Văn [Lớp 9] Bài TLV số 5-Nghị luận xã hội

hoangnga2709

Giải Danh dự "Thử thách cùng Box Hóa 2017"
Thành viên
3 Tháng chín 2014
1,028
1,241
339
Bình Định
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống…Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
Đề 2:Đất nước ta có nhiều gương học sinh nghèo vượt khó học học giỏi . Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nếu suy nghĩ của mình.
Đề 3: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì quá mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
Đề 4: Học đối phó là một hiện tượng khá phổ biến trong học sinh hiện nay. Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng này.

Cho em dàn bài cả 4 đề cũng đươc ạ, càng chi tiết càng tốt ạ :):)

@baochau1112 @Dotiendo @khuattuanmeo

 
  • Like
Reactions: baochau1112

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
Đề 1: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống…Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
Đề 2:Đất nước ta có nhiều gương học sinh nghèo vượt khó học học giỏi . Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nếu suy nghĩ của mình.
Đề 3: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì quá mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
Đề 4: Học đối phó là một hiện tượng khá phổ biến trong học sinh hiện nay. Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng này.

Cho em dàn bài cả 4 đề cũng đươc ạ, càng chi tiết càng tốt ạ :):)

@baochau1112 @Dotiendo @khuattuanmeo
Đề 1:
Hiện tượng Vứt rác bừa bãi.
Đề 2:
-Tấm gương: Trạng Nguyên Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh.
=> Tất cả những đề trên thuộc dạng: Nghị luận về sự vật hiện tượng đời sống.
Dàn ý chung:
Thân bài:
-Giải thích:
-Bàn luận:
+Vì sao?
+Dẫn chứng+ Biểu hiện.
+Vai trò hoặc tác hại.
-Hành động, biện pháp.
-Liên hệ, mở rộng.
 
  • Like
Reactions: hoangnga2709

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề 1: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống…Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
Đề 2:Đất nước ta có nhiều gương học sinh nghèo vượt khó học học giỏi . Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nếu suy nghĩ của mình.
Đề 3: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì quá mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
Đề 4: Học đối phó là một hiện tượng khá phổ biến trong học sinh hiện nay. Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng này.

Cho em dàn bài cả 4 đề cũng đươc ạ, càng chi tiết càng tốt ạ :):)

@baochau1112 @Dotiendo @khuattuanmeo
Đề 1:
1.Mở bài:
Giới thiệu chung về vấn đề cần nghị luận( rác thải ở khắp mọi nơi)
2.Thân bài:
a. Thuật:
  • Trình bày thực trạng và nêu ra những ví dụ thực tiễn về tình hình rác thải ở nước ta:
  • Bất cư nơi nào cũng có rác, rác ơe khắp mọi nơi: ở mặt đường, lề đường, bãi cỏ, bờ hồ,…
  • Rác thải xuất hiện là do con người “ tiện tay” vứt, không cần biết thùng rác ở đâu, mình đang ở chỗ nào.
b.Phân :
Phân tích làm rõ về thực trạng vấn đề thông qua các luận điểm chính như:
*Nguyên nhân:
  • Do sự thiếu ý thức của con người
  • Thùng rác chưa được đặt phổ biến rộng rãi
  • Trình độ xử lí rác thải của chúng ta chưa được phát triển rộng rãi phổ biến nên xuất hiện nhiều bãi rác “ lộ thiên”
  • Chưa có mức xử phạt đối với những người xả rác bừa bãi
*Hậu quả:
  • Ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên xung quanh
  • Ảnh hưởng đến môi trường sống của con người
  • Gây những căn bệnh khó chữa cho con người
  • Mất mĩ quan gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh đất nước trong mắt bạn bè quốc tế
c. Liên hệ và mở rộng:
Nêu ra những ví dụ diển hình về mà con người xả rác ảnh hưởng tới môi trường như: như vụ việc 145,4 tấn chất thải nguy hại của Formosa chuyển ra Phú Thọ, nước mưa chảy tràn của Nhà máy sản xuất quặng đồng An Phú gây ô nhiễm môi trường tại tỉnh Hòa Bình; Công ty TNHH Hapeco Hải Âu xả nước thải ra sông Lạch Tray (Hải Phòng) gây ô nhiễm.
d. Rút ra bài học:
Biện pháp giáo dục:
  • Chúng ta cần phải nêu cao ý thức của bản thân, tuyên truyền nâng cao ý thức tới những người xung quanh
  • Tham gia những hoạt động chung tay bảo vệ môi trường
  • Đưa ra những hình phạt xử lí đối với những hành vi xả thải bừa bãi ra môi trường
3. Kết bài:
Khẳng định và rút ra bài học cho bản thân
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề 1: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống…Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
Đề 2:Đất nước ta có nhiều gương học sinh nghèo vượt khó học học giỏi . Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nếu suy nghĩ của mình.
Đề 3: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì quá mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
Đề 4: Học đối phó là một hiện tượng khá phổ biến trong học sinh hiện nay. Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng này.

Cho em dàn bài cả 4 đề cũng đươc ạ, càng chi tiết càng tốt ạ :):)

@baochau1112 @Dotiendo @khuattuanmeo
Đề 2:
I. Mở bài
Đất nước chúng ta đang trên đà phát triển mạnh về mọi mặt, ngành giáo dục nói riêng và đời sống của nhân dân cũng đang rất đc quan tâm và ngày càng đc cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên xung quanh chúng ta vẫn còn 1 phần ko nhỏ những học sinh cắp sách đến trường trong điều kiện vật chất quá thiếu thốn, nhưng bên cạnh đó ta cũng biết tới rất nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập, điều này bắt buộc chúng ta phải suy nghĩ sâu sắc.
II. Thân bài:
- Giải thích:
Nói đến hs nghèo vượt khó, trước hết ta hiểu ngay đó là những bạn đang trong độ tuổi đi học nhưng do hoàn cảnh đặc biệt ( mồ côi cha mẹ, gia đình nghèo, tàn tật,...) mà ko thể có những thuận lợi trong việc học hành. Thế nhưng vượt lên trên hoàn cảnh, các bạn vẫn như mọi ng học tập miệt mài, thậm chí còn đạt những thành tích cao.
- Tại sao trong cuộc sống lại xuất hiện những tấm gương ấy?
Đất nước càng phát triển càng đòi hỏi cao trình độ học vấn ở con ng. Dù giàu hay nghèo, già hay trẻ vẫn là những công dân của đất nước và phải có trách nhiệm với đất nước. Nhận thức đc điều đó, các bạn hs nghèo đã nuôi ý chí quyết tâm học tập, học để phục vụ cho bản thân, học để phục vụ cho đất nước, sao cho ko phụ ơn ng đã sinh ra mình và ng đã tạo điều kiện cho mình đi học,... Ở các bạn có đức tính tốt là cần mẫn, siêng năng, có ý chí, nghị lực và lòng quyết tâm cao. Chính vì thế mà ko khác j` những bạn hs có đầy đủ điều kiện đi học, các bạn hs nghèo cũng đã và đang học tập miệt mài say mê. Ta bắt gặp những tấm gương tiêu biểu cho các hs nghèo vượt khó:
- Bên cạnh những hs nghèo vượt khó thì ngược lại trên thực tế có rất nhiều bạn hs đc bm chăm lo đầy đủ, ko để thiếu thốn j` trong học tập thế mà ko biết tu chí học hành, ham chơi, lười biếng, dễ bị sa vào nhữg tệ nạn XH: đua đòi, hư hỏng, nghiện ngập,...
III. Kết bài:
Nói tóm lại những bạn hs vượt khó vươn lên trong học tập xứng đáng là tấm gương sáng để chúng ta noi theo, còn chúng ta nên tránh xa những hs ko coi trọng việc học hành, những ng biết tu chí học hành và đạt kết quả cao sẽ đc mọi ng tôn trọng, ngợi ca, ngược lại sẽ bị xã hội trì trích, xa lánh.
Mong rằng sẽ có càng ít những hộ gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn để các bạn hs ko bị thiệt thòi khi cắp sách đến trg. Chúng ta hãy làm 1 việc gì đó nho nhỏ, chung tay góp sức thực hiện mong ước ấy bằng việc quyên góp ủng hộ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề 1: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống…Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
Đề 2:Đất nước ta có nhiều gương học sinh nghèo vượt khó học học giỏi . Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nếu suy nghĩ của mình.
Đề 3: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì quá mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
Đề 4: Học đối phó là một hiện tượng khá phổ biến trong học sinh hiện nay. Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng này.

Cho em dàn bài cả 4 đề cũng đươc ạ, càng chi tiết càng tốt ạ :):)

@baochau1112 @Dotiendo @khuattuanmeo
Đề 3:
I. Mở bài:
- Thời đại công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, tuổi thơ hôm nay đã dần xa rời các trò chơi dân gian quen thuộc và bổ ích như nhảy dây, bịt mắt bắt dê, ô ăn quan… mà thay vào đó là việc chơi trò chơi điện tử trên mấy tính.
- Có nhiều bạn vì mải chơi trò chơi này mà sao nhãng việc học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác.
II. Thân bài:
1.Khái quát ( Dẫn dắt vào vấn đề):
- Trò chơi điện tử vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tại hại đã trở thành một vấn đề bận tâm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
2. Giải thích “Trò chơi điện tử” là gì?
- Một nhà tâm lý Mỹ đã đưa ra định nghĩa: “Trò chơi điện tử là trò chơi mà hành động trong đó cần công nghệ thông tin điều khiển”.
- Hiểu một cách đơn giản, trò chơi điện tử là những trò chơi được chơi trên thiết bị điện tử ( thường được gọi là game).
3.Phân tích, chứng minh để làm rõ vấn đề nghị luận:
a. Liên hệ thực tế, chỉ ra biểu hiện:
- Ta có thể bắt gặp những quán điện tử ở bất cứ nơi đâu, từ các thành thị đến các nẻo đường thôn xóm ngõ ở nông thôn.
- Có thể thấy rằng, số lượng của hàng dịch vụ của trò chơi này ngày càng một gia tăng, mọc lên như nấm sau cơn mưa.
- Món tiêu khiển hấp dẫn đó đã thu hút rất nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi, đặc biệt là học sinh ở độ tuổi mới lớn, ưa thích khám phá cái mới.
- Nhiều bạn học sinh ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình máy tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy mà quên cả học hành.
- Hiện tượng đi sớm về muộn, té ngang, tạp ngửa vì “nghiện” game của một bộ phận học sinh đã chẳng còn xa lạ nữa
- Điều đó, đã khiến nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác nữa.
b, Nguyên nhân:
- Trò chơi điện tử là một món tiêu khiến hấp dẫn, người chơi dễ bị cuốn hút, mê mải không làm chủ bản thân mình:
+ Thật vậy, trò chơi điện tử hiện nay đang thu hút mọi người bởi tính đa dạng và phong phú của nó.
+ Đây là một thú vui tiêu khiển rẻ tiền, dễ chơi với những âm thanh được đồ họa rất sống động, bắt mắt, mới lạ, hợp với tính cách của giới trẻ. Càng chơi, các bạn càng thích thú hơn, càng tò mò hơn, và càng thõa mãn tính hiếu thắng khi chơi thắng một trò chơi nào đó, rất phù hợp với tâm lí tuổi mới lớn, ưa khám phá, thích thú trước những điều mới lạ.
+ Không những thế, ngoài mục đích chính là để giải trí, nó còn giúp ta mở rộng quen biết với mọi người bởi tính cộng đồng của trò chơi điện tử rất cao, nhất là các trò chơi trực tuyến.
- Nhưng cũng không thể phủ nhận một phần nguyên nhân là do bản thân chưa có ý thức tự giác, mà còn mải chơi; do gia đình, bố mẹ còn lỏng lẻo trong việc quản lí con cái…
c. Phân tích mặt lợi và mặt hại của trò chơi điện tử:
- Trò chơi điện tử giúp con người rèn luyện tư duy, nhạy bén, nhanh tay, nhanh mắt, xử lí các tình huống một cách sáng tạo và khéo léo.
- Một số trò chơi điện tử du nhập từ nước ngoài vào, do đó khi chơi chúng sẽ giúp ta trau dồi vốn từ tiếng Anh của mình, mở rộng hiểu biết.
- Đồng thời ,cũng giúp chúng ta thư dãn sau những giờ làm việc mệt mỏi, căng thẳng.
- Nhưng bị cuốn hút vào nó thì tác hại sẽ khôn lường:
+ Chơi nhiều trò chơi điện tử, tốn thời gian dễ khiến học sinh sao nhãng việc học tập, dẫn đến kết quả thấp kém,cho nên trốn học, bỏ học.
+ Ham chơi điện tử có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Hiện thực cho thấy, ngồi trước màn hình máy tính nhiều sẽ dẫn đến cận thị, đầu óc mệt mỏi.
+ Chơi game nhiều, sống với thế giới ảo sẽ làm đầu óc trên nên mụ mẫm, thiếu vốn sống thực tế.
+ Nói về vấn đề kinh tế, trò chơi điện tử có tác hại vô cùng ngay cả với gia đình có kinh tế khá giả. Khi quá đam mê, không có tiền, người chơi sẽ nói dối bộ mẹ, trộm cắp vặt…
+ Bị ảnh hưởng bởi những nội dung không lành mạnh hoặc bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo dễ mắc vào các tệ nạn xã hội. ( Nêu một vài dẫn chứng cụ thể).
3. Đánh giá, bình luận:
- Việc mải chơi điện tử rất nguy hại với lứa tuổi học sinh. Vì vậy:
+ Mỗi học sinh cần phải tự giác thực hiện qui định thời gian, không ảnh hưởng đến học tập.
+ Các bậc phụ huynh cần quản lí con em mình chặt chẽ.
+ Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tổ chức các sân chơi bổ ích và lành mạnh.
+ Các cơ quan chức năng cũng cần quản lí và kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ điện tử, cần có hình thức xử phạt nghiêm đối với các đối tượng vi phạm.
III. Kết bài:
- Hơn ai hết, bản thân mỗi bạn trẻ cần ý thức rõ ràng những mặt lợi, mặt hại của trò chơi điện tử để tự điều chỉnh mình, tự rèn luyện ý thức tự giác.
- Chỉ nên xem đây là thú tiêu khiển mang tính giải trí để không quá lạm dụng nó, phụ thuộc vào nó.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề 1: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống…Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
Đề 2:Đất nước ta có nhiều gương học sinh nghèo vượt khó học học giỏi . Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nếu suy nghĩ của mình.
Đề 3: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì quá mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
Đề 4: Học đối phó là một hiện tượng khá phổ biến trong học sinh hiện nay. Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng này.

Cho em dàn bài cả 4 đề cũng đươc ạ, càng chi tiết càng tốt ạ :):)

@baochau1112 @Dotiendo @khuattuanmeo
Đề 4:
I. Mở bài:
Không quá xa lạ khi nhắc đến hiện tượng học chay, học vẹt của học sinh ở các trường học hiện nay. Đó là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Mặc dù nhà trường và chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách, ra sức nỗ lực khắc phục nhưng vẫn chưa thể cải thiện được tình hình. Học sinh ở nước ta vẫn cứ học chay, học vẹt gây. Cách học ấy ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập và chất lượng đào tạo của nền giáo dục.
II. Thân bài:
1. Học chay là gì?
Học chay là cách học đơn lập, chỉ học lí thuyết suông mà không gắn với thực hành, thực tế để rèn luyện kĩ năng, kiện toàn và phát triển năng lực người học.
2. Học vẹt là gì?
Học vẹt là một cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh như cách học của con vẹt. Học sinh chỉ bắt chước sao cho giống, lặp lại trôi chảy nhưng không hiểu gì. Học chay là cách học thụ động, tiêu cực. Người học chỉ nhớ được cái bóng của kiến thức chứ không lĩnh hộ được nội dung, ý nghĩa. Tuy ghi nhớ nhưng hoàn toàn không thấu hiểu tri thức. Từ đó không có kĩ năng và kinh nghiệm thực tiễn.
Học chay, học vẹt là cách học lệch lạc, sai lầm, phản khoa học.
3. Hiện trạng học chay, học vẹt của học sinh hiện nay:
Trong những năm gần đây, nền giáo dục đã có những chuyển biến mạnh mẽ và tích cực. Nội dung và phương pháp giảng dạy có nhiều thay dổi lớn. Thế nhưng, tình trạng họ chay, học vẹt của học sinh vẫn tồn tại. Thậm chí là phổ biến.
Tại các trường học, một hình thức dễ thấy nhất đó là dạy học tại lớp. Giáo viên độc giảng còn học sinh chăm chú ghi chép. Với khoảng 10 môn học bắt buộc phải có ghi chép. Tính trung bình mỗi học sinh, trong một năm học phải chép đến hơn 1000 trang vở. Ở một vài khối lớp có thể còn nhiều hơn nữa. Việc ghi chép nhiều cản trở nghiêm trọng đến khả năng lắng nghe, suy nghĩ và trình bày của học sinh.
Hầu hết các trường đều có phòng thực hành, phòng thí nghiệm nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu thực tế. Chương trình các môn khoa học tự nhiên thiên về dạy lý thuyết. Bài học thiếu các bài thực hành sinh động. Học sinh học mà không được thực hành khắc sâu kiến thức. Học sinh vẫn học chay, học vẹt trên trang sách.
4. Nguyên nhân khiến học sinh học chay, học vẹt:
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng học chay học vẹt của học sinh. Trước hết là do chương trình giáo dục thiếu tính khoa học. Giáo dục nước ta vẫn còn nặng về lý thuyết và xem trọng việc học thuộc lòng. Bài học kém sinh động, nhàm chán, ít liên hệ và vận dụng trực tiếp.
Dù chương trình giảng dạy đã lạc hậu, trì trệ, không còn phù hợp với thực tế nhưng việc cải tiến, thay đổi lại diễn ra chậm chạp và thiếu tính quyết liệt, đột phá. Tư duy của các nhà giáo dục chưa bắt kịp với thời đại. Sự cẩn trọng vô tình khiến chúng ta tiến chậm hơn thế giới đến mấy chục năm phát triển.
- Cơ sở vật chất và lực lượng giáo dục dù đã có những bước tiến lớn nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Chính cơ sở vật chất yếu kém làm nảy sinh lối học chay, học vẹt.
- Các quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của giáo viên và học sinh tuy tích cực, tiến bộ. Song chính nó lại gây trở ngại lớn đối với người dạy học trong công tác quản lí, giảng dạy và khuyến khích học sinh hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng.
- Cốt lõi của họ là vừa học tập vừa vận dụng vào thực hành. Lý thuyết và hành động phải song song. Họ không ngần ngại học cái hay, cái tốt của người khác. Điều quan trọng đối với họ đó là chương trình giáo dục có thực sự phục vụ sự tiến bộ của con người và đất nước hay không.
Một nguyên nhân khác xuất phát từ tâm lí xã hội. Nước ta vốn vừa thoát ra khỏi ý thức Nho học, nặng về giáo dục con người mang tính khuôn mẫu. Học sinh có tâm lí ỷ lại, dựa dẫm nên thường học qua loa, đối phó, không hứng thú đối tri thức khoa học và kĩ năng thực hành.
- Phương pháp học tập bảo thủ và sai lầm. Con người chạy theo môn học thời thượng để cầu danh, cầu lợi mà chú trọng đến thực hành. Bởi thế học sinh Việt Nam dù giỏi về lý thuyết nhưng lại kém sáng tạo và kĩ năng vận dụng vào công việc, không thể đáp ứng được nhu cầu đời sống.
Cơ chế thi cử khắt khe theo kiểu kiểm tra thuộc bài, Cạnh tranh việc làm khốc liệt khiến cho học sinh phải nỗ lực thi đậu để có trường học. Họ không còn thời gian và hứng thú đối với rèn luyện kĩ năng thực hành. Học chay, học vẹt là một xu thế tất yếu phải xảy ra.
Đội ngũ giảng dạy tuy đông đảo, liên tục được bồi dưỡng và nâng cao năng lực nhưng chậm biến đổi và thích ứng với phương thức giáo dục hiện đại. Nhiều thầy cô giáo vẫn kiên trì với hình thức giảng dạy truyền thống đã tồn tại trong mấy chục năm qua vốn đã rất lạc hậu và trì trệ gây ảnh hưởng sâu sắc đến cách học và phương thức tiếp cận, tiếp nhận tri thức của học sinh.
Học sinh ngày nay trở nên lười biếng và thụ động hơn các thế hệ trước. Họ ham chơi, ít học, xem thường việc thực hành và rèn luyện kĩ năng, sống buông thả, không biết lo xa.
5. Hậu quả đáng lo ngại của hiện tượng học chay, học vẹt:
Đầu tiên là học sinh học nhiều nhưng hiểu ít. rất nhiều học sinh thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng và năng lực làm việc thực tế. Họ không có năng lực sáng tạo và năng động trong công việc học tập và làm việc. Thực tế cho thấy, mỗi năm có hàng chục nghìn sinh viên tốt nghiệp ra trường chật vật trong vấn đề tìm kiếm việc làm. Tỉ lệ thất nghiệp hoặc làm việc việc trái ngành khá phổ biến trong xã hội.
Doanh nghiệp than không có người tài. Xã hội bức bối trong vấn đề thất nhiệp của sinh viên. Một lí do rất đơn giản là sinh viên có trình độ nhưng không có kĩ năng làm việc thực tế. Học chay, học vẹt, chạy đua thành tích, trọng bằng cấp thực sự gây tai hại cho nền giáo dục nước nhà.
Đất nước đang trên đà phát triển, cần có đội ngũ lao động chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Nhưng lực lượng lao động quá yếu kém. Đây là một vấn đề gây đâu đầu cho các nhà quản lí và tuyển dụng nhân lực trong suốt nhiều năm qua.
Học sinh học chay, học vẹt, học nhiều mà không hiểu làm nảy sinh nhận thức lệch lạc, sai lầm, thiếu niềm tin vào cuộc sống. Từ đó mất định hướng, nảy sinh tâm lí bất mãn dễ dẫn đến tệ nạn xã hội và các hành vi phạm pháp.
Nền tảng tri thức thấp kém là nguyên nhân dẫn đến các hành vi hối lộ, tham nhũng trong xã hội. Hiện tượng mua việc, chạy việc bổ nhiệm bất hợp lí vốn là vấn đề được đề cập khá nhiều trên báo chí, gây nhức nhối trong xã hội.
Một khi hiện tượng này còn tiếp diễn sẽ tiếp tục gây tổn thất lớn lao cho học sinh, gia đình và đất nước.
6. Giải pháp khắc phục hiện trang học chay, học vẹt:
- Để chấm dứt tình trang học chay, học vẹt của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước không còn cách nào khác là nhà nước và nhân dân phải vào cuộc, kiên quyết hành động cùng nhau tháo gỡ.
- Trước hết là phải đầu tư cải cách toàn diện nền giáo dục. Thay đổi từ chương trình cho đến phương pháp giáo dục. Hướng đến giáo dục phát triển toàn diện năng lực người học. Gắn việc đào tạo với nhu cầu công việc trong thực tế. Cải cách phương thức kiểm tra, thi cử, tuyển dụng. Tạo điều kiện cho người học tiếp cận nền tri thức tiến bộ và dễ dàng tìm được việc làm trong đời sống.
- Nâng cao tri thức nền tảng trong xã hội. Nhà trường kiên quyết thực hiện chống hiện trạng học chay, học vẹt, học đối phó, chạy theo thành tích.
Mỗi học sinh phải tự nỗ lực nâng cao nhận thức, ra sức học tập, rèn luyện tri thức toàn diện cho bản thân, hướng đến kiện toàn kĩ năng, sẵng sàng đáp ứng nhiệm vụ trong đời sống ở tương lai.
- Tuyên truyền, khuyến khích học tập và làm việc tiến bộ trong đời sống. Phải tạo được môi trường toàn dân học tập, cùng hướng đến sự thịnh vượng chung của đất nước.
7. Phê phán cách học chay, học vẹt:
Học chay, học vẹt là cách học sai lầm. Nó hoàn toàn phản khoa học và tiềm ẩn nhiều nguy cơ lạc hậu và suy thoái tri thức, nhân cách con người. Những người lười biếng, ngại thay đổi, chọn lựa điều dễ, tránh việc khó, lựa chọn cách học đối phó, nguy hại. Những người như thế thật đáng chê trách.
8. Bài học nhận thức:
Học chay học vẹt, học đối phó là cách học nguy hại, cần phải loại bỏ.
Học phải đi đôi với hành. Học không phải để cầu danh cầu lợi. Học để sống và làm việc thành công trong sống.
III. Kết bài:
Là học sinh phải phấn đấu trong học tập, rèn luyện nhân cách nhân phẩm tốt đẹp. Xác định mục đích học tập đúng đắn để trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
 
Top Bottom