Văn [ Lớp 8 ] Ôn tập

Jones Jenifer

Học sinh tiến bộ
Thành viên
10 Tháng tám 2017
580
1,740
229
19
Du học sinh
Surrey School
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ Số phận và cuộc đời của người nông dân xưa và nay.
2/ giá trị tình yêu thương của nghệ thuật chân chính.
3/ Vẻ đẹp trong nhân cách của chị Dậu.
4/ Cái chết của Lão Hạc.
5/ Kiệt tác của cụ Bơ men và sự hồi sinh của Giôn - xi.
6/ Thành ngữ " tức nước vỡ bờ " nghĩa là gì ? tại sao tác giả lại chọn thành ngữ này cho đoạn trích của Ngô Tất Tố trong tác phẩm Tắt đèn.
7/ Nêu giá trị đặc sắc của Lão Hạc.
8/ Nhân vật chị Dậu để lại hình ảnh gì ?
9/ Tại sao Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác ?
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
1/ Số phận và cuộc đời của người nông dân xưa và nay.
2/ giá trị tình yêu thương của nghệ thuật chân chính.
3/ Vẻ đẹp trong nhân cách của chị Dậu.
4/ Cái chết của Lão Hạc.
5/ Kiệt tác của cụ Bơ men và sự hồi sinh của Giôn - xi.
6/ Thành ngữ " tức nước vỡ bờ " nghĩa là gì ? tại sao tác giả lại chọn thành ngữ này cho đoạn trích của Ngô Tất Tố trong tác phẩm Tắt đèn.
7/ Nêu giá trị đặc sắc của Lão Hạc.
8/ Nhân vật chị Dậu để lại hình ảnh gì ?
9/ Tại sao Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác ?
Tập trung ở các điểm
1. Liên hệ với cuộc đời người nông dân qua Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc để liên hệ với cuộc đời người nông dân ngày nay
2. Nghệ thuật vị nhân sinh trong Chiếc lá cuối cùng
3. Vẻ đẹp trong nhân cách chị Dậu : là người yêu thương chồng con, đảm đang, tháo vát gánh vác việc nhà, là biểu tượng người phụ nữ mang phẩm chất giàu đức hi sinh, nhân hậu nhưng rất đỗi mạnh mẽ, kiên cường
4. Bàn về cái chết của lão Hạc: Là cái kết ám ảnh, để lại dư ba trong lòng độc giả. Đó là cái chết nhưng cũng là hồi chuông cảnh tỉnh lương tâm con người mang sức tố cáo mạnh mẽ , là cái chết dữ dội mang đậm giá trị hiện thực cũng như thẫm đượm giá trị nhân văn sâu sắc
- Cái chết của người cha hi sinh vì hạnh phúc của con mình
- Cái chết của sự áy náy, muốn chuộc lại lỗi lầm với cậu Vàng
- Cái chết của sự tũng quẫn, không muốn vẩn đục về mặt nhân cách con người, là sự giải phóng cho chính mình của lão Hạc
~> Sự tố cáo mạnh mẽ thế lực đã dồn đẩy người nông dân đến "cùng đường tuyệt lộ"
~> Bài học về tình người, tình cha con, cái đói nghèo thời "nghìn cân treo sợi tóc" sóng cùng phẩm chất đáng quý của con người - lòng tự trọng
5. Kiệt tác của cụ Bơ men và sự hồi sinh của Giôn xi nghệ thuạt vị nhân sinh, đề cập đến thiên chức của người nghệ sĩ
6.
- Tức nước vỡ bờ: Nước đầy, với cường độ mạnh mẽ sẽ khiến vỡ bờ
- Xét trong hoàn cảnh của tác phẩm có sự tương đồng : Con người bị đàn áp quá mức tất sẽ đứng lên đấu tranh
7. Giá trị đặc sắc
- Xét về phương diện nội dung :giá trị hiện thực và giá trị nhân đao
- Xét về phương diện nghệ thuật: Bút pháp khắc hoa nhân vạt, ngôn ngữ, hình ảnh....
8. Chị Dậu không những là hình ảnh phản chiếu chân thực cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám mà còn là hình ảnh người phụ nữ Việt
9. Kiệt tác : Vẽ sinh động, phản ánh đúng bản chất của nghệ thuật , được vẽ bởi tay cụ bơ men và đánh đổi bằng chính tính mạng....
 
  • Like
Reactions: Snowball fan ken

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
1/ Số phận và cuộc đời của người nông dân xưa và nay.
2/ giá trị tình yêu thương của nghệ thuật chân chính.
3/ Vẻ đẹp trong nhân cách của chị Dậu.
4/ Cái chết của Lão Hạc.
5/ Kiệt tác của cụ Bơ men và sự hồi sinh của Giôn - xi.
6/ Thành ngữ " tức nước vỡ bờ " nghĩa là gì ? tại sao tác giả lại chọn thành ngữ này cho đoạn trích của Ngô Tất Tố trong tác phẩm Tắt đèn.
7/ Nêu giá trị đặc sắc của Lão Hạc.
8/ Nhân vật chị Dậu để lại hình ảnh gì ?
9/ Tại sao Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác ?
Từ đoạn trích Tức nước vờ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, người đọc thấy được tình cảnh túng quẫn, nghèo khổ cùng đường của tầng lớp nông bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến.



  • Nói về cuộc đời. Đây là những số phận thật nghiệt ngã, thương tâm, nghèo khổ, bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến cái nghèo khổ cùng cực trước cảnh sưu thuế tàn nhẫn, như gia đình chị Dậu phải bán chó, bán con và đẩy người ta vào cảnh khốn quẩn như lão Hạc.
  • Nói về tính cách: Cũng từ các tác phẩm này ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng nhân hậu, sự hi sinh với người thân như thế nào
    • Ở Tức nước vỡ bờ là sự nhẫn nhịn sự hi sinh vì chồng con và cũng là sức mạnh phản kháng của con người khi bị đẩy đến bước đường cùng.
    • Còn ở truyện Lão Hạc là ý thức về nhân cách, về lòng tự trọng trong nghèo nàn, khổ cực.
Như vậy, nếu vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu là sức mạnh cua tình thương yêu, của tiềm năng phản kháng thì vẻ đẹp của lão Hạc là vẻ đẹp của nhân cách, giống như “thanh âm trong trẻo giữa những bản nhạc xô bồ”.
Nguon: tech12 Hay hì like
 
Top Bottom