Vật lí lớp 8 :Tính nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,576
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

a, Trộn 150g nước ở 15 độ C với 100g nước ở 37 độ C . Tính nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp
b. Trên thực tế 150g nước ở 15 độ được dựng trong nhiệt kế bằng than . Khi đổ 100g nước ở 37 độ C vào nhiệt độ cân bằng của nước là 23 độ C . Giải thích kết quả câu này lại khác kết quả câu trên , Tính nhiệt lượng hấp thụ bởi nhiệt lượng kế khi nhiệt độ tăng lên 1 độ C. Nhiệt dung riêng của nước là 4200j/kg.k
 

ctg357

Học sinh tiến bộ
Thành viên
21 Tháng năm 2017
899
648
154
21
Thái Bình
Vô hạn
a, Trộn 150g nước ở 15 độ C với 100g nước ở 37 độ C . Tính nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp
b. Trên thực tế 150g nước ở 15 độ được dựng trong nhiệt kế bằng than . Khi đổ 100g nước ở 37 độ C vào nhiệt độ cân bằng của nước là 23 độ C . Giải thích kết quả câu này lại khác kết quả câu trên , Tính nhiệt lượng hấp thụ bởi nhiệt lượng kế khi nhiệt độ tăng lên 1 độ C. Nhiệt dung riêng của nước là 4200j/kg.k
Bạn tham khảo câu trả lời ở đây nè từng có bạn đang trên Hocmai rồi : Vật lí - nhiệt học | Diễn đàn HOCMAI - Cộng đồng học tập lớn nhất Việt Nam
 

Kim Kim

Banned
Banned
29 Tháng ba 2017
1,540
1,002
299
Hải Phòng
^^
Bạn tham khảo câu trả lời ở đây nè từng có bạn đang trên Hocmai rồi : Vật lí - nhiệt học | Diễn đàn HOCMAI - Cộng đồng học tập lớn nhất Việt Nam
mình ra kết quả khác
a, Trộn 150g nước ở 15 độ C với 100g nước ở 37 độ C . Tính nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp
b. Trên thực tế 150g nước ở 15 độ được dựng trong nhiệt kế bằng than . Khi đổ 100g nước ở 37 độ C vào nhiệt độ cân bằng của nước là 23 độ C . Giải thích kết quả câu này lại khác kết quả câu trên , Tính nhiệt lượng hấp thụ bởi nhiệt lượng kế khi nhiệt độ tăng lên 1 độ C. Nhiệt dung riêng của nước là 4200j/kg.k
a. Nhiệt lượng 100g=0,1kg nước tỏa ra là [tex]Q_{tỏa}=m_{1}c_{1}\Delta t_{1}=0,1c(37^{o}-t)[/tex](J)
Nhiệt lượng 150g=0,15kg nước thu vào là [tex]Q_{thu}=m_{2}c\Delta t_{2}=0,15c(t-15^{o})[/tex](J)
Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có [tex]Q_{thu}=Q_{tỏa}\Leftrightarrow ...\Leftrightarrow t=23,8^{o}[/tex]
b.-Kết quả đo được khác với kết quả tính được vì khi đựng nước trong nhiệt lượng kế ,một phần nhiệt lượng bị nhiệt lượng kế và môi trường xung quanh hấp thụ
Nhiệt lượng 100g=0,1kg nước tỏa ra là [tex]Q_{tỏa}=m_{1}c\Delta t=...=5880(J)[/tex]
Nhiệt lượng 150g=0,15kg nước thu vào là [tex]Q_{thu} =m_{2}c\Delta t^{,}=...=5040(J)[/tex]
Nhiệt lượng hấp thụ bởi nhiệt lượng kế là [tex]Q=Q_{tỏa}-Q_{thu}=...[/tex]
và [tex]Q=mc^{,}\Delta t^{,}=8mc^{,}[/tex]
=>[tex]mc^{,}=...[/tex]
nhiệt lượng hấp thụ bởi nhiệt lượng kế khi nhiệt độ tăng lên 1 độ C là [tex]mc^{,}=...[/tex].1=...=105(J)

Chỗ (...) bạn tự thay số vào tính nha.Tại lúc trc mk lm bài có người hỏi nên h trả lời luôn
 
Top Bottom