Hóa [Lớp 9] Bài tập về Hidrocacbon

thuduongchip

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng một 2018
56
34
59
20
Hưng Yên
Trường THCS Phạm Huy Thông
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một hỗn hợp khí A gồm 2 ankan X và Y ( Với Mx < My ) đứng liên tiếp trong dãy đồng đẳng.Khi đun nóng với chất xúc tác xảy ra phản ứng tách 1 phân tử hidro với hiệu suất phản ứng chung bằng 75%.Khi đó, thu được hỗn hợp khí B có d[tex]\frac{B}{H_{2}}[/tex] = 14.97.
1) Lập công thức phân tử của 2 ankan; Tính thành phần phần trăm thể tích của hỗn hợp A.
2) Tính thành phần thể tích của hỗn hợp B nếu hiệu suất tách hidro của 2 ankan bằng nhau.
3) Nếu hiệu suất tách hidro của X lớn gấp 1.2 lần hiệu suất tách hidro của Y thì đã có bao nhiêu phần trăm mỗi chất tham gia phản ứng? Trong trường hợp này, hãy tính thành phần phần trăm thể tích của hỗn hợp khí D còn lại sau khi dẫn b qua dung dịch KMnO4.
4) Viết sơ đồ và các PTPƯ thực hiện chuyển hóa từ X thành Y và ngược lại. Biết Y có mạch cacbon thẳng.
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Một hỗn hợp khí A gồm 2 ankan X và Y ( Với Mx < My ) đứng liên tiếp trong dãy đồng đẳng.Khi đun nóng với chất xúc tác xảy ra phản ứng tách 1 phân tử hidro với hiệu suất phản ứng chung bằng 75%.Khi đó, thu được hỗn hợp khí B có d[tex]\frac{B}{H_{2}}[/tex] = 14.97.
1) Lập công thức phân tử của 2 ankan; Tính thành phần phần trăm thể tích của hỗn hợp A.
2) Tính thành phần thể tích của hỗn hợp B nếu hiệu suất tách hidro của 2 ankan bằng nhau.
3) Nếu hiệu suất tách hidro của X lớn gấp 1.2 lần hiệu suất tách hidro của Y thì đã có bao nhiêu phần trăm mỗi chất tham gia phản ứng? Trong trường hợp này, hãy tính thành phần phần trăm thể tích của hỗn hợp khí D còn lại sau khi dẫn b qua dung dịch KMnO4.
4) Viết sơ đồ và các PTPƯ thực hiện chuyển hóa từ X thành Y và ngược lại. Biết Y có mạch cacbon thẳng.
1.
Đặt CT chung của 2 ankan là CnH2n+2 và giả sử ban đầu nó có 1 mol
CnH2n+2 ---> CnH2n + H2
0,75-------------->0,75--->0,75
Vậy hh sau phản ứng chứa 0,75 mol CnH2n, 0,25 mol CnH2n+2 và 0,75 mol H2
Ta có: [tex]\frac{1.(14n+2)}{0,75.2+0,25}=14,97.2=>n=3,6[/tex]
Vậy 2 ankan là C3H8 và C4H10
Từ số n trung bình ta có thể suy ra %C3H8=40% và %C4H10=60%
2.
Nếu hiệu suất của 2 phản ứng là như nhau và =75%
trong 1 mol A chứa 0,4 mol C3H8 và 0,6 mol C4H10
=> nC3H6=0,3 mol; nC4H8=0,45 mol
=> Hỗn hợp B gồm: 0,3 mol C3H6; 0,1 mol C3H8; 0,45 mol C4H8; 0,15 mol C4H10 và 0,75 mol H2
3.
Tương tự bài 2, lưu ý khí thoát ra khi cho qua dd KMnO4 gồm có ankan và H2 (anken bị giữ lại)
4.
* Từ C3H8 ra C4H10:
C3H8 ---> CH4 + C2H4 (craking)
C2H4 + H2O ---> C2H5OH (đk: axit đặc, nhiệt độ)
2C2H5OH ---> CH2=CH-CH=CH2 + H2 + 2H2O (đk: Al2O3/MgO, nhiệt độ)
CH2=CH-CH=CH2 + 2H2 ---> C4H10 (đk: Ni, nhiệt độ)
* Từ C4H10 ra C3H8:
C4H10 --> C3H6 + CH4 (craking)
C3H6 + H2 ---> C3H8 (đk: Ni, nhiệt độ)
 
Top Bottom