Sinh [lớp 9] đề cương ktra 1 tiết

NHOR

Cựu Mod Hóa
Thành viên
11 Tháng mười hai 2017
2,369
4,280
584
Quảng Trị
École Primaire Supérieure
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây là đề cương mk soạn theo câu hỏi của cô... các bạn xem và góp ý cho mk nhé ^_^ :)
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 9 HKII
Câu 1: Tại sao nói kĩ thuật gen có tầm quan trọng trong sinh học hiện đại?
Kĩ thuật gen có tầm quan trọng trong sinh học hiện đại vì kĩ thuật gen được ứng dụng trong các lĩnh vực chính như:
Ø Tạo ra các chủng vi sinh vật mới sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học (axit amin, prôtêin, vitamin, enzim, hoocmôn, kháng sinh) với số lượng lớn, giá thành rẻ.
Ø Tạo giông cây trồng biến đổi gen có nhiều đặc điểm quý như: năng suất cao, hàm lượng dinh dưỡng cao, kháng sâu bệnh, kháng thuốc diệt cỏ dại và chịu được các điều kiện bất lợi, tăng thời hạn bảo quản, khó bị dập nát khi vận chuyển,...
Ø Tạo động vật biến đổi gen chủ yếu dùng trong nghiên cứu sự biểu hiện của một số gen và sản xuất thử nghiệm một số prôtêin có giá trị cao.
Câu 2: Nêu biểu hiện của hiện tượng thoái hóa giống. Nguyên nhân thoái hóa giống.
Ø Biểu hiện:
- Ở thực vật: các cá thể cùa các thế hệ kế tiếp có sức sống kém dần biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần. nhiều cây bị chết. Ở nhiều dòng, bộc lộ các đặc điểm có hại như : bạch tạng, thân lùn, bắp dị dạng và kết hạt rất ít
- Ở động vật: sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh chết non
Ø Nguyên nhân : Qua các thế hệ tự thụ phấn ở thực vật và giao phối gần ở động vật, tỉ lệ thể dị hợp giảm dần, tỉ lệ thể đồng hợp tăng dần trong đó có các đồng hợp lặn biểu hiện thành tính trạng xấu, gây hại.
Câu 3: Ưu thế lai là gì? Vì sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở đời F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ?
Ø Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể F1 có sức sống cao hơn, chống chịu tốt hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.
Ø Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở F1 vì ở F1 tập trung các gen trội, nhiều cặp gen dị hợp, biểu hiện tính trạng trội, tính trạng xấu trong gen lăn không được biểu hiện
Giảm dần qua các thế hệ vì: Sau mỗi thế hệ kiểu gen dị hợp giảm, đồng hợp tăng, xuất hiện đồng hợp lặn biểu hiển tính trạng xấu => Năng suất, ưu thế lai giảm
Câu 4: Nhân tố sinh thái là gì? Phân chia các nhóm nhân tố sinh thái.
Ø Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
Ø Gồm 2 nhóm:
- Nhân tố vô sinh: Đất , nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió…
- Nhân tố hữu sinh:
+ Nhân tố con người: Người bón phân, người cày xới đất, người tỉa cành…
+ Nhân tố các sinh vật khác: Thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật…
Câu 5: Giới hạn sinh thái là gì? Vẽ giới hạn sinh thái
Ø Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật với một nhân tố sinh thái nhất định.
clip_image002.jpg


Câu 6: Nêu ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật.
Ø Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật:
Ø Ánh sáng tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
Ø Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật.
+Ví dụ 1: chích chòe thường đi ăn vào lúc mặt trời mọc, cú mèo lại kiếm ăn vào ban đêm.
+ Ví dụ 2: mùa xuân, cá chép có thể đẻ trứng sớm hơn nếu cường độ chiếu sáng được tăng cường.
Ø Có 2 nhóm:
+ Động vật ưa sáng: hoạt động ban ngày, như: trâu, bò, chim chào mào. . .
+ Động vật ưa tối: hoạt động ban đêm, sống trong hang, dưới đáy biển sâu như: rắn hổ, bạch tuột, cú mèo. . .
Ø Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật
- Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật.
- Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0 – 50o C. Tuy nhiên cũng có một số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống ở nhiệt độ rất cao (vi khuẩn suối nước nóng) hoặc nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu nhiệt độ -27oC).
- Sinh vật được chia thành 2 nhóm:
+ Sinh vật hằng nhiệt: có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, như: chim, thú, người…
+ Sinh vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, như: vi sinh vật, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.
2 Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật:
- Thực vật và động vật đều mang nhiều đặc điểm sinh thái thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau.
+ Ví dụ: Ếch nhái là động vật sống nơi ẩm ướt nên có da trần để thoát hơi nước nhanh chóng.
Bò sát có da phủ vảy sừng để hạn chế sự thoát hơi nước nên sống nơi khô ráo của hoang mạc.
- Thực vật được chia làm 2 nhóm: thực vật ưa ẩm (cây lúa nước, cây cói) và thực vật chịu hạn (cây xương rồng, cây thông).
- Động vật cũng có hai nhóm : động vật ưa ẩm (ếch, ốc sên, giun đất) và động vật ưa khô (thằn lằn, lạc đà).
Câu 7: Các mối quan hệ cùng loài và khác loài giữa các sinh vật? Lấy ví dụ minh họa.
1. Quan hệ cùng loài
- Quan hệ hỗ trợ
+ Thực vật:
- Khi có gió bão, thực vật sống chụm thành nhóm có tác dụug giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ.
- Hiện tượng liền rễ ở cây thông
+ Động vật:
- Phát hiện kẻ thù nhanh hơn và tự vệ tốt hơn
- Kiếm ăn tốt hơn
- Quan hệ cạnh tranh:
+ Thực vật: Tranh giành nhau về ánh sáng, dinh dưỡng
+ Động vật: Tranh giành nhau thức ăn, chỗ ở, con đực tranh giành con cái
2. Quan hệ khác loài:
Quan hệĐặc điểmVí dụ
Hỗ trợCộng sinhSự hợp tác cùng có lợi giữa các sinh vật khác loàiNấm và tảo cộng sinh tạo thành địa y.Nấm hút nước, muối khoáng, tảo tổng hợp chất hữu cơ
Hội sinhSự hợp tác giữa hai loài trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hạiCá ép bám vào rùa biển để được đưa đi xa
Đối địchCạnh tranhCác sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau.Trên một cánh đồng, khi cỏ dại phát triển thì năng suất lúa giảm
Kí sinh, nửa kí sinhSinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu… từ sinh vật đó.Bét, bọ chét sống bám trên chó, mèo, hút máu của vật chủ
Sinh vật ăn sinh vật khácGồm các trường hợp: Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọBò ăn cỏ, Hổ ăn thịt nai, Cây nắp ấm bắt côn trùng
[TBODY] [/TBODY]
Câu 8: Quần thể sinh vật là gì? Cho ví dụ?
- Quân thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
- Ví dụ: Quần thể chim cánh cụt sống ở Nam Cực, quần thể các cây lúa trong một ruộng lúa, quần thể cá chép sống cùng một ao…
Câu 9: Quần xã sinh vật là gì? Cho ví dụ. Phân biệt quần thể và quần xã sinh vật.
- Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
- Ví dụ: Quần xã đồng ruộng, Quần xã ao hồ…
Ø Giống nhau:
+ Đều được hình thành trong một thời gian lịch sử nhất định, có tính ổn định tương đối.
+ Đều bị biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh.
+ Đều xảy ra môi quan hộ hồ trợ và cạnh tranh.
Ø Khác nhau:
Quần thể sinh vậtQuần xã sinh vật
+ Tập hợp nhiều cá thế cùng loài.
+ Không gian sống gọi là nơi sinh sống.
+ Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ trợ.
+ Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít
ổn định hơn quần xã.
+ Các đặc trưng cơ bản gồm mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cải, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường.
+ Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong, phát tán.
+ Tập hợp nhiều quần thể khác loài
+ Không gian sống gọi là sinh cảnh.
+ Thường xuyên xảy ra các quan hệ hỗ
trợ và đối địch.
+ Thời gian hình thành dài hơn và ổn
định hơn quần thể.
+ Các đặc trưng cơ bản gồm độ đa dạng, số lượng cá thể, cấu trúc loài, thành phần loài, sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu trúc này biến đổi theo chu kì.
+ Cơ chế cân bằng do hiện tượng khống chế sinh học.
[TBODY] [/TBODY]
Câu 10: Nêu khái niệm hệ sinh thái, chuỗi thức ăn, lưới thức ăn.
Ø Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định
Ø Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích, mỗi mắt xích vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị sinh vật mắt xích sau tiêu thụ.
Ø Lưới thức ăn là hệ thống gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về dinh dưỡng. mỗi loài sinh vật thường là một mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn, các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung sẽ tạo thành lưới thức ăn.
@Bảo Ngân111 ... lên nhận nè! tải cái dưới khỏi lỗi
 

Attachments

  • ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 9 HKII.docx
    92 KB · Đọc: 27
  • Like
Reactions: Bảo Ngân111

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,701
584
20
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
Ø Nguyên nhân : Qua các thế hệ tự thụ phấn ở thực vật và giao phối gần ở động vật, tỉ lệ thể dị hợp giảm dần, tỉ lệ thể đồng hợp tăng dần trong đó có các đồng hợp lặn biểu hiện thành tính trạng xấu, gây hại.
Thoái hóa giống thường do các gen lặn gây nên nhưng chúng thường ở trạng thái dị hợp nên không biểu hiện ra kiểu hình
Qua các thế hệ tự thụ phấn ....
Quần thể sinh vậtQuần xã sinh vật+ Tập hợp nhiều cá thế cùng loài.
+ Không gian sống gọi là nơi sinh sống.
+ Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ trợ.
+ Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít
ổn định hơn quần xã.
+ Các đặc trưng cơ bản gồm mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cải, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường.
+ Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong, phát tán.+ Tập hợp nhiều quần thể khác loài
+ Không gian sống gọi là sinh cảnh.
+ Thường xuyên xảy ra các quan hệ hỗ
trợ và đối địch.
+ Thời gian hình thành dài hơn và ổn
định hơn quần thể.
+ Các đặc trưng cơ bản gồm độ đa dạng, số lượng cá thể, cấu trúc loài, thành phần loài, sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu trúc này biến đổi theo chu kì.
+ Cơ chế cân bằng do hiện tượng khống chế sinh học.
Thiếu
Mối quan hệ
Cấu trúc phân tầng
Độ đa dạng
 
  • Like
Reactions: NHOR
Top Bottom