bóng đèn điện đang sáng, ngọn lửa, con đom đóm.

b) Những vật được chiếu sáng: Mặt trăng, bóng đèn điện đang tắt, quyển sách, bông hoa.

Bài tập 3:

Từ nhiều thế kỉ trước, có người quan niệm rằng: Sở dĩ mắt nhìn thấy mọi vật vì mắt có thể phát ra một loại tia đặc biệt là “tia nhìn”, khi tia này đi đến đâu, gặp vật nào thì ta có thể nhìn thấy vật đó. Tất nhiên ngày nay, người ta đã xác nhận quan niệm như vậy là sai lầm.

Em hãy lấy một ví dụ minh hoạ để khẳng định sự sai lầm đó.

Hướng dẫn
Sở dĩ ta nhìn thấy một vật là do ánh sáng từ vật đó chiếu vào mắt. Theo quan niệm về “tia nhìn” thì lẽ ra trong đêm tối, không có ánh sáng ta vẫn có thể nhìn thấy các vật,vì lúc đó vẫn tồn tại tia nhìn. Tuy nhiên thực tế không cho thấy điều đó. Khi bật điện ta mới có thể nhìn thấy mọi vật, như vậy khái niệm về “tia nhìn” là một khái niệm sai lầm.

Bài tập 4: Khi mua thước thẳng bằng gỗ, người ta thường đưa thước lên ngang tầm mắt để ngắm. Làm như vậy có tác dụng gì? Nguyên tắc của cách làm này đã dựa trên kiến thức vật lí nào mà em đã học?

Hướng dẫn
Việc nâng thước lên để ngắm mục đích là để kiểm tra xem thước có thẳng hay không. Nguyên tắc của cách làm này dựa trên định luật truyền thẳng của ánh sáng.

Bài tập 5: Vì sao ta không thể nhìn được các vật ở phía sau lưng nếu ta không quay mặt lại? Hãy giải thích.

Hướng dẫn
Ta chỉ có thể nhìn thấy một vật nếu có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. Những vật ở phía sau lưng có thể là những vật tự phát sáng và cũng có thể là những vật nhận được ánh sáng từ các nguồn khác, nhưng ánh sáng này truyền trong không khí theo đường thẳng nên không thể truyền tới mắt ta được do đó ta không thể nhìn thấy. khi quay mặt lại, ánh sáng có thể truyền trực tiếp tới mắt ta làm cho mắt nhìn được vật.

Bài tập 6: Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, quan sát thấy trên bức tường xuất hiện một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn. Hãy giải thích hiện tượng đó?

Hướng dẫn
Bàn tay chắn giữa ngọn dền và bức tường đóng vai trò là vật chắn sáng, trên tường (đóng vai trò là màn) sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Hình dạng của bóng tối và bóng nửa tối giống bàn tay là do các tia sáng truyền theo đường thẳng.

Bài tập 7:

Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của trái đất, mặt trời và mặt trăng như thế nào?

Hướng dẫn

Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực: Trái đất, mặt trời và mặt trăng nằm trên cùng một đường thẳng.

Trong hiện tượng nhật thực: Mặt trăng nằm trong khoảng giữa trái đất và mặt trời.

Trong hiện tượng nguyệt thực: trái đất nằm trong khoảng giữa mặt trăng và mặt trời.

Bài tập 8:

Tại sao trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn lớn (độ sáng của một bóng đèn lớn có thể bằng độ sáng của nhiều bóng đèn nhỏ hợp lại)? Hãy giải thích.

Hướng dẫn

Việc lắp đặt bóng đèn thắp sáng trong các lớp học phải thoả mãn các yêu cầu: Phải đủ độ sáng cần thiết, học sinh ngồi ở dưới không bị chói khi nhìn lên bảng đen, tránh các bóng tối và bóng nửa tối trên trang giấy mà tay học sinh khi viết có thể tạo ra.

Trong ba yêu cầu trên, nếu dùng một bóng đèn lớn chỉ có thể thoả mãn yêu cầu thứ nhất mà không thoả mãn được hai yêu cầu còn lại, do vậy phải dùng nhiều bóng đèn lắp ở những vị trí thích hợp để thoả mãn được cả ba yêu cầu trên.
@Nguyễn Triều Dương, @vanluc123 @moon (trưởng nhóm) @Phạm Trần Ái Ly @Haru Bảo Trâm @Bùi Thị Diệu Linh @Chu Minh Hiền
 
  • Like
Reactions: Tên để làm gì

Chu Minh Hiền

Học sinh tiến bộ
Thành viên
3 Tháng ba 2017
705
312
229
19
~Thế Giới Phép Thuật ~
Bài tập 1:

Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào mắt ta nhận biết được có ánh sáng?

a) Ban ngày, mở mắt nhưng không thấy mặt trời.

b) Ban đêm, trong phòng kín, mở mắt và không bật đèn.

c) Ban đêm, trong phòng có ngọn nến đang cháy, mắt mở.


d) Ban ngày, trời nắng không mở mắt.

Bài tập 2:

Trong những vật sau đây, những vật nào được xem là nguồn sáng và những vật nào là vật được chiếu sáng: Mặt trời, mặt trăng, bóng đèn điện đang sáng, bóng đèn điện đang tắt, ngọn lửa, quyển sách, bông hoa, con đom đóm.
mặt trăng . bóng đèn điện đang tắt, quyển sách, bông hoa,

Bài tập 3:

Từ nhiều thế kỉ trước, có người quan niệm rằng: Sở dĩ mắt nhìn thấy mọi vật vì mắt có thể phát ra một loại tia đặc biệt là “tia nhìn”, khi tia này đi đến đâu, gặp vật nào thì ta có thể nhìn thấy vật đó. Tất nhiên ngày nay, người ta đã xác nhận quan niệm như vậy là sai lầm.

Em hãy lấy một ví dụ minh hoạ để khẳng định sự sai lầm đó.
Sở dĩ ta nhìn thấy một vật là do ánh sáng từ vật đó chiếu vào mắt. Theo quan niệm về “tia nhìn” thì lẽ ra trong đêm tối, không có ánh sáng ta vẫn có thể nhìn thấy các vật,vì lúc đó vẫn tồn tại tia nhìn. Tuy nhiên thực tế không cho thấy điều đó. Khi bật điện ta mới có thể nhìn thấy mọi vật, như vậy khái niệm về “tia nhìn” là một khái niệm sai lầm


Bài tập 4: Khi mua thước thẳng bằng gỗ, người ta thường đưa thước lên ngang tầm mắt để ngắm. Làm như vậy có tác dụng gì? Nguyên tắc của cách làm này đã dựa trên kiến thức vật lí nào mà em đã học?
kiểm tra xem thước có thẳng hay không. Nguyên tắc của cách làm này dựa trên định luật truyền thẳng của ánh sáng.

Bài tập 5: Vì sao ta không thể nhìn được các vật ở phía sau lưng nếu ta không quay mặt lại? Hãy giải thích.
Ta chỉ có thể nhìn thấy một vật nếu có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. Những vật ở phía sau lưng có thể là những vật tự phát sáng và cũng có thể là những vật nhận được ánh sáng từ các nguồn khác, nhưng ánh sáng này truyền trong không khí theo đường thẳng nên không thể truyền tới mắt ta được do đó ta không thể nhìn thấy. khi quay mặt lại, ánh sáng có thể truyền trực tiếp tới mắt ta làm cho mắt nhìn được vật.

Bài tập 6: Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, quan sát thấy trên bức tường xuất hiện một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn. Hãy giải thích hiện tượng đó?

Bàn tay chắn giữa ngọn dền và bức tường đóng là vật chắn sáng, trên tường ( là màn chan ) sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Hình dạng của bóng tối và bóng nửa tối giống bàn tay là do các tia sáng truyền theo đường thẳng.

Bài tập 7:

Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của trái đất, mặt trời và mặt trăng như thế nào?

nhật thực: mặt trời - mặt trăng - trái đất

nguyệt thực:mặt trời - trái đất - mặt trăng


Bài tập 8:

Tại sao trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn lớn (độ sáng của một bóng đèn lớn có thể bằng độ sáng của nhiều bóng đèn nhỏ hợp lại)? Hãy giải thích.

đểhọc sinh ngồi ở dưới không bị chói khi nhìn lên bảng đen, tránh các bóng tối và bóng nửa tối trên trang giấy mà tay học sinh khi viết có thể tạo ra.
 

nhat010105@gmail.com

Banned
Banned
14 Tháng mười 2017
314
465
61
Quảng Nam
THCS Phan Tây Hồ
Bài tập áp dụng





Bài tập 1:

Khi ánh sáng chiếu vào các vật, hầu hết ta thấy các vật đó sáng lên, nhưng với một số vật ta không nhìn thấy chúng sáng lên mà lại có màu đen. Hãy giải thích vì sao vậy?

Bài tập 2:

Ban đêm, nhìn lên bầu trời ta thấy nhiều vì sao lấp lánh. Có phải tất cả chúng đều là nguồn sáng (vật tự phát ra ánh sáng) không? Tại sao?

Bài tập 3:

Mắt có thể nhìn rõ những vật đặt phía sau tấm kính mỏng, nhưng nếu tấm kính càng dày thì càng khó nhìn. Khi tấm kính dày đến một mức nào đó thì mắt không thể nhìn được những vật đặt phía sau. Hãy giải thích vì sao như vậy? chú ý rằng tấm kính vẫn là vật trong suốt.

Bài tập 4:

Trên mái nhà lợp bằng tôn, nếu có một lỗ thủng nhỏ thì vào buổi trưa, ta thấy rất rõ những chùm tia sáng hẹp xuyên qua lỗ tôn chiếu xuống nền nhà. Nhờ đâu ta có thể thấy rõ như vậy?

Bài tập 5:

Trong đêm tối, nếu ta bật một que diêm cháy sáng thì lập tức ta có thể nhìn thấy các vật gần đó. Vậy có phải ánh sáng đã truyền đi một cách tức thời không? Hãy tìm hiểu và giải thích?

Bài tập 6:

Khi ngồi trước bếp lửa, qua phần không khí bên trên ngọn lửa ta nhìn thấy những vật ở phía sau, chúng có vẻ “lung linh” không được rõ nét. Giải thích vì sao lại như vậy?

Bài tập 7: Vào mùa hè, khi đi ôtô trên mặt đường nhựa, nhìn phía xa trên mặt đường ta có cảm giác như mặt đường có nước. Em hãy giải thích hiện tượng trên?

Bài tập 8: Một học sinh cho rằng, khi xảy ra hiện tượng nhật thực, thì tất cả mọi người đứng trên trái đất đều có thể quan sát được. Theo em nói như thế có đúng không, tại sao?
 

realme427

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
5 Tháng chín 2017
1,650
3,717
524
Quảng Nam
THCS Lê Đình Dương
Bài tập 1: câu C
Bài tập 2: Nguồn sáng: Mặt trời, bóng đèn điện đang sáng, ngọn lửa, con đom đóm.
Vật hắt lại ánh sáng( theo mình là vậy đúng hơn): Mặt trăng, bóng đèn đang tắt, quyển sách, bông hoa.
Bài tập 3: Ví dụ chứng minh: ta vào phòng kín, tắt đèn=> mắt ta không nhìn thấy được.
Bài tập 4: Người ta làm vậy vì để xem thử thước có thẳng hay không và dựa vào định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Bài tập 5: Vì ánh sáng từ vật đó không truyền vào mắt ta vì ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Bài tập 6: Hình dạng đó là hình dạng của bóng tối và bóng nửa tối.
Bài tập Bảy: Nhật Thực : M Trời , trái đất và mặt trăng nằm trên đường thẳng, Mặt trăng nằm giữa
Nguyệt thực: M Trời , trái đất và mặt trăng nằm trên đường thẳng, TĐ nằm giữa.
Bài tập 8: Vì để cho HS học không bị chói, cung cấp đủ ánh sáng cho HS học.
 
Top Bottom