Văn [Lớp 8] Tập làm văn số 7 văn nghị luận

hoangnga2709

Giải Danh dự "Thử thách cùng Box Hóa 2017"
Thành viên
3 Tháng chín 2014
1,028
1,241
339
Bình Định
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1: Tuổi trẻ và tương lai đất nước.
Đề 2: Văn học và tình thương.
Đề 3: Hãy nói " không" với các tệ nạn xã hội.
Giúp em với tuần sau em làm kiểm tra ^^ Cho em dàn ý cũng được ạ. Bài này nhất định phải đạt điểm cao tại bài này là bài viết cuối cùng rồi ạ ^^
 

hanh2002123

Cựu Phụ trách nhóm Anh | Cựu Mod Văn
Thành viên
3 Tháng một 2015
2,257
2,494
524
21
Bắc Giang
Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội
Đề 1: Tuổi trẻ và tương lai đất nước.
Đề 2: Văn học và tình thương.
Đề 3: Hãy nói " không" với các tệ nạn xã hội.
Giúp em với tuần sau em làm kiểm tra ^^ Cho em dàn ý cũng được ạ. Bài này nhất định phải đạt điểm cao tại bài này là bài viết cuối cùng rồi ạ ^^
Đề 1:
* Xác định vấn đề cần nghị luận: Nêu rõ được vai trò và trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước.
* Luận điểm chính"
- Giải thích:
+Tuổi trẻ là những công dân ở lửa tuổi thành niên, là độ tuổi con người bắt đầu nhận thức và suy nghĩ một cách dần chín chắn hơn về xã hội, tổ quốc.
+Tương lai đất nước là vận mệnh mà đất nước phải gánh chịu hoặc nhận được, tương lai đất nước được quyết định ra sao là do phần lớn về thế hệ tuổi trẻ.
- Bàn luận, phân tích, chứng minh:
+ Vai trò của đất nước với con người: Đất nước là quê hương, là nơi chúng ta được sinh ra, lớn lên. Nó là một mảnh đất gắn bó
... Tý chị vết tiếp...
 
  • Like
Reactions: hoangnga2709

huyennguyen157

Học sinh
Thành viên
20 Tháng ba 2017
46
19
31
21
TP Hồ Chí Minh
THPT Nguyễn Khuyến
Đề 3:
Hiện nay,Việt nam chúng ta đang trên đà phát triển công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.Mỗi công dân đều phải có trách nhiệm đối với bản thân cũng như đối với đất nước để góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của nước nhà,song song đó việc đẩy lùi tệ nạn xã hội cũng là một trong những tiêu chí phát triển hàng đầu. Một đất nước càng văn minh, hiện đại thì tệ nạn xã hội lại càng phức tạp, càng đáng phải lên án gay gắt.

Cho đến ngày nay,tệ nạn xã hội vẫn được hiểu là những vấn nạn,những việc làm sai trái gay nguy hiểm cho xã hội như:ma tuý,mại dâm,tội phạm…Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến sự an nguy của Việt Nam mà còn là mối đe doạ khủng khiếp của toàn nhân loại.Ai trong chúng ta cũng đều có thể là nạn nhân của những tệ nạn trên.Vì thế,ta cần tự chủ bản thân.Kiên quyết bài trừ và tiêu diệt “con quỷ giết người không dao này”.Nếu mọi người trên Trái Đất này cùng chung tay góp sức với nhau,cùng nhau tuyên truyền những biện pháp khống chế thì tệ nạn xã hội sẽ không còn là một vấn đề nan giải nữa.Điển hình như tệ nạn ma tuý,mỗi ngày nó có thể cướp đi mạng sống của hàng chục triệu người trên thế giới.

Thay vì cam chịu đứng nhìn,chúng ta hãy làm những việc làm tốt nhất có thể như: đưa người nghiện ma tuý đi cai nghiện,tạo điều kiện để họ vui sống,lạc quan và hoà nhập tốt hơn với cộng đồng.Nghiêm khắc trừng trị những kẻ buôn bán ma tuý,những “má mì”chăn dắt gái mại dâm để góp phần chặn đứng lưỡi hái của “nàng tiên nâu”.Nhưng hơn bao giờ hết,tệ nạn xã hội có thể bị tiêu diệt còn tuỳ thuộc vào ý thức của chính bản thân mỗi người.Vì thế,ai trong số chúng ta cũng phải làm chủ bản thân,nói “Không” với những lời lẽ khiêu khích,những trò ăn chơi sa đoạ.Tuy một ngày,chúng có thể không ga6y ra hậu quả gì nghiêm trọng.Nhưng theo thời gian, chúng sẽ lôi kéo ta ngày càng lún sâu vào vũng bùn nhơ của tệ nạn xã hội.

Trong xã hội này, có nhiều người luôn sống theo phương châm:”Vui có chừng-Dừng đúng lúc” thì cũng có không ít người từng ngày tiếp tay,làm lan truyền tệ nạn xã hội ra cộng đồng.Những người cả tin, sống ăn chơi,đua đòi để rồi cũng trở thành nạn nhân của tệ nạn xã hội that đáng phê phán. Đặc biệt nguy hiểm là nhiều người có hành vi chủ mưu, lôi kéo giới trẻ sa vào tệ nạn xã hội. Họ không ý thức được hậu quả mà mình gay ra đã tạo nên một lỗ hổng đen vào thế hệ trẻ mà chỉ biết hưởng lợi cho riêng mình.Những con người ích kỉ như vậy đáng phải chịu vô số những hình phạt nghiêm khắc nhất của pháp luật và sự cắn rứt giày vò của toà án luong tâm.

Trên thế giới cũng có hàng vạn tấm gương sáng bước ra từ tệ nạn xã hội để sống tốt đẹp hơn và là người có ích cho cộng đồng.Họ xứng đáng nhận được sự thuong yêu và trân trọng của mọi người.Biết đứng lên để làm lại từ đầu sau những vấp ngã mới là điều đáng quý nhất.Từ đó, chúng ta hãy gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người về những tác hại của tệ nạn xã hội và làm những biện pháp thiết thực nhất để tệ nạn xã hội không còn là nỗi ám ảnh chung của toàn nhân loại.

Đề 1:
Trong thư gởi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ đã thiết tha căn dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Lời nhắn nhủ của Bác một lần nữa càng giúp ta thấm thía hơn vai trò, trách nhiệm của thế hệ với tương lai đất nước. "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Cuộc đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Vâng, tuổi trẻ là chặng đời con người có thể có những đóng góp lớn lao nhất cho xã hội. Vì sao vậy? Bởi lẽ, tuổi trẻ là tuổi sung sức nhất trong cuộc đời mỗi con người. Tuổi trẻ là tuổi ôm ấp bao ước mơ, hoài bão. Tuổi trẻ là tuổi năng động và sáng tạo. Tuổi trẻ cũng là tuổi có sức bật mạnh hơn hết thảy. Với tất cả những phẩm chất tinh tuý ấy, không bàn cãi gì nữa, thế hệ trẻ sẽ là những chủ nhân của đất nước, sẽ là nguồn động lực hàng đầu trong công cuộc xây dựng một đất nước phát triển và giàu mạnh. Song, để có thể sống và đóng góp một cách trọn vẹn, viên mãn nhất cho đất nước, tuổi trẻ cũng cần chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết để tiến vào tương lai, đảm đương vai trò, sứ mệnh thiêng liêng của mình. Tuổi trẻ ấy không ai khác chính là chúng ta, thế hệ học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Vậy, chúng ta phải chuẩn bị những gì cho hàng trang đi vào tương lai? Thiết nghĩ, trước hết chúng ta phải là những con người có đọc dức tốt, có nhân cách cao đẹp. Đồng thời, phải không ngừng nỗ lực để nâng cao tri thức, hiểu biết, trí tuệ nhằm đem tài năng của mình phục vụ cho Tổ quốc. Nghĩa là, mỗi người phải phần đấu để trở thành con người toàn diện, vừa có đức, vừa có tài. Lời Bác dạy vẫn còn đó: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Con đường tiếp cận tri thức của nhân loại là cả một hành trình không mệt mỏi, không có chỗ dừng. Để có thể thực sự trở thành những chủ nhân vững vàng của đất nước tương lai, ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta phải không ngừng học tập, nắm bắt một cách đầy đủ những kiến thức cơ bản để có thể tiến xa hơn trên con đường khám phá tri thức nhân loại, trở thành lực lượng lao động tri thức, trở thành những con người cốt cán của thời đại khoa học kĩ thuật. Tương lai đất nước phụ thuộc vào việc học của chúng ta. Lời nhắn nhủ của Bác đặt trong hoàn cảnh hiện nay càng sâu sắc hơn bao giờ hết. Sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, của hoa học tự nhiên, khoa học xã hội sẽ không chấp nhận những ai bằng lòng với những gì mình đang có.Điều đó cũng có nghĩ làm không chịu học, không ham học thì chúng ta sẽ bị tụt hậu. Chắc chắn, sứ mệnh của những chủ nhân tương lai sẽ không phải là chúng ta. Điều này quả là ngoài ý muốn của những ai biết yêu Tổ quốc, giống nòi, biết tự hào với truyền thống cao đẹp của "con Hồng cháu Lạc". Vậy chúng ta phải học tập như thế nà để có thể đáp ứng được yêu cầu lớn lao đó? Thiết nghĩ, mỗi người phải ý thức rõ vai trò chủ nhân tương lai đất nước. Không ngừng học tập và học hỏi, học với tất cả sự nhiệt tình và niềm say mê khám phá không ngừng để tiếp cận chân lí của tri thức nhân loại. Xác định rõ mục tiêu học tập vinh quang ấy, mỗi học sinh phải xem những tấm gương hiếu học, những gương mặt tài năng trẻ không chỉ là niềm tự hào của tuổi trẻ chúng ta mà còn là cái đích vươn lên của mỗi con người. Trau dồi kiến thức, học đến đâu chắc đến đó; kết hợp học với hành, lí thuyết gắn với thực nghiệm để có kích thích sáng tạp; tìm tòi cái mới. Và tất nhiên, không bao giờ quên ý thức trau dồi trở thành con người toàn diện cả tài và đức. Bởi chỉ thực sự có tài và có đức thì mới mong đóng góp được nhiều cho đất nước, cho dân tộc. Bác mong các cháu ma khôn lớn Nối gót ông cha bước kịp mình.
(Tố Hữu) Lời Bác dạy và mong ước tha thiết của Người sẽ mãi là lẽ sống đẹp của mỗi chúng ta, hôm nay và mai sau. Bạn, tôi và tất cả chúng ta chắc chắn sẽ là những chủ nhân xứng đáng của đất nước. Và, tất nhiên phải bắt đầu ngay từ bây giờ, những gì cần thiết nhất để hoàn thành sứ mệnh của tương lai.

Đề 2:
Từ xưa đến nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp. Bởi vì chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên, đều được sinh ra từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ nên truyền thống “lá lành đùm lá rách cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quí ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài chứng minh dưới đây
Nói văn học dân tộc ta luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả không sai. Trước hết Văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì tình mẫu tử là cao quí hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “những ngày thơ ấu”, đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại lại vô cùng kính yêu, nhờ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoán cảnh khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Quả là đáng quí phải không các bạn! Thật đúng với câu ca dao:
“Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
Và chắc hẳn, những người nào đã và đang học cấp II đều biết đến truyện “cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến cảnh 2 anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gửi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình:
“Anh em như thể tay chân
rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè... hay nói chung đó là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn để cập đến qua các câu ca dao như:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hoặc câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Cũng với ‎ nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ hơn về từ “đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quận có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần.
Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
Rồi câu chuyện “sọ dừa” cũng không kém phần ‎í nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô con gái út đối với sọ dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc sọ dừa một cách tận tình mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thực sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ.
Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một người độc ác, “bề ngoài thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé-đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “sống chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải không các bạn! Đến cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa lúa mà bị cuốn trôi hết, tình cảnh thật thảm sầu. Chính cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê, hay chính là đại diện cho tầng lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người dân. Thật đau xót cho số phận người dân thời ấy!
Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả… đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau
còn đây là dàn ý
1. Mở bài:
Văn học là nghệ thuật sáng tạo mà nhà thơ nhà văn dùng ngôn từ của mình để diễn đạt và thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm. Một đặc điểm chung mà bất kì tác phẩm nào cũng có chính là văn học luôn gắn với tình thương.

2. Thân bài:
a) Tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc:
Có nhiều tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương đất nước và tinh thần tự hào dân tộc rất cao của tác giả cũng như của chính đọc giả. Đó là tình cảm mà mỗi người khi sinh ra đều có được.
D/c: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Từ ấy (Tố Hữu), Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Làng (Kim Lân), Quê hương (Tế Hanh)...
b) Tình cảm gia đình:
Mỗi con người khi sinh ra và lớn lên trong mái ấm gia đình đều cảm nhận được tình yêu mà mọi người dành cho mình cũng như của mình với mọi người trong gia đình. Một thứ tình cảm mà chỉ có máu mủ ruột rà mới hiểu được. Ngoài ra tình cảm vợ chồng cũng là thứ tình cảm rất gắn bó.
D/c: Nói với con (Y Phương), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi), Vợ nhặt (Kim Lân), Con cò (Chế Lan Viên)
c)Tình nhân ái giữa con người với con người:
Con người khác con vật ở chỗ biết tư duy, suy nghĩ và yêu thương nhau. Dù có khác biệt nhau về màu da, chủng tộc hay không cùng ngôn ngữ, không cùng gia đình, dòng họ nhưng đã là người thì phải sống yêu thương, chan hòa, một tình yêu không bó gọn trong phạm vi nhất định mà nó mở rộng ra toàn nhân loại, yêu tất cả con người. Ngoài ra còn có sự thương xót của tác giả với từng số phận, từng nhân vật, là tiếng kêu thống thiết cho những con người đáng được thương cảm.
D/c: Chí phèo (Nam Cao), Lão Hạc (Nam Cao), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Đời thừa (Nam Cao)...
3. Kết bài: tổng kết nội dung, khẳng định lần nữa, nêu ý nghĩa trong cuộc sống.
Có tham khảo google
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: hoangnga2709

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề 1: Tuổi trẻ và tương lai đất nước.
Đề 2: Văn học và tình thương.
Đề 3: Hãy nói " không" với các tệ nạn xã hội.
Giúp em với tuần sau em làm kiểm tra ^^ Cho em dàn ý cũng được ạ. Bài này nhất định phải đạt điểm cao tại bài này là bài viết cuối cùng rồi ạ ^^
Đề 1:
1. Mở bài
- Việc học của tuổi trẻ quyết định tương lai đất nước
- Nêu quan niệm của Bác

2.Thân bài:
- " tuổi trẻ " họ là những ai? Vc học của tuổi trẻ có ý nghĩa gì cho đất nước?
+ Tuổi trẻ: những người còn trẻ, đang ở độ tuổi đến trường, lao động, cống hiến cho đất nước
+ Việc học của tuổi trẻ làm rạng danh tương lai đất nước, làm cho đất nước vững mạnh sánh vai vs các cường quốc 5 châu
- Vì sao vc học của tuổi trẻ làm rạng danh tương lai đất nước?
+ Nếu tuổi trẻ ko học tập sẽ k làm rạng danh tương lai đất nước :
. Ko học thì ko có tri thức, kinh nghiệm, vốn sống, tay nghề, ko thể nuôi sống bản thân
. Ko học sẽ trở thành vô ích, là gánh nặng cho gđình và xã hội
. Tuổi trẻ ko học lãng phí tgian, skhoe, trí tuệ ( vì tuổi tre có sự nhanh nhạy để có thể tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại)
( lấy dẫn chứng cụ thể từ những tấm gương sáng cho thấy tuổi trẻ học tập làm rạng danh tương lai đất nước )
- Hs chúng ta có thể làm gì?
+ Đầu tiên, học là bổn phận quan trọng nhất
. Học phải có phương pháp
. Quan trọng phải tìm mục đích để học ( đó là làm rạng danh tương lai đất nước, có ích cho xh,... )
+ Sử dụng những gì mình đã học cho cuộc sống thiết thực
3.Kết bài: khẳng định lại vai trò quan trọng của tuổi trẻ và tương lai đất nước. Và liên hệ bản thân
 
  • Like
Reactions: hoangnga2709

Kaorikute

Học sinh
Thành viên
9 Tháng tư 2017
16
8
21
TPHCM
Giúp mình đề này đc ko: viết 1 vb ngắn (10-12 câu) trình bày cảm nghĩ về hình ảnh người dân chài lưới trong bài Quê hương qua 2 câu thơ:" Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng. Cả thân hình nồng thở vị xa xăm"
Mình cần gấp lắm hicc
 
  • Like
Reactions: hoangnga2709

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Giúp mình đề này đc ko: viết 1 vb ngắn (10-12 câu) trình bày cảm nghĩ về hình ảnh người dân chài lưới trong bài Quê hương qua 2 câu thơ:" Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng. Cả thân hình nồng thở vị xa xăm"
Mình cần gấp lắm hicc
Em tham khảo nhé ^^
Bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh mang đậm hương vị nồng mặn của biển khơi:

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm."

Hai câu thơ là một bức tranh vẽ phác về hình ảnh dân chài. Đó là những con người dường như được sinh ra từ biển. Cuộc sống biển khơi dãi dầu mưa nắng làm cho làn da “ngăm rám” lại, trong cả “hơi thở” của thân hình cũng là hương vị xa xăm của biển. Hai câu thơ không phải chỉ là sự miêu tả đơn thuần mà nó là sự cảm nhận bằng cả một tâm hồn sâu sắc với quê hương.Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. "Làn da ngăn rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi., từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa., "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề 1: Tuổi trẻ và tương lai đất nước.
Đề 2: Văn học và tình thương.
Đề 3: Hãy nói " không" với các tệ nạn xã hội.
Giúp em với tuần sau em làm kiểm tra ^^ Cho em dàn ý cũng được ạ. Bài này nhất định phải đạt điểm cao tại bài này là bài viết cuối cùng rồi ạ ^^
Đề 2:
1/ Mở bài:
+ Văn học truyền miệng hay trên những trang giấy biết phản ánh tâm tư tình cảm của mình trên những trang giấy
+ Văn học đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó với con người.
2/ Thân bài:
- Văn học giúp cho con người chung sống với nhau bằng tình cảm đẹp đẽ, sự sẻ chia và cảm thông:
+ Là sợi dây liên kết vô hình khiến con người xích lại gần nhau hơn.
+ Mang thiên chức truyền tải tình thương, gắn kết người với người
=> Văn học vô cùng quan trọng đối với cuộc sống tinh thần của con người.
- Văn học là nhân học bởi có tính nhân văn:
+ Là chiếc chìa khoá vàng mở rộng lòng nhân ái trong tâm hồn, phát triển nhân cách tốt đẹp.
+ Chứa đựng trong nó muôn vàn những sự quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia hay gọi tắt là là tình thương.
+ Thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau của con người. Đó cũng là khi những nhà văn, thi sĩ bộc lộ sự thương cảm xót xa sâu sắc đối với những mảnh đời, thân phận bất hạnh; phê phán gay gắt những việc làm sai trái và những kẻ chà đạp lên con người; hay là lời ca ngợi vẻ đẹp quê hương, thiên nhiên, đất nước.
+ Trau dồi tình thương, gợi cảm xúc cho con người, làm cho họ gắn bó với nhau.
3/ Kết bài:
+ Ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người”.
+ Tạo nên những điều tốt đẹp nhất cho con người giúp con người phát triển theo một định hướng chung để ngày một hoàn thiện.
+ Liên hệ bản thân
 
  • Like
Reactions: hoangnga2709

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Nãy bấm lộn chị ạ =)) hihi
Ok e. Chào mừng e đến với diễn đàn học mãi ^^
E hãy xem hướng dẫn ở đây để có thể giao lưu cùng bạn bè khắp đất nước tốt hơn nhé ^^
https://diendan.hocmai.vn/threads/huong-dan-su-dung-dien-dan-hocmai.607512/
P/s: Hãy luôn theo dõi box Văn ở diễn đàn để nhận đc sự hỗ trợ và giúp đỡ hiệu quả nhất e nhé ;)
Chúc e học tốt ^^
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề 1: Tuổi trẻ và tương lai đất nước.
Đề 2: Văn học và tình thương.
Đề 3: Hãy nói " không" với các tệ nạn xã hội.
Giúp em với tuần sau em làm kiểm tra ^^ Cho em dàn ý cũng được ạ. Bài này nhất định phải đạt điểm cao tại bài này là bài viết cuối cùng rồi ạ ^^
Đề 3:
1/ Mở bài:
- Thực trạng của nước ta
- Cần có thái độ nghiêm túc, kiên quyết bài trừ, đứng lên nói “không” với ma tuý nói riêng và nói “không” với các tệ nạn xã hội nói chung.
2/ Thân bài:
- Định nghĩa về tệ nạn xã hội: Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
- Dẫn chứng:
+ Chọn ma túy nhé :D
+ Chúng ta chưa thực sự biết được mức độ nguy hiểm của nó. Ma túy có nhiều dạng khác nhau như dạng viên, dạng bột, hồng phiến, bạch phiến, thuốc…và được sử dụng bằng nhiều hình thức hút, chích, hít... Nó được coi là tệ nạn đáng sợ nhất vì sức dẫn dụ con người không kể tuổi tác và khả năng gây nghiện nhanh chóng.
+ Ma túy không chỉ gây tác hại cho cá nhân người sử dụng mà còn cho cả gia đình và toàn xã hội.
  • Đối với cá nhân: sức khỏe của người nghiện bị suy kiệt, họ trông xơ xác, gầy gò, không còn sức sống và hầu như mất khả năng lao động, không thể làm ra tiền.
  • Đối với gia đình có người nghiện ma túy thì bầu không khí luôn ảm đạm, nặng nề, những người thân của họ luôn phải buồn rầu vì họ; rồi dẫn đến sức khỏe yếu đi kéo theo chất lượng lao động – thu nhập gia đình theo đà mà suy sụp.
  • Đối với xã hội thì xã hội phải gánh chịu phí tổn chữa chạy cho người nghiện; bên cạnh đó trật tự an toàn xã hội bị ảnh hưởng, các tội phạm hình sự gia tăng, sức lao động của cộng đồng suy yếu
- Giải pháp và hành động:
+ Đưa người nghiện ma tuý đi cai nghiện, tạo điều kiện để họ vui sống, lạc quan và hoà nhập tốt hơn với cộng đồng.
+ Tuyên truyền và giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người thấy được hậu quả tác hại của tệ nạn ma túy.
+ Vận động đồng bào các dân tộc miền núi phá bỏ trồng cây thuốc phiện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có sự hỗ trợ của Nhà nước.
+ Tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, lưu thông các chất ma túy trong phạm vi cả nước, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc kiểm soát ma túy.
3/ Kết bài:
- Học sinh cần rèn cho mk tính tự giác, bản lĩnh trước lời "dỗ ngọt" của tệ nạn xã hội
- Ra sức giúp đỡ những người sa vào các tệ nạn xã hội; tuyên truyền cho mọi người cần bài trừ để xây dựng một xã hội an toàn, lành mạnh, văn minh.
- Liên hệ bản thân
 
Top Bottom