Lớp học đạo đức, cách làm người và suy nghĩ. :D

P

poro_poro

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lớp học online.
Hãy cùng tham gia lớp học online này. Lớp học sẽ giúp bạn trưởng thành hơn và giúp bạn có một lối sống hoàn hảo.

Thời gian :
Các buổi sáng và tối. Mọi ngày.
Đang tuyển thầy, ai làm thầy dạy vào liền hệ: poro_poro.
 
P

phalaibuon

đúng thế nên chuyển sang box giáo dục đức trí

plb đang kí 1 chân thư kí kiêm cố vấn ( chỉ cố những vấn đề nhỏ )

:)


thời gian thì nên là 2 hoặc 3 buổi tối / tuần là đc

vì đâu phải ai cũng rảnh rỗi đâu
 
C

congchualolem_b

Đóng góp

Lớp học cần tổ chức chặt chẽ, có mục đích và chủ đề thảo luận, nếu ai spam sẽ bị xóa bài thẳng tay. Đây là những bài học bổ ích về cách làm người, hi vọng sẽ có nhiều bài học dành cho tất cả học sinh của hocmai. Chân thành cám ơn pro_pro và phalaibuon đã nhiệt tình tham gia, mong các bạn sẽ ủng hộ và thảo luận sôi nổi. Thân ái:)
 
C

congchualolem_b

Cùng suy tưởng về lí tưởng sống của con người

Gớt nói phải hành động. Lênin thì đòi hỏi phải ước mơ. Vậy Gớt đúng hay Lênin đúng, hay cả hai đều đúng?

Câu chuyện tình cờ nhưng gợi nhiều suy tưởng. Tối 24/3 vừa rồi, trong căn phòng hẹp tại TP.HCM của cô giáo T. có cuộc hội ngộ thú vị giữa thầy và trò lớp 10C một trường ở Hà Nội do cô làm chủ nhiệm sau 45 năm xa cách, kể từ 1964. Cô giáo và thầy giáo đã quá cái tuổi "xưa nay hiếm", tóc đã bạc trắng, còn học trò thì cũng đã lên chức ông nội, bà ngoại cả. Gặp nhau sau gần nửa thế kỷ, mừng mừng, tủi tủi.

S., đại tá quân đội đã về hưu, nhận được điện thoại của trưởng lớp gọi, đã đứng ngồi không yên chờ vợ về để trao ngay cháu ngoại cho bà giữ, để rồi phóng vội từ Biên Hòa về kịp dự cuộc hội ngộ. Ph., Nh., BT., Đ… vẫn phong cách đảm đang của những nữ sinh Hà Nội, khệ nệ mang những túi thức ăn chuẩn bị sẵn đến nhà cô giáo, ríu rít "quát" các bạn nam H., T. khẩn trương bưng bê dọn bàn. Chuyện đang nở như ngô rang bỗng trầm hẳn xuống khi nhắc đến hai bạn C. và N. đã yên nghỉ trên nghĩa trang Trường Sơn.

Tế nhị và kín đáo làm loãng bớt đi bầu không khí trầm lắng, cô T. nhắc đến câu thơ mà cả lớp 10C từng ngồi im như tượng trong buổi thầy T. lên lớp: "...Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội/Những phố dài xao xác hơi may/Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy...".

Rồi bàn tiệc lặng đi khi S. lên tiếng: "Dạo ấy thầy là thần tượng của chúng em. Buổi thầy trình bày về Paven Coocsaghin trong "Thép đã tôi thế đấy" cả lớp nuốt từng lời. Và rồi sau đó, chính câu thơ thầy giảng trên lớp: "Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy/Thì xa xôi gấp mấy cũng lên đường/Sống ở thủ đô mà dạ để mười phương...", đã giục giã em vào bộ đội".

Cô T. còn gợi chuyện một học sinh gặp cô sau 15 năm trụ bám trên Tây Bắc, đã phàn nàn về cái "thời ấu trĩ" sống ở thủ đô mà dạ để mười phương ấy khiến cho giờ đây mình bị thua chúng kém bạn về bằng cấp, về cuộc sống.

Người thầy giáo trầm ngâm khẽ hỏi học trò: "Các em nghĩ thế nào về cái thời gọi là "ấu trĩ" ấy?".

H. - nhà doanh nghiệp thành đạt trả lời không chút ngập ngừng: "Xin thưa thật với cô, với thầy, quả là dạo ấy chúng em cũng có những cái lướng vướng, nhưng điều phải khẳng định là chúng em biết đó là cái cần hướng tới, và đó chính là cái làm cho chúng em không bị gục ngã. Ấu trĩ thì quả là có, nhưng đẹp cô ạ". Nh. thì dịu dàng hơn: "Nhưng chính nhờ cái ấu trĩ đẹp của một thời ấy đã khiến cho chúng em đôi lúc biết phẫn nộ và thất vọng trước sự "tỉnh táo và thực dụng" của những người nói một đằng làm một nẻo, nhờ nó chúng em có thể đàng hoàng ngẩng cao đầu và không hổ thẹn khi khuyên dạy con cháu của chúng em"...

Người thầy giáo trầm giọng nói với học trò mà như nói với chính mình: "Phải thấy cho ra cái "ấu trĩ" thì mới hiểu rõ được ý nghĩa của việc vượt qua cái "ấu trĩ" ấy". Một cuộc thám hiểm thật sự không phải ở chỗ tìm kiếm những vùng đất mới, mà ở chỗ cần có đôi mắt mới. Có đôi mắt mới sẽ nhìn ra được vẻ đẹp thật sự của lý tưởng mà chúng ta theo đuổi với nhận thức sâu sắc rằng một cuộc sống không có lý tưởng là một cuộc sống mù lòa. Lý tưởng đó là lý tưởng vĩ đại mà vì nó, bao thế hệ Việt Nam đã phải ngã xuống để đất nước đứng dậy. Lý tưởng đó được Bác Hồ ghi trong di chúc: Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh.

Câu chuyện tạm dừng lại với một câu hỏi đặt ra: Thầy ơi, em vẫn nhớ câu hỏi thầy gợi ra từ dạo ấy: Gớt nói phải hành động. Lênin thì đòi hỏi phải ước mơ. Vậy Gớt đúng hay Lênin đúng, hay cả hai đều đúng?

Vâng, phải biết ước mơ, song ước mơ chỉ có ý nghĩa khi nó giục giã con người hành động. Lý tưởng chỉ đẹp khi bằng hành động cụ thể và thiết thực để lý tưởng không chỉ là một lời xưng tụng.


Theo Thanh niên
 
T

trang14

Gớt nói phải hành động. Lênin thì đòi hỏi phải ước mơ. Vậy Gớt đúng hay Lênin đúng, hay cả hai đều đúng?
Nếu chỉ có ước mơ mà vẫn chây lì, dậm chân tại chỗ để mà ngắm nhìn cái ước mơ đấy thì ước mơ vẫn chỉ là ước mơ.
Nếu không có ước mơ, không có lí tưởng và mục đích mà hành động một cách vô định hướng thì hành động ấy sẽ trở nên vô nghĩa.
Tóm lại:
Ước mờ và hành động luôn phải đi kèm, song song với nhau.
=> Cả Gớt và Lênin đều không đúng hoàn toàn, hai người này mới chỉ đưa ra ý kiến về góc độ nào đó.
 
Y

yurihoa

yuri cũng tham gia vào lớp học bổ ích này nhé!
Gớt nói phải hành động. Lênin thì đòi hỏi phải ước mơ. Vậy Gớt đúng hay Lênin đúng, hay cả hai đều đúng?
yuri nghĩ cả 2 câu nói trên đều có điểm đúng
Sống phải có ước mơ vì ước mơ là động lực là niềm tin niềm hy vọng để giúp ta thành công trong công việc. Nhưng chỉ có ước mơ chỉ có suy nghĩ thì vẫn chưa đủ. Bởi nếu ước mơ chỉ ở mãi trong đầu mà hok dùng hành động để đưa ước mơ đó thành hiện thực thì ước mơ đó trở nên vô nghĩa.
 
C

chungtinh_4311

hic hic nếu ước mọi ngừoi không có ước mơ chắc chết hết luôn(vì không có mục đích sống)
nhưng ngược lại mơ ước hơi to hoặc khó thực hiện vậy thì xa thực tế
vì vậy cho tui đăng kí 1 chân trong lớp hoc này nhá
tên :nguyễn công yên
lớp:12
nick:mongquaylaituoitho_yeuem
 
C

congchualolem_b

Ai trên thế giới này khi đã sống không thể không có ước mơ, ước mơ là mục tiêu của cuộc sống, dù bạn đang làm gì, đang học gì, đang có hoàn cảnh sống thế nào hay ở trong bất cứ trường hợp nào bạn cũng có một ước mơ nuôi trong lòng. Dường như con người ta từ khi sinh ra đã mang sẵn một ước mơ trong lòng, khi còn bé ta vẫn mơ ước thành ngùơi lớn, khi lớn lên ta lại muốn mình học giỏi, trưởng thành thì lại mong thành đạt trong cuộc sống và có nhiều bạn bè, người thân được hạnh phúc...Dù là nhỏ hay lớn thì ước mơ vẫn luôn là động lực cho mỗi con người tiến lên, đó là sự khao khát, là ước vọng, là ý chí mãnh liệt, là nguồn sức mạnh rất lớn lôi kéo ta trở lại với chính mình mỗi khi khó khăn đánh gục.
Ai khi đã sống cũng hành động, bạn đang đánh máy, đang ăn, đang học, đang đi...đều là hành động. Hành động là phương thức để thực hiện ước mơ của bạn. Hành động cần có cái gọi là mục tiêu, hành động mà không có chủ đích thì hành động đó vô nghĩa và không mang lại lợi ích gì cả. Ngược lại, có ước mơ, có khát vọng mà không hành động thì đó chỉ là mảnh rác vứt ở xó nhà, nó không thể làm được gì mà chỉ bất lực, nhiều khi nản lòng mà đâm ra trách đời.
Hai yếu tố trên bổ trợ cho nhau và làm hoàn thiên nhau, nếu ghép lại thì phải nói là: "sống là ước mơ và hành động".
Nếu đã vậy, theo các bạn giữa ước mơ và hành động, cái nào nên có trước, cái nào có sau?
 
T

trang14

Nếu đã vậy, theo các bạn giữa ước mơ và hành động, cái nào nên có trước, cái nào có sau?
Nếu ước mơ trước mới hành động sau thì cái hành động ấy sẽ bị coi là chậm chạp => khó có thể hoàn thiện được ước mơ một cách tốt nhất =.=
Nếu hành động trước mà ước mơ sau thì liệu cái ước mơ đấy có phù hợp với những hành động không định hướng trước đó không?
Theo trang14 thì ước mơ và hành động phải luôn đi song song với nhau :D


@ cho em tham gia lớp này với :):):)
 
H

ha_nghi

Mình nghĩ cái này rất khó nói, hành động hay ước mơ đi trước? theo mình cái gì cũng có cội nguồn, và để xác định chính xác hành động thì ước mơ cần bắt đầu trước. Từ đó hành động sẽ giúp hoàn thiện ước mơ và tạo nền tảng cho ước mơ phát triển mà đi lên tầm cao mới. Nếu nói đi song song như trang14 cũng không thỏa mãn vì nó đâu có nguồn cội.
 
T

trang14

Mình nghĩ cái này rất khó nói, hành động hay ước mơ đi trước? theo mình cái gì cũng có cội nguồn, và để xác định chính xác hành động thì ước mơ cần bắt đầu trước. Từ đó hành động sẽ giúp hoàn thiện ước mơ và tạo nền tảng cho ước mơ phát triển mà đi lên tầm cao mới. Nếu nói đi song song như trang14 cũng không thỏa mãn vì nó đâu có nguồn cội.

Theo trang14 thì chính vì hành động giúp hoàn thiện ước mơ nên trước khi thực hiện những hành động ấy cần phải có định hướng, ước mơ rõ ràng.
Nếu bạn nói hàng động đi trước thif những hành động được thực hiện khi không có ước mơ sẽ chỉ là những hành động theo bản năng và không định hướng.
Do đó ước mơ được thực hiện liệu có trọn vẹn và hoàn thiện không?
 
Y

yurihoa

Nếu đã vậy, theo các bạn giữa ước mơ và hành động, cái nào nên có trước, cái nào có sau?
-Theo yuri thì ước mơ và hành động có thể có trước hoặc sau đôi khi đi song song với nhau tuy` trường hợp
Ví dụ
-Ước mơ có trước là nghị lực và là nền tản của hành động
-Ước mơ cũng có thể có sau vì đôi khi ta làm một hành động ji` đó mà hok có một kết quả tốt lúc đó ta sẽ ước là phải chăng hành động đó thành công thì hay bik mấy--> từ đó ước mơ sẽ giúp ta luôn nổ lực vượt wa thất bại trước mắt để đi đến thành công mai sau
-Ước mơ và hành động cũng có thể song hành với nhau bởi có đôi lúc ta có ước mơ và lập tức ngay sau khi ước mơ vừa hiển hiện trong đầu thì ta hành động để thực hiện ước mơ đó
Yuri nghĩ như vậy hok bik đúng hok mấy bạn cho ý kiến nha
 
H

ha_nghi

Theo trang14 thì chính vì hành động giúp hoàn thiện ước mơ nên trước khi thực hiện những hành động ấy cần phải có định hướng, ước mơ rõ ràng.
Nếu bạn nói hàng động đi trước thif những hành động được thực hiện khi không có ước mơ sẽ chỉ là những hành động theo bản năng và không định hướng.
Do đó ước mơ được thực hiện liệu có trọn vẹn và hoàn thiện không?

Ý của Nghi là ước mơ tạo nền tảng cho hành động, là cái đi trước, bạn đọc không kĩ bài rồi đó. Hành động trước mà không có chủ đích thì làm sao thành công được. Hành động như congchualolem nói là phương thức thực hiện ước mơ, còn ước mơ là nền tảng của hành động. Tui thấy hai chữ ước mơ đi trước là đúng hơn.
 
T

trang14

nhưng theo trang14 thì nếu ước mơ đi trước rồi mới hành động sau thì liệu những hành động ấy có quá chậm chạp so với thời đại không bạn? Liệu ước mơ có trọn vẹn, hoàn thiện không hay ước mơ vẫn chỉ là ước mơ?
Vẫn giữ quan điểm cũ: Ước mơ và hành động luôn đi song song với nhau ^^!
 
H

ha_nghi

Ước mơ đi trước là nền tảng, và nó chỉ lạc hậu khi hành động kO kịp thời cũng như ước mơ đó vốn kO kịp thời đại. Như ước mơ Hòa bình thế giới đó, đã từ lâu xuất hiện rồi, nó nảy ra trong đầu Noben, nó bắt nguồn cho giải thưởng Noben và cho những thành tựu khoa học của ông, giờ đây người ta vẫn dựa trên ước mơ đó mà phấn đấu và hành động nhưng nó vẫn đã lạc hậu đâu?
 
C

chungtinh_4311

Ai trong mỗi chúng ta, dù ít hay nhiều , tất cả đều có một lần mơ ước.Có những ước mơ thật bình dị, nhưng cũng có nhưng ước mơ không giản dị chút nào .
Cuộc sống nếu không có ước mơ thì thật buồn tẻ,ước mơ giúp chúng ta sống có mục đích.Mình đã đọc ở đâu đó 1 tác giả viết " Ước mơ giống như ngọn Hải đăng , chúng ta là những con thuyền giữa biển bao la.Ngọn hải đăng thắp sáng giúp cho con thuyền của chúng ta đi được đến bờ mà không bị mất phương hướng".
Hồi nhỏ mình rất thích đọc sách,và mình đã mơ được làm người cho mượn sách trong thư viện, để được đọc sách thoải mái . Lớn lên mình mơ ước sẽ trở thành một nhà văn,( ước mơ không giản dị chút nào phải không các bạn ?? ), nhưng mình vẫn dám và sẽ ước mơ nhiều nữa.
Các bạn có những ước mơ gì??? Hãy viết ra cho mọi người cùng đọc nha.
 
Last edited by a moderator:
T

trang14

@ha_nghi:có lẽ bạn đã không đọc kĩ bài của mình ^^
ước mơ không bao giờ là lạc hậu vì ước mơ nó là "ước mơ "mà
Cái lạc hậu ở đây là cái hành động được thực hiện một cách chậm chạp so với thời đại,vì cái hành động đó luôn phải lẽo đẽo bám theo sau gót của ước mơ ^^
Nếu Acsimet không hành động ( ngồi trong chậu tắm :D) mà chỉ có ngồi mà ước mơ thì có lẽ sẽ không có cái định luật mà ai cũng biết là gì ý nhỉ ^^
 
Y

yurihoa

Nhưng cũng có thể nếu ước mơ không đi trước hành động vài bước thì làm sao ta có thể bik ta nên hành động như thế nào để phù hợp với mơ ước của bản thân
hành động sẽ hok bao giờ lạc hậu nếu ta bik hướng hành động vào ước mơ vào mục đích.Hành động chỉ thật sự lạc hậu khi nó hok phù hợp với ước mơ.
 
C

congchualolem_b

Các bạn tiếp tục đưa ra ý kiến đi, vừa đưa ý kiến vừa có dẫn chứng sẽ thuyết phục hơn đó. Mình thấy các bạn nói ai cũng có ý đúng cả.

Trang14: nếu bạn muốn tham gia thì đăng kí với pro_pro, em ấy là người đề xướng và là chỉ đạo đó.
 
P

phalaibuon

Hai yếu tố trên bổ trợ cho nhau và làm hoàn thiên nhau, nếu ghép lại thì phải nói là: "sống là ước mơ và hành động".
Nếu đã vậy, theo các bạn giữa ước mơ và hành động, cái nào nên có trước, cái nào có sau?



ước mơ và hành động

theo plb thì nó đj liền nhau

hành động tạo lập nên ước mơ

ước mơ là đích đến của hành động

cũng giống như học và hành phải đj liền với nhau

ko thể tách rời

nếu như tách từng cái ra 1 thì sẽ mất đj ý nghĩa thực sự của nó
 
Top Bottom