Toán [Lớp 9] Hình học

PDK Films

Học sinh chăm học
Thành viên
13 Tháng chín 2017
265
42
89
21
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho tam giác ABC vuông tại B đường cao BH;AH=4cm CH=9cm
a) Tính BH;AB;BC
b) Từ H kẻ HE vuông góc với BC(E thuộc BC). C/m BE.BC=HA.HC
c) Vẽ trung tuyến BM của tam giác ABC. Tính góc BMH
d) Vẽ phân giác góc ABC cắt AC tại D. C/m [tex]\frac{1}{BA}+\frac{1}{BC}=\frac{\sqrt{2}}{BD}[/tex]
 

Nữ Thần Mặt Trăng

Cựu Mod Toán
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
4,472
5,490
779
Hà Nội
THPT Đồng Quan
Cho tam giác ABC vuông tại B đường cao BH;AH=4cm CH=9cm
a) Tính BH;AB;BC
b) Từ H kẻ HE vuông góc với BC(E thuộc BC). C/m BE.BC=HA.HC
c) Vẽ trung tuyến BM của tam giác ABC. Tính góc BMH
d) Vẽ phân giác góc ABC cắt AC tại D. C/m
png.latex
a) $\triangle ABC$ vuông tại $B, BH\perp AC$. Theo HTL trong tam giác vuông ta có:
  • $BH^2=AH.CH=4.9=36\Rightarrow BH=6$ (cm)
  • $AB^2=AC.AH=(4+9).4=52\Rightarrow AB=2\sqrt{13}$ (cm)
  • $BC^2=AC.CH=(4+9).9=117\Rightarrow BC=3\sqrt{13}$ (cm)
b) $\triangle BHC$ vuông tại $H,HE\perp BC\Rightarrow BH^2=BE.BC$ (1)
$\triangle ABC$ vuông tại $B,BH\perp AC\Rightarrow BH^2=HA.HC$ (2)
Từ (1) và (2) suy ra $BE.BC=HA.HC$
c) $\triangle BHC$ vuông tại $H$. Theo tỉ số lượng giác của góc nhọn ta có:
$\sin BCH=\dfrac{BH}{BC}=\dfrac 2{\sqrt{13}}\Rightarrow \widehat{BCH}\approx 33,69^{\circ}$
$BM$ là trung tuyến của $\triangle ABC$ vuông tại $B\Rightarrow MB=MC$
Hay $\triangle BMC$ cân tại $M$ nên $\widehat{MBC}=\widehat{MCB}$
$\Rightarrow \widehat{BMH}=\widehat{MBC}+\widehat{MCB}=2\widehat{MCB}\approx 2.33,69=67,38^{\circ}$
d) $BD$ là phân giác $\widehat B\Rightarrow \widehat{ABD}=\widehat{CBD}=45^{\circ}$
Ta có: $S_{ABC}=S_{BAD}+S_{BDC}$ (3)
$2S_{ABC}=BA.BC$ (4)
Kẻ $AI\perp BD,CK\perp BD$
$\triangle BAI$ vuông tại $I\Rightarrow AI=BA.\sin ABI=BA.\sin 45^{\circ}$
$\triangle BCK$ vuông tại $K\Rightarrow CK=BC.\sin CBK=BC.\sin 45^{\circ}$
Lại có: $S_{BAD}=\dfrac12BD.AI=\dfrac12BD.BA.\sin 45^{\circ}\Rightarrow 2S_{BAD}=BD.BA.\sin 45^{\circ}$ (5)
$S_{BCD}=\dfrac12 BD.CK=\dfrac12 BD.BC.\sin 45^{\circ}\Rightarrow 2S_{BCD}=BD.BC.\sin 45^{\circ}$ (6)
Từ (3),(4),(5) và (6) suy ra:
$BC.BA=BD.BA.\sin 45^{\circ}+BD.BC.\sin 45^{\circ}=BD.BA.\dfrac1{\sqrt 2}+BD.BC.\dfrac1{\sqrt 2}$
$\Rightarrow BC.BA=\dfrac{BD}{\sqrt 2}(BC+BA)$
$\Rightarrow \dfrac{\sqrt 2}{BD}=\dfrac{BC+BA}{BC.BA}=\dfrac1{BA}+\dfrac1{BC}$ (đpcm)
 
Top Bottom