Sử 9 [ Lớp 9 ] Hoàn cảnh, nội dung của Hiệp định Sơ bộ (6/3/1996) và Tạm ước (14/9/1946)

Lâm Thanh

Học sinh mới
Thành viên
2 Tháng mười hai 2017
14
5
6
20
Lâm Đồng
Thcs Nguyễn Du

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
Hoàn cảnh, nội dung của Hiệp định Sơ bộ (6/3/1996) và Tạm ước (14/9/1946)
Hiệp ước Sơ bộ
- Sau khi chiếm được một số tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tìm cách đưa quân ra miền Bắc.
- Tuy nhiên, Pháp có thể sẽ đụng đầu với 20 vạn quân THDQ và lực lượng cách mạng của ta.
- Vì lúc này Pháp đang sa lầy ở miền Nam và nước Pháp đang gặp nhiều khó khăn nên nội bộ bọn Pháp chia ra làm hai phái chủ chiến và chủ hòa.
Bọn chủ hòa Pháp muốn thực hiện một giải pháp chính trị:
Điều đình với Tưởng để Pháp thay thế quân THDQ giải giáp quân Nhật.
Điều đình với chính phủ ta để tránh một cuộc chiến tranh khi Pháp đưa quân ra miền Bắc.
Vì lực lượng Pháp có hạn, Tưởng lại cần tập trung quân về nước để chống Đảng Cộng sản Trung Quốc nên chúng thỏa thuận với nhau: ngày 28/2/1946, bản Hiệp ước Hoa – Pháp ra đời.
Pháp nhường cho Tưởng một số quyền lợi (trả cho Tưởng một số tô giới, bán cho Tưởng đường sắt của Pháp ở Vân Nam…) để đổi lấy việc Pháp vào thay thế quân THDQ đóng quân ở miền Bắc Việt Nam.
Như vậy là bọn đế quốc đã tạm thời hòa hoãn với nhau để chống phá cách mạng.
Sự thỏa hiệp giữa bọn đế quốc đã xúc phạm nghiêm trọng tới chủ quyền của dân tộc ta, đặt nhân dân ta đứng trước thử thách rất nghiêm trọng:
Đánh Pháp ngay khi chúng đưa quân vào miền Bắc. Giải pháp này rất nguy hiểm vì như vậy kẻ thù sẽ liên minh với nhau đánh lại ta, trong khi lực lượng của ta còn cần được xây dựng và củng cố. Bọn tay sai cũng muốn kích động ta lao vào cuộc chiến đấu bất lợi này.
Tạm hòa hoãn với Pháp, cho phép chúng ra miền Bắc, để gạt bỏ quân THDQ và bè lũ tay sai, tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng cho kháng chiến sau này. Giải pháp này cũng rất nguy hiểm, nhưng đỡ hơn giải pháp thứ nhất. Ngoài ra không còn con đường nào khác.
Vì vậy, ta thực hiện chiến lược “hòa để tiến”, chấp nhập giải pháp thứ hai và ký với Pháp bản Hiệp định sơ bộ 6/3/1946.
*Nội dung Hiệp định.
- Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, quân đội, nghị viện và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
- Vấn đề thống nhất nước Việt Nam sẽ giải quyết bằng một cuộc trưng cầu dân ý.
- Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc làm nhiệm vụ thay thế quân đội THDQ. Số quân này mỗi năm sẽ rút 1/5 số quân, sau 5 năm sẽ rút hết.
- Hai bên đình chiến ngay ở Nam Bộ để tạo không khí thuận lợi cho cuộc đàm phán chính thức.
- Hiệp định này mới chỉ là sơ bộ, chưa đi sâu vào các vấn đề cơ bản, trước mắt nó nhằm tránh một cuộc xung đột giữa ta và Pháp khi chúng đưa quân ra miền Bắc.
Bản Tạm ước
Ngay sau khi ký Hiệp định Sơ bộ, Pháp đã ra sức phá hoại:
Chúng tiếp tục chiến tranh ở Nam Bộ.
Thành lập cái gọi là “Nam kỳ tự trị” hòng chia cắt Nam bộ ra khỏi Việt Nam.
Chúng chiếm đóng trái phép và khiêu khích ở nhiều nơi, kể cả Hà Nội.
Chúng trì hoãn không chịu đàm pháp …
Do đấu tranh của nhân dân ta, chúng buộc phải đàm phán ở Hội nghị trù bị Đà Lạt, sau đó đàm phán chính thức ở Fontainebleau. Nhưng chúng ngoan cố không chịu thừa nhận chủ quyền dân tộc ta và đẩy Hội nghị tới chỗ bế tắc.
Trong khi đó ở trong nước chúng vẫn ra sức phá hoại.
Để cứu vãn tình hình, tiếp tục tranh thủ hòa hoãn, Hồ Chủ tịch đã ký với Pháp Tạm ước 14/9/1946.
*Nội dung bản Tạm ước 14/9/1946.
- Việt Nam nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa.
- Hai bên sẽ tiếp tục đàm phán, đình chỉ chiến sự ở miền Nam.
 
  • Like
Reactions: Lâm Thanh
Top Bottom