Văn (lớp 9) Bài tập làm văn số 1

Xiao Fang

Học sinh gương mẫu
Thành viên
17 Tháng ba 2017
1,068
2,193
354
Earth
Hà Nội
THPT Xuân Khanh
  • Like
Reactions: Yêu HM

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
I – Mở bài:
- Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
II – Thân bài:
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
- Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
- Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
- Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
- Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
- Là tài sản quý giá của nhà nông.
- Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
- Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu:thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…
*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
"Ai bảo chăn trâu là khổ ?"
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
- Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
III – Kết bài:
- Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
- Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
 

Xiao Fang

Học sinh gương mẫu
Thành viên
17 Tháng ba 2017
1,068
2,193
354
Earth
Hà Nội
THPT Xuân Khanh
m.n có thể làm hộ mk phần mở bài và kết bài được k ??????????
 
  • Like
Reactions: Yêu HM

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
gợi ý
mở bài:
+Trâu là một loài động vật vốn rất quen thuộc từ bao đời nay.
+có rất nhiều câu ca dao ca ngợi về tính cần cù,chịu khó của con trâu
+gắn liền với người nông dân và làng quê
kết bài
+ gắn bó với người những người nông dân Việt Nam
+ mang lại cho những người nhân dân việt nam về mặt vật chất mà còn mang lại cả về mặt tinh thần
+là biểu tượng của của làng quê Việt Nam và Đất nước Việt Nam.
 
  • Like
Reactions: Xiao Fang

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
Từ bao đời nay, hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau đã gắn bó thân thuộc với người nông dân trên làng quê Việt. Hình ảnh con sâu đã in sâu trong tiềm thức của con người nơi đây, gắn bó sâu nặng với tuổi thơ các bạn nhỏ, đặc biệt là đối với người nông dân. Có lẽ vì thế mà hình ảnh con trâu đã dễ dàng đi vào cuộc sống con người cũng như trong ca dao , tục ngữ:
" Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta..."
Con trâu gắn bó với đời sống sinh hoạt của người nông dân, là người bạn thân thiết của nhà nông. Trâu thuộc....(Thân bài)

Kết bài: Quả đúng như " Con trâu là đầu cơ nghiệp". Con trâu không chỉ là công cụ của nhà nông mà còn là người bạn thân thiết..Nó không chỉ là biểu tượng của nền nông nghiệp Việt Nam, hình ảnh con trâu vàng trong SeaGame, nằm trong lời ru tiếng ca của bà, của mẹ thật thắm thiết nghĩa tình.Ngày nay, máy móc hiện đại xuất hiện nhiều, hình ảnh con trâu vẫn in đậm trong tâm trí người dân Việt,mãi mãi ân tình thủy chung.
Em tham khảo tạm nhé :D
 

maithuy202@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
30 Tháng tám 2017
3
2
6
các bạn học giỏi văn ơi, cho mk xin vài gợi ý về biện pháp nghệ thuật và hướng chứng minh trong bài viết văn số 1 của lớp 9 kì 1 đc ko?
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
các bạn học giỏi văn ơi, cho mk xin vài gợi ý về biện pháp nghệ thuật và hướng chứng minh trong bài viết văn số 1 của lớp 9 kì 1 đc ko?
Còn phải tùy theo dạng nữa em ạ, hướng của thuyết minh thì biện pháp nghệ thuật sẽ không được áp dụng phổ biến như ẩn dụ, hoán dụ, đâu vì nó cần những tri thức một cách khách quan .Em có thể trích dẫn các câu ca dao tục ngữ như bài thuyết minh con trâu của bạn bên trên.
Em cũng có thể làm mới hình thức diễn đạt bằng cách dùng tự thuật đối thoại chẳng hạn cho bài viết thêm sinh động
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
các bạn học giỏi văn ơi, cho mk xin vài gợi ý về biện pháp nghệ thuật và hướng chứng minh trong bài viết văn số 1 của lớp 9 kì 1 đc ko?
Đề 1
Giới thiệu:
-lúa là một loại thức ăn chính của người dân việt nam từ bao đời nay
-nuôi dưỡng con người
-là thực phẩm xuất khẩu của việt nam
nguồn gốc:
xuất xứ từ một loài cây hoang dại có từ rất lâu đời,cách đây ít nhất 130 triệu năm
Đặc điểm:
-là loại ưa nước,có nước mới sống đc
-thuộc loại cây một lá mầm và rễ chùm.
- Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mền, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng.
- Thân cây lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60 – 80 cm.
- Lúa được chia thành ba bộ phận:
+ Rễ: nằm dưới đất có tác dụng hút dinh dưỡng nuôi cơ thể,dài từ 2m=>11m
+ Thân: là cầu nối dinh dưỡng từ rễ lên ngọn.
+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.
Giống:
-Các giống lúa thông thường được phân loại theo cấu trúc và hình dạng hạt gạo của chúng.
+nếp thái:hạt dài,thơm,chứa ít amylopectin
+nếp ta:hạt to,ngắn,mẩy,chứa nhiều amylopectin
+gạo bắc thơm:sống ở miền bắc,khi nấu có vị thơm
+.............
Vai trò của cây lúa.
- Sau khi xay lúa, người ta dùng gạo để ăn: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạo như: gạo thơm, gạo B40, gạo 504, gạo Xuân Mai, gạo tẻ, gạo nếp.
- Lúa được dùng để chế tạo các loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở…
- Lúa là thực phẩm chính của người dân không chỉ tại Việt Nam mà còn các nước khác trên thế giới.
+ Lúa non được dùng để làm cốm.
+ Sau khi xay hạt lúa, lúa được tách ra thành 2 loại đó là: gạo và trấu. Gạo dùng để ăn. Trấu dùng để làm phân bón cho cây cối, làm nguyên liệu đốt hoặc thẩm chí làm ổ cho già, vịt nằm trong mùa lạnh.
+ Thân lúa sau khi lấy hạt được gọi là rơm: rơm được phơi khô và chất thành đống để dữ trự. Rơm được dùng để làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu đốt và dùng để gia súc nằm khi trời lạnh.
thành tựu:Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.
kết lại:
- Cây lúa vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam.
- Lúa không chỉ đem lại cuộc sống no đủ, mà nó còn mang đến cho người dân Việt Nam một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần mà không có một thứ gì có thể thay thế được.

Đề 2
I - Mở bài:
Giới thiệu khái quát về loài cây mà em yêu thích. Có thể mở đầu bằng miêu tả.
II - Thân bài:
Giới thiệu chi tiết về loài cây ấy ( trong khi giới thiệu kết hợp với miêu tả) về các phương diện:
+ Nguồn gốc.
+ Đặc điểm ( chú ý miêu tả hình dáng, gốc, thân, lá, cành, hoa, quả...)
+ Vài trò và ý nghĩa của loài cây này đối với với con người ( Giá trị và lợi ích về kinh tế, môi trường, thẩm mĩ...)
III - Kết bài:
Phát biểu những cảm nghĩ của em về loài cây ấy.
Đề 3,vật nuôi
+ Nguồn gốc. xuất xứ loài vật ấy?
+ Cấu tạo của loài vật ấy (hình dáng bên ngoài, mắt, mùi, tai, gương mặt, thân kinh, lông, chân,...)
+ Hoạt động, tính nết cùa loài vật ấy?
- Cách nuôi như thế nào?
+ Cách chăm sóc loài vật ấy ra sao?
+ Giá trị kinh tế? (thương mại, buôn bán...)
+ Giá trị tinh thần? (niềm vui trong cuộc sống của con ngirời)
+ Cảm nghĩ của em về loài vật đó?

Đề 4
Mở bài:
-Giới thiệu về đối tượng thuyết minh.
-Nêu cảm nhận chung về đối tượng.
Thân bài:
+.Giới thiệu vị trí địa lí:
-Địa chỉ/ nơi tọa lạc?
-Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?
-Cảnh vật xung quanh ra sao?
-Có thể đến đó bằng phương tiện gì?
+Phương tiện du lịch: xe du lịch,...
+Phương tiện công cộng: xe máy, xe buýt,...
+Nguồn gốc: (lịch sử hình thành)
-Có từ khi nào?
-Do ai khởi công (làm ra)?
-Xây dựng trong bao lâu?
+.Cảnh bao quát đến chi tiết:
a)Cảnh bao quát:
-Từ xa,...
-Nổi bật nhất là...
-Cảnh quan xung quanh...
+Chi tiết:
-Cách trang trí:
+Mang đậm nét văn hóa dân tộc.
+Mang theo nét hiện đại.
-Cấu tạo.
+Giá trị văn hóa, lịch sử:
-Lưu giữ:
+Tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta.
+Tô điểm cho... ( TP HCM, Nha Trang, Việt Nam,...), thu hút khách du lịch.
-Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng/ thú vị/ hấp dẫn/ thu hút khách du lịch.
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng.
 
  • Like
Reactions: Xiao Fang

Xiao Fang

Học sinh gương mẫu
Thành viên
17 Tháng ba 2017
1,068
2,193
354
Earth
Hà Nội
THPT Xuân Khanh
Đề 1
Giới thiệu:
-lúa là một loại thức ăn chính của người dân việt nam từ bao đời nay
-nuôi dưỡng con người
-là thực phẩm xuất khẩu của việt nam
nguồn gốc:
xuất xứ từ một loài cây hoang dại có từ rất lâu đời,cách đây ít nhất 130 triệu năm
Đặc điểm:
-là loại ưa nước,có nước mới sống đc
-thuộc loại cây một lá mầm và rễ chùm.
- Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mền, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng.
- Thân cây lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60 – 80 cm.
- Lúa được chia thành ba bộ phận:
+ Rễ: nằm dưới đất có tác dụng hút dinh dưỡng nuôi cơ thể,dài từ 2m=>11m
+ Thân: là cầu nối dinh dưỡng từ rễ lên ngọn.
+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.
Giống:
-Các giống lúa thông thường được phân loại theo cấu trúc và hình dạng hạt gạo của chúng.
+nếp thái:hạt dài,thơm,chứa ít amylopectin
+nếp ta:hạt to,ngắn,mẩy,chứa nhiều amylopectin
+gạo bắc thơm:sống ở miền bắc,khi nấu có vị thơm
+.............
Vai trò của cây lúa.
- Sau khi xay lúa, người ta dùng gạo để ăn: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạo như: gạo thơm, gạo B40, gạo 504, gạo Xuân Mai, gạo tẻ, gạo nếp.
- Lúa được dùng để chế tạo các loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở…
- Lúa là thực phẩm chính của người dân không chỉ tại Việt Nam mà còn các nước khác trên thế giới.
+ Lúa non được dùng để làm cốm.
+ Sau khi xay hạt lúa, lúa được tách ra thành 2 loại đó là: gạo và trấu. Gạo dùng để ăn. Trấu dùng để làm phân bón cho cây cối, làm nguyên liệu đốt hoặc thẩm chí làm ổ cho già, vịt nằm trong mùa lạnh.
+ Thân lúa sau khi lấy hạt được gọi là rơm: rơm được phơi khô và chất thành đống để dữ trự. Rơm được dùng để làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu đốt và dùng để gia súc nằm khi trời lạnh.
thành tựu:Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.
kết lại:
- Cây lúa vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam.
- Lúa không chỉ đem lại cuộc sống no đủ, mà nó còn mang đến cho người dân Việt Nam một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần mà không có một thứ gì có thể thay thế được.
bạn có thể làm hộ mình thêm những phần liên kết câu được k ???????????
 
  • Like
Reactions: Yêu HM

Cherrykun28122003@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
3 Tháng tám 2017
65
17
11
Hãy thuyết minh về con trâu (các bạn tự làm thì càng tốt ^^).Mk xin cảm ơn các bạn rất nhiều !!!!!!!!!!!!
MB:Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày nợ cấy con trâu đi bừa.

Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp, ngắn. Bụng to. Da dày màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt mà bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu má không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại.
KB:Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.
 

Cherrykun28122003@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
3 Tháng tám 2017
65
17
11
Bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi đối với người nông dân Việt Nam. Vì thế, đôi khi con trâu đã trở thành người bạn tâm tình của người nông dân:

"Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công..."

Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu rừng là tổ tiên của các loài trâu nhà, sinh ở vùng Đông Nam Á nhiệt đới gió mùa thấp ẩm, hiện còn tồn tại ở miền Trung nước ta. Khoảng 5- 6 ngàn năm trước, trâu đã thuần hóa cùng với sự ra đời nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ đã biết săn bắt trâu, thần hóa chúng để giúp con người trong việc cày cấy.

Trâu là động vật thuộc lớp thú, màu da thường là màu đen với lớp lông mao bao phủ toàn thân. Da trâu rất dày, có lông tơ như chiếc áo choàng. Thấp thoáng trong bộ áo đẹp đẽ là một làn da căng bóng mỡ. Trâu có một cái đuôi dài, thường xuyên phe phẩy như cái quạt của con người để đuổi ruồi và muỗi. Hai tai dài cũng trợ giúp cho cái đuôi rất nhiều. Tai trâu khá thính, nó giúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Người nông dân có thể nhận biết sự lành, dữ ở loài trâu một phần nhờ đôi sừng trên đầu. Trâu có đôi sừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu làm dáng và tự vệ chống lại kẻ thù. Trâu có một đặc điểm rất nổi bật là không có hàm răng trên, có thể vì vậy mà trâu phải nhai lại thức ăn. Không như các động vật khác, trâu có một kiểu ngủ rất đặc biệt. Hai chân trước của trâu gập vào trong, đầu ghé lên đó để ngủ.

Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con. Trâu nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến vũ. Trâu con gọi là nghé, nghé sơ sinh nặng khoảng 22-25kg. Khi mới sinh ra khoảng vài giờ đến một ngày, nghé có thể đứng thẳng, vài hôm sau có thể mở mắt, đi lại theo mẹ. Nghé lớn rất nhanh, nghé chưa có sừng, lớn lên sừng mới nhú dần ra nhưng các bộ phận bên ngoài chắc khác gì mẹ trâu.

Trâu là một động vật rất có ích, là người bạn của nông dân,"Con trâu đi trước, cái cày đi sau". Ngày xưa không có máy cày, trâu phải làm việc nặng nhọc, Trên con đường làng sáng tinh mơ hay giữa trưa hè nắng lửa, trâu vẫn cần cù nhẫn nại, mải miết làm việc cùng với người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo. Trâu không chỉ kéo cày giúp con người trồng lúa, trồng hoa màu, mà còn là gia sản của người nông dân.Chẳng phải các cụ ta đã nói: "Con trâu là đầu cơ nghiệp" đó sao? Thật vậy, trâu có tầm quan trọng không nhỏ trong đời sống người nông dân. Điều đó cũng đã đi vào văn học dân gian với những câu ca dao quen thuộc:

"Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà

Trong ba việc ấy thật là khó thay".

Đến mỗi làng quê Việt, bạn cũng có thể được thưởng thức món thịt trâu xào sả ớt hay nấu với lá lốt, lá trưng. Thịt trâu có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Đặc sản đấy! Trâu cũng có thể cung cấp sữa cho con người. Mỗi con trâu có thể cho 400 – 500 lít sữa trong một chu kì vắt. Da trâu tuy không tham gia vào việc làm ra những sản phẩm độc đáo như giày dép, túi xách như một số loài da khác vì đặc điểm da trâu cứng nhưng có thể làm mặt trống. Những chiếc trống gắn bó thân thiết với học sinh, với nhà trường và các lễ hội. Sừng trâu cũng có thể làm tù và, đồ thủ công mĩ nghệ. Phân trâu là phân bón rất tốt.

Không chỉ gắn bó với người nông dân, trâu còn góp phần tạo nên những kỉ niệm đẹp tuổi thơ ở khắp mọi vùng quê đất Việt. Trâu là người bạn thân thiết với trẻ em nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu. Nhà thơ Giang Nam trong bài "Quê hương" đã là người trong cuộc để nói với lũ trẻ chăn trâu:

"Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường,

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ.

Ai bảo chăn trâu là khổ

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao."

Trong lúc các chú trâu thong thả gặm cỏ hay đầm mình trong dòng mương mát rượi, thì lũ trẻ bày trò chơi trận giả. Cũng có lúc ta gặp cảnh thật yên bình, yên ả: Các cậu bé, cô bé chăn trâu nằm nghỉ ngơi trên lưng trâu ngắm cảnh diều sáo vi vu trên bầu trời. Hình ảnh tuyệt vời của trẻ thơ chăn trâu được các nghệ nhân đưa vào tranh Đông Hồ. Nhìn tranh, ta lại nhớ câu thơ của nhà vua Trần Nhân Tông trong "Thiên trường vãn vọng": "Mục đồng sáo vẳng, trâu về hết". Và cũng có thể, trên cánh đồng lúa, ta còn bắt gặp những em bé nông thôn vừa chăn trâu, vừa học bài. Thời thơ ấu ở làng quê thật đẹp biết bao!

Ngày nay, khi nông thôn đổi mới, máy móc nhiều cũng là lúc trâu được nghỉ ngơi. Còn nhớ những ngày người nông dân phải kéo cày thay trâu thì mới thấy cái giá trị khi có trâu. Trâu đã là biểu tượng của SEA Games 22 Đông Nam Á tổ chức tại Việt Nam. Biểu tượng "trâu vàng" mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên là sự tôn vinh trâu Việt Nam, tôn vinh người nông dân lao động. Trâu còn là một vật linh thiêng vì nó là một trong mười hai con giáp. Cứ mỗi năm vào mùa hè ở Đồ Sơn lại tổ chức hội chọi trâu để tìm con trâu khỏe nhất. Và trong chúng ta rất ít người biết về sự tích sông Kim Ngưu...

Biết bao thế kỉ đã trôi qua, có lẽ từ khi nền văn minh lúa nước của người Việt khởi nguồn thì loài trâu cũng đã trở thành báu vật của người nông dân. Trên nền bức tranh thiên nhiên của làng quê Việt, bên những cánh đồng xanh tốt, thẳng cánh cò bay, dưới lũy tre làng luôn có hình ảnh quen thuộc của con trâu hiện diện. Chúng ta chăm sóc và bảo vệ trâu chính là ta đã giữ gìn một biểu tượng văn hóa truyền thống của người Việt
 
Top Bottom