Sinh [Lớp 9] Di truyền học

Thuỳ Chi Joly

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng mười một 2017
66
86
69
21
Nghệ An
thpt anh sơn 1
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Các quy định sau đây dựa trên cơ sở khoa học nào : nam giới chỉ đc một vợ, nữ giới cũng chỉ đc lấy một chồng, những người có chỉ có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời k đc kết hôn với nhau.
Câu 2: Tại sao phụ nữ k nên sinh con ở độ tuổi 35? Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường ?
 

Bonechimte

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
8 Tháng bảy 2017
2,553
4,752
563
Hà Nội
...
Câu 1: Các quy định sau đây dựa trên cơ sở khoa học nào : nam giới chỉ đc một vợ, nữ giới cũng chỉ đc lấy một chồng, những người có chỉ có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời k đc kết hôn với nhau.
Câu 2: Tại sao phụ nữ k nên sinh con ở độ tuổi 35? Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường ?
Câu 2, bạn tham khảo tại. https://diendan.hocmai.vn/threads/sinh-tai-sao-phu-nu-ngoai-35-khong-nen-sinh-con.75870/
=_= ý tiếp ko liên quan j nhỉ?
 

H.Bừn

Cựu Mod phụ trách Sinh học
Thành viên
18 Tháng ba 2017
1,218
2,568
419
Gia Lai
Câu 1 :
+ Trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1 và xét riêng ở khoảng tuổi trưởng thành, có thể kết hôn với nhau theo quy định của pháp luật thì tỷ lệ nam : nữ cũng xấp xỉ 1 : 1. Như vậy quy định những người trong độ tuổi kết hôn theo luật quy định, nam chỉ lấy 1 vợ, nữ chỉ lấy 1 chồng là có cơ sở khoa học và hoàn toàn phù hợp.
+ Hôn nhân giữa những người cùng huyết thống gọi là hôn phối gần. Điều này theo luật hôn nhân gia đình bị cấm vì thường các đột biến gen lặn có hại khi xuất hiện đều không biểu hiện lâu ở trạng thái dị hợp (Aa). Tuy nhiên nếu xảy ra hôn phối gần sẽ tạo điều kiện cho các gen lặn tổ hợp với nhau tạo thể đồng hợp lặn (aa) biểu hiện kiểu hình gây hại và là nguyên nhân gây suy thoái nòi giống.
Câu 2 :
+ Phụ nữ ở tuổi ngoài 35 không nên sinh con vì dễ sinh ra con bị tật. bệnh di truyền. nhất là bệnh đao. Nếu ở tuổi 20 - 24 khi sinh nở con có khoảng 0.02 => 0.04% mắc bệnh đao thì ở tuổi 35 - 39 số con mắc bệnh đao tăng là 0,33 => 0,42%.
+ Cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường vì hầu hết các chất thải độc cót trong lòng đất hoặc các vật dụng quanh ta thường xuyên phân rã xâm nhập vào động, thực vật rồi vào người (người sử dụng chúng làm thức ăn) chúng tích lũy trong mô xương, mô máu. tuyến sinh dục gây ung thư máu. các khối u, đột biến gây hại cho chính nền thực vật xung quanh cũng như con người sống trong khu vực bị ô nhiễm đó
 
Top Bottom