Văn [Lớp 8] Viết đoạn văn ngắn

huyennguyen157

Học sinh
Thành viên
20 Tháng ba 2017
46
19
31
21
TP Hồ Chí Minh
THPT Nguyễn Khuyến

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Hiện nay túi ni-lông đang được sử dụng phổ biến trên thế giới và cả Việt Nam do tính tiện lợi của nó như: rẻ tiền, nhẹ, dẻo, bền chắc… Khi mà mua bất kỳ đồ gì, dù sống hay chín, là hàng khô hay ướt, từ những loại hàng hóa có giá trị đến những vật dụng thông thường phục vụ cho đời sống hàng ngày, thì người mua luôn nhận được túi nilông để xách hàng hóa. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni-lông, con số này không ngừng tăng lên. (Năm 2000 cả nước một ngày xả khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường. Ðến nay, con số đó là 25.000 tấn/ngày). Theo một khảo sát của cơ quan môi trường, việc sử dụng vô tội vạ túi ni-lông đã trở thành thói quen khó bỏ của người Việt Nam. Hằng năm một người Việt Nam sử dụng khoảng 30 kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa. Từ năm 2005 đến nay, con số lên tới 35 kg/người/năm. Có thể nói túi ni-lông như một sản phẩm tất yếu trong đời sống người dân Việt Nam.
Nhưng cũng ít ai biết rằng, túi ni-lông là một trong những mối đe dọa lớn đến môi trường, sức khỏe con người và sinh vật do độ bền chắc của nó. Theo kiến thức của môn Hóa học, thời gian phân hủy trong điều kiện môi trường tự nhiên của túi ni-lông có thể từ 500 năm thậm chí đến 1.000 năm. Theo kiến thức môn Sinh học, ni-lông có bảy tác hại lớn là: Thứ nhất là xói mòn đất đai, bao ni-lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn đất đai. Thứ hai là tàn phá hệ sinh thái, túi ni-lông nằm trong đất khiến cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng. Cây trồng trên đất đó không phát triển được vì không thể chuyển nước và chất dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái. Thứ ba là gây ngập úng lụt lội, bao bì ni-lông bị vứt xuống cống, hồ, đập thoát nước làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị vào mùa mưa, từ đó sẽ làm cho muỗi sinh sôi, gây bệnh truyền nhiễm. Sự lạm dụng các sản phẩm ni-lông cùng với sự bừa bãi, vô ý thức của con người khiến cho nó trở thành thứ rác bị vứt bừa bãi, không chỉ làm mất mỹ quan đường phố mà còn là tác nhân chứa vi khuẩn gây bệnh, gây ứ đọng nước thải, hôi thối, ô nhiễm môi trường
Thứ tư là hủy hoại sinh vật, bao bì ni-lông bị trôi xuống hồ, biển làm chết các vi sinh vật khi chúng nuốt phải. Nhiều động vật đã chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bừa bãi. Bao bì ni-lông đã gây ra sự nhầm lẫn chết người cho chúng. Rùa biển, cá thường nhầm tưởng những chiếc túi ni-lông tưởng như vô hại này là những con sứa ngon lành nên ăn phải và bị chết. Những loài động vật khác thường vô tình bị những chiếc túi ni-lông quấn quanh cổ và làm cho ngạt thở. Theo thống kê, mỗi năm có tới hàng nghìn sinh vật biển bị chết bởi những chiếc túi ni-lông. Nhưng vì đặc tính không phân hủy nên sau khi rùa biển ăn phải và chết, túi ni-lông lại một lần nữa thải ra môi trường. Nhiều loài tôm, cá sẽ ăn phải. Như vậy, chất độc cứ thế đi hết dạ dày này sang dạ dày khác, và cuối cùng là con người. Chính chúng ta đang tự hại mình.
Đặc biệt bao bì ni-lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi bao bì ni-lông bị đốt, các khí thải ra đặc biệt là khí đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, ho ra máu ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. Và đây là tác hại nguy hiểm nhất, túi ni-lông gây ung thư, biến đổi giới tính, bởi vì những chất phụ gia được dùng để tạo độ dẻo, dai ở túi ni-lông có khả năng gây độc cho người nếu bị làm nóng ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ 70-80 độ C, phụ gia chứa trong túi ni-lông sẽ hòa tan vào thực phẩm. Trong đó chất phụ gia hóa dẻo TOCP có thể làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó. Nếu sử dụng túi ni-lông để đựng các thực phẩm chua có tính a-xít như dưa muối, cà muối, thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi ni-lông sẽ tách khỏi thành phần nhựa và gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, a-xít lactic ở trong dưa, cà sẽ hòa tan một số kim loại thành muối thủy ngân có thể gây ung thư
Theo môn Hóa học, bao bì ni-lông có những đặc tính không phân hủy nên những biện pháp sử lí rác thải thông thường như: tiêu hủy, tái chế, chôn lấp… đều không khả quan. Trong số lượng khổng lồ túi nilon được sử dụng, chỉ có chưa tới 1% trong số chúng được tái chế và sử dụng đúng cách. Phần còn lại được chúng ta hồn nhiên vứt ra sông, suối. Ước tính trọng lượng túi nilon bị vứt mỗi năm vào khoảng 3,5 triệu tấn và nếu nối tất cả túi nilon cũng như rác thải nhựa, ta sẽ được một sợi dây thòng lọng quấn quanh Trái đất 4 lần. Em xin được đề xuất một số giải pháp sau: Hạn chế sử dụng chúng khi không cần thiết. Bao bì ni-lông có những tác hại rất to lớn, vì vậy, chúng ta cần thay đổi cách sử dụng bao bì ni-lông, cùng nhau giảm thiểu tối đa lượng túi được thải ra ngoài môi trường hàng ngày bằng cách dùng lại túi ni-lông còn sạch. Chúng ta nên chuyển sang sử dụng những túi đựng không phải bằng ni-lông mà bằng giấy, lá, nhất là khi dùng để gói thực phẩm. Dù bao bì ni-lông có những tác hại rất nguy hiểm, nhưng mọi người còn chưa biết rõ, vì thế, chúng ta nên tuyên truyền để mọi người hiểu, hoặc cùng tìm ra cách giải quyết tối ưu nhất – đó có thể là giải pháp quan trọng nhất để giảm thiểu sự xuất hiện của bao bì ni-lông. Đối với học sinh, tuy không phải đối tượng sử dụng túi ni-lông nhiều nhất nhưng có thể trở thành nhân tố góp phần giảm thiểu việc sử dụng bao bì ni-lông. Các giáo viên có thể giáo dục ý thức học sinh trên lớp qua các bài học, các buổi sinh hoạt lớp để chỉ rõ tác hại của bao bì ni-lông với môi trường và với sức khỏe con người. Khi học sinh có ý thức rõ ràng thì họ sẽ nhắc nhở người thân hạn chế sử dụng bao bì ni-lông. Các bạn học sinh cũng có thể chuyển sang sử dụng các hộp nhựa để đựng thức ăn sáng, đồ ăn mang theo đến trường, không sử dụng túi ni-lông nữa để vừa an toàn với sức khỏe vừa giúp bảo vệ môi trường
Đối với những người nội trợ - những người quyết định có sử dụng túi ni-lông trong nhà hay không, việc thay đổi ý thức rất quan trọng. Bởi việc sử dụng túi ni-lông đối với mỗi hộ gia đình là chuyện nhỏ, chuyện thường xuyên, không còn gì để bàn cãi. Để có thể phổ biến sâu rộng tác hại của bao bì ni-lông đến mỗi gia đình, phương tiện hữu hiệu nhất là truyền thông. Việc xen một số mẫu quảng cáo nhỏ về tác hại của bao bì ni-lông vào giữa các bộ phim, các chương trình giải trí là điều nên làm. Bởi nếu ngày nào cũng nhìn thấy những mẫu quảng cáo đó, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của mọi người. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể treo những áp phích khuyến khích những người nội trợ không nên sử dụng bao bì ni-lông ở các siêu thị và chợ bình dân. Những người nội chợ cũng có thể sử dụng chiếc làn nhựa để đi chợ rất tiện lợi. Chúng ta sử dụng làn nhựa đã giúp hạn chế ít nhất 5 chiếc túi ni-lông một ngày Tóm lại, các giải pháp hướng đến hạn chế sử dụng bao bì ni-lông cần thiết thực và hướng tới tất cả các đối tượng trong xã hội. Nếu không sử dụng túi nilon, con người không chỉ loại bỏ một tác nhân gây ô nhiễm môi trường mà còn tiết kiệm được nguồn tài nguyên có hạn trên Trái đất. Theo thống kê, cứ một tấn túi nilon đổi được 2.592 lít dầu thô. Vậy còn chần chừ gì nữa, hãy thay đổi nhận thức và hành động ngay từ bây giờ!
Khi thực hiện những giải pháp này, chúng ta sẽ nâng cao ý thức của mọi người trong việc hạn chế bao bì ni-lông, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, gia đình và mọi người. Giúp mọi người hiểu rõ tác hại của bao bì ni-lông hơn. Và việc giải quyết tình huống sẽ giúp chúng ta tăng kĩ năng sống, tăng khả năng áp dụng từ sánh vở vào thực tế. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay để xây dựng trái đất – ngôi nhà chung – trở nên tươi đẹp hơn.
 
  • Like
Reactions: huyennguyen157
Top Bottom