Hóa [Lớp 9] Xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ

donald trump

Học sinh
Thành viên
21 Tháng bảy 2017
177
45
36
21
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp 2 hidrocacbon A, B ta thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 15,14 g trong đó oxi chiếm 77,15%. Xác định các công thức phân tử có thể có của A, B. Biết rằng mạch cacbon hở và trong phân tử không chứa quá một liên kết ba hoặc hai liên kết đôi.
Bài 2: Đốt cháy 2 hidrocacbon mạch hở cùng công thức tổng quát (có số liên kết pi[tex]\leq 2[/tex]) bằng lượng oxi vừa đủ thu được 22,1 g sản phẩm. Hấp thụ sản phẩm vào 400 g dung dịch NaOH thu được 2 muối có số mol bằng nhau và có nồng độ là 3,98% và 5,02%. Xác định công thức chung của dãy đồng đẳng. Xác định CTPT mỗi hidrocacbon biết chúng hơn kém nhau 2 nguyên tử C.
Bài 3: Cho hỗn hợp A gồm 3 hidrocacbon ở thể khí X, Y, Z thuộc 3 dãy đồng đẳng và hỗn hợp B gồm O2 và O3. Trộn A và B theo tỉ lệ thể tích V A:V B=1,5:3,2 rồi đốt cháy. Hỗn hợp sau phản ứng thu được chỉ gồm CO2 và hơi H2O có tỉ lệ thể tích V CO2:V hơi H2O=1,3:1,2
a. Tính tỉ khối của hỗn hợp A so với hidro biết dB/H2=19
b. Xác định CTPT của X,Y, Z biết rằng khi cho 1,5 lít hỗn hợp A lần lượt đi chậm qua bình 1 đựng lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, bình 2 đựng nước Brom dư thì có 0,4 lít khi đi ra. Trong bình 1 tạo thành 6,4286 g kết tủa bạc axetilua, bình 2 bị nhạt màu. Các thể tích khí đo ở đktc.
Anh @Hồng Nhật giúp em
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
26
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp 2 hidrocacbon A, B ta thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 15,14 g trong đó oxi chiếm 77,15%. Xác định các công thức phân tử có thể có của A, B. Biết rằng mạch cacbon hở và trong phân tử không chứa quá một liên kết ba hoặc hai liên kết đôi.
mO = 15,14.77,15% ~ 11,68g => nO = 0,73
Bảo toàn O: nO2 = 0,73/2 = 0,365 mol
BTKL: m(A,B) + 0,365.32 = 15,14 => m(A,B) = ...
=> M(A,B) = ...
gọi x,y là số mol CO2 và H2O
44x+18y=15,14
2x+y=0,73
=> x=0,25; y=0,23
do nCO2>nH2O nên A hoặc B là ankin (hoặc ankadien), có M(A,B) => các công thức của A,B
Bài 2: Đốt cháy 2 hidrocacbon mạch hở cùng công thức tổng quát (có số liên kết pi≤2≤2\leq 2) bằng lượng oxi vừa đủ thu được 22,1 g sản phẩm. Hấp thụ sản phẩm vào 400 g dung dịch NaOH thu được 2 muối có số mol bằng nhau và có nồng độ là 3,98% và 5,02%. Xác định công thức chung của dãy đồng đẳng. Xác định CTPT mỗi hidrocacbon biết chúng hơn kém nhau 2 nguyên tử C.
gọi a là số mol CO2, x là số mol Na2CO3 và NaHCO3
có:
106x/(400+44a) = 5,02%
84x/(400+44a) = 3,98%
mặc khác, có a=2x (bảo toàn C)
=> a và x
có a => mCO2 => mH2O = 22,1-mCO2
bảo toàn O: nO2 = (2nCO2+nH2O)/2
BTKL: m(hidrocacbon) = mCO2+mH2O-mO2
nếu là nCO2>nH2O => n(h.c) = nCO2-nH2O và ngược lại
M(h.c) = m/n =
có M, lại cho 2 hidrocacbon hơn kém nhau 2C => CTPT
Bài 3: Cho hỗn hợp A gồm 3 hidrocacbon ở thể khí X, Y, Z thuộc 3 dãy đồng đẳng và hỗn hợp B gồm O2 và O3. Trộn A và B theo tỉ lệ thể tích V A:V B=1,5:3,2 rồi đốt cháy. Hỗn hợp sau phản ứng thu được chỉ gồm CO2 và hơi H2O có tỉ lệ thể tích V CO2:V hơi H2O=1,3:1,2
a. Tính tỉ khối của hỗn hợp A so với hidro biết dB/H2=19
b. Xác định CTPT của X,Y, Z biết rằng khi cho 1,5 lít hỗn hợp A lần lượt đi chậm qua bình 1 đựng lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, bình 2 đựng nước Brom dư thì có 0,4 lít khi đi ra. Trong bình 1 tạo thành 6,4286 g kết tủa bạc axetilua, bình 2 bị nhạt màu. Các thể tích khí đo ở đktc.
làm tương tự 2 bài trên nha, người ta cho cái gì thì dùng cái đó, phải luôn nhớ bảo toàn O và BTKL
 
  • Like
Reactions: Lý Dịch

phamthimai146

Học sinh xuất sắc
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
18 Tháng năm 2012
6,471
5,266
1,049
30
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp 2 hidrocacbon A, B ta thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 15,14 g trong đó oxi chiếm 77,15%. Xác định các công thức phân tử có thể có của A, B. Biết rằng mạch cacbon hở và trong phân tử không chứa quá một liên kết ba hoặc hai liên kết đôi.

CnH2n+2-2k1 x mol và CmH2m+2-2k2. y mol ==> x + y = 0,05. (1)
Gọi a, b là mol CO2, H2O: 44a + 18b = 15,14
mO = 15,14*0,7715 => mol O = 2a + b = 0,73
==> a = nx + my = 0,25. (2)
và b = x(n+1-k1) + y(m+1-k2) = 0,23
==> xk1 + yk2 = 0,07. (3)
Số liên kết pi trung bình = 0,07/0,05 = 1,4
Giả sử => k1 < 1,4 < k2 ==> k2 = 2 và k1 = 0 hoặc 1

TH1: với k1 = 0 và k2 = 2
(3) => y = 0,035 , (1) => x = 0,015
(2) => 0,015n + 0,035m = 0,25 => 3n + 7m = 50 ==> n = m = 5
Cặp C5H12 và C5H8

TH2: với k1 = 1 và k2 = 2
(3) và (1) => x = 0,03 và y = 0,02
(2) => 0,03n + 0,02m = 0,25 => 3n + 2m = 25
=> cặp 1 : n = 3 và m = 8 ==> C3H6 và C8H14
=> cặp 2 : n = m = 5 ==> C5H10 và C5H8
=> cặp 3 : n = 7 và m = 2 ==> C7H14 và C2H2
 

phamthimai146

Học sinh xuất sắc
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
18 Tháng năm 2012
6,471
5,266
1,049
30
Bài 2: Đốt cháy 2 hidrocacbon mạch hở cùng công thức tổng quát (có số liên kết pi≤2≤2\leq 2) bằng lượng oxi vừa đủ thu được 22,1 g sản phẩm. Hấp thụ sản phẩm vào 400 g dung dịch NaOH thu được 2 muối có số mol bằng nhau và có nồng độ là 3,98% và 5,02%. Xác định công thức chung của dãy đồng đẳng. Xác định CTPT mỗi hidrocacbon biết chúng hơn kém nhau 2 nguyên tử C.

gọi a là số mol CO2, x là số mol Na2CO3 và NaHCO3
có:
106x/(400+44a) = 5,02%
84x/(400+44a) = 3,98%
mặc khác, có a=2x (bảo toàn C)
=> a và x

Khối lượng dd = 400+44a ???? Là sai, vì trong sản phẩm cháy còn có H2O ==> phải là 400+44a+mH2O
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

phamthimai146

Học sinh xuất sắc
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
18 Tháng năm 2012
6,471
5,266
1,049
30
ài 2: Đốt cháy 2 hidrocacbon mạch hở cùng công thức tổng quát (có số liên kết pi≤2≤2\leq 2) bằng lượng oxi vừa đủ thu được 22,1 g sản phẩm. Hấp thụ sản phẩm vào 400 g dung dịch NaOH thu được 2 muối có số mol bằng nhau và có nồng độ là 3,98% và 5,02%. Xác định công thức chung của dãy đồng đẳng. Xác định CTPT mỗi hidrocacbon biết chúng hơn kém nhau 2 nguyên tử C.

Công thức CnH2n+2-2k a mol
Mol NaHCO3 = mol Na2CO3 = x
m dd = 400 + 22,1 = 422,1
m NaHCO3 : 84y = 422,1*0,0398 ==> y = 0,2
Mol CO2 = na = 2y = 0,4 => mCO2 = 17,6
mol H2O = na+a-ak = (22,1 - 17,6)/18 = 0,25
=> a(k-1) = 0,15 ==> k > 1
Với k = 2 => a = 0,15 và n = 2,3 ==> 2 ankin CnH2n-2 là C2H2 và C4H6
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

phamthimai146

Học sinh xuất sắc
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
18 Tháng năm 2012
6,471
5,266
1,049
30
Bài 3: Cho hỗn hợp A gồm 3 hidrocacbon ở thể khí X, Y, Z thuộc 3 dãy đồng đẳng và hỗn hợp B gồm O2 và O3. Trộn A và B theo tỉ lệ thể tích V A:V B=1,5:3,2 rồi đốt cháy. Hỗn hợp sau phản ứng thu được chỉ gồm CO2 và hơi H2O có tỉ lệ thể tích V CO2:V hơi H2O=1,3:1,2
a. Tính tỉ khối của hỗn hợp A so với hidro biết dB/H2=19
b. Xác định CTPT của X,Y, Z biết rằng khi cho 1,5 lít hỗn hợp A lần lượt đi chậm qua bình 1 đựng lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, bình 2 đựng nước Brom dư thì có 0,4 lít khi đi ra. Trong bình 1 tạo thành 6,4286 g kết tủa bạc axetilua, bình 2 bị nhạt màu. Các thể tích khí đo ở đktc.
Anh @Hồng Nhật giúp em

B gồm O2 và O3 có MB = 38
Chọn mol CO2 = 1,3 và mol H2O = 1,2 ==> mC = 12*1,3 = 15,6 và mH = 2*0,1,2 = 2,4 ===> mA = mC + mH = 18 gam
mB = 32*1,3 + 16*1,2 = 60,8
mol B = 60,8/38 = 1,6 ==> mol A = 0.75
Phân tử lượng A = 18/0,75 = 24 ==> Trong A có CH4 là X
dA/H2 = 24/2 = 12
A cho C2Ag2 ==> A có Y là C2H2 y mol ==> y = 6,4296/240 = 0,027 mol = 0,6 lít
V CH4 = x = 0,4 lít ==> V Z = 0,5 lit
V CO2 thu được khi 1,5 lít A cháy: 1*0,4+ 2*0,6 + 0,5*n = (1,3*22,4*1,5)/(0,75*22,4) = 2,6 lít
=> n = 2 => Z là C2H4
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật
Top Bottom