Hóa [Lớp 9] Hóa nâng cao

trucuyen123@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
9 Tháng bảy 2017
450
138
74
18
Quảng Nam
THCS Nguyễn Văn Trỗi
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ Đốt cháy hoàn toàn 1 hidrocacbon ở trạng thái khí có số nguyên tử [tex]C\leq 4[/tex]. Người ta thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ thể tích là 1:1 (đo ở cùng điều kiện ). Hãy xác định CTCT có thể có của hợp chất trên.
2/ Đốt cháy hoàn toàn 3,2 gam một hidrocacbon A rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt vào bình (1) đựng 92,8 gam dung dịch H2SO4 98% thấy khối lượng bình tăng 7,2 gam, rồi vào bình (2) đựng dung dịch NaOH 3M không có khí bay ra khỏi bình.
a/ Xác định CTPT A
b/ Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 và nồng độ mol/lít của các chất tan trong bình (2) sau thí nghiệm biết rằng thể tích dung dịch NaOH ban đầu và không đổi sau thí nghiệm là 100 ml
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
1/ Đốt cháy hoàn toàn 1 hidrocacbon ở trạng thái khí có số nguyên tử C≤4C≤4C\leq 4. Người ta thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ thể tích là 1:1 (đo ở cùng điều kiện ). Hãy xác định CTCT có thể có của hợp chất trên.
Các công thức cấu tạo có thể có của hợp chất:
CH2=CH2
CH2=CH-CH3
CH2=CH-CH2-CH3
CH3-CH=CH-CH3
CH2=C(CH3)-CH3
2/ Đốt cháy hoàn toàn 3,2 gam một hidrocacbon A rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt vào bình (1) đựng 92,8 gam dung dịch H2SO4 98% thấy khối lượng bình tăng 7,2 gam, rồi vào bình (2) đựng dung dịch NaOH 3M không có khí bay ra khỏi bình.
a/ Xác định CTPT A
b/ Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 và nồng độ mol/lít của các chất tan trong bình (2) sau thí nghiệm biết rằng thể tích dung dịch NaOH ban đầu và không đổi sau thí nghiệm là 100 ml
a, bình (1) tăng nhờ nước, ta có: mH2O=7,2g => nH2O=0,4 mol => nH=0,8 mol
giả sử CTPT của A là CxHy
nH=0,8 mol => nA=0,8/y mol
M(A) = 3,2/(0,8/y)=4y
Biện luận: y=4 => M(A)=16 => x=1
=> A là CH4
b,
* tính C% của dd H2SO4 sau phản ứng:
- khối lượng chất tan: mH2SO4 = 92,8.98% = 90,944g
- khối lượng dd tăng thêm 7,2g: mdd = 92,8+7,2 = 100g
=> C%
* tính CM của các chất tan trong bình 2:
nCO2=nA=0,8/4=0,2 mol
nNaOH=0,3 mol
tính tỉ số: nNaOH/nCO2 = 1,5 => tạo 2 muối NaHCO3 (a mol) và Na2CO3 (b mol)
Lập hệ pt:
a+b=0,2 (bảo toàn C)
a+2b=0,3 (bảo toàn Na)
=> a và b
có V(dd) không đổi = 100ml = 0,1 lít => CM của từng chất
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Anh giải thích giùm em chỗ này vs
đốt hidrocacbon cho nCO2:nH2O = 1:1 => hidrocacbon cần tìm là anken
anken ở thể khí có C2H4 (1 đồng phân), C3H6 (1 đồng phân) và C4H8 (3 đồng phân)
ý quên, còn xicloankan nữa
Em bổ sung giúp anh 3 chất nữa nha:
xiclopropan : (CH2)3 (3 gốc CH2 nối nhau hình tam giác)
xiclobutan: (CH2)4 (4 gốc CH2 nối nhau hình vuông)
metylxiclopropan: (hình tam giác có 1 nhánh CH3 nối ra ngoài)
 
Top Bottom