Văn [Lớp 8] Nội dung và nghệ thuật của văn bản

Ngô Trọng Nhân

Học sinh mới
Thành viên
1 Tháng mười 2017
22
4
6
20
Bà Rịa - Vũng Tàu
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nêu nội dung và nghệ thuật của các văn bản sau:
Tôi đi học (Thanh Tịnh);
Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng);
Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố);
Lão Hạc (Nam Cao);
Cô bé bán diêm (An-đéc-xen);
Đánh nhau với cối xay gió (Xéc-van-tét);
Chiếc lá cuối cùng (Ơ Hen-ri);
Hai cây phong (Ai-ma-tốp);
 

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
20
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
Nêu nội dung và nghệ thuật của các văn bản sau:
Tôi đi học (Thanh Tịnh);
Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng);
Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố);
Lão Hạc (Nam Cao);
Cô bé bán diêm (An-đéc-xen);
Đánh nhau với cối xay gió (Xéc-van-tét);
Chiếc lá cuối cùng (Ơ Hen-ri);
Hai cây phong (Ai-ma-tốp);
Nó có hết ở trong ghi nhớ đấy bạn học qua rồi thì bạn phải mở lại tự xem kiến thức giáo viên dạy trên lớp ấy có hết nội dung và nghệ thuật mà
Chúc bạn học tốt!
 

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
Nêu nội dung và nghệ thuật của các văn bản sau:
Tôi đi học (Thanh Tịnh);
Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng);
Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố);
Lão Hạc (Nam Cao);
Cô bé bán diêm (An-đéc-xen);
Đánh nhau với cối xay gió (Xéc-van-tét);
Chiếc lá cuối cùng (Ơ Hen-ri);
Hai cây phong (Ai-ma-tốp);
Nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Hai cây phong của Ai-ma-tốp
1. Nội dung
Phần trích Hai cây phong trong sách giáo khoa do người biên soạn đặt. Bối cảnh của truyện là một vùng quê hẻo lánh thuộc Cư-rơ-gư-xtan giữa những năm 20 của thế kỉ XX khi nơi đây tư tưởng phong kiến và gia trưởng còn nặng nề, do đó phụ nữ và trẻ mồ côi bị coi thường và rẻ rúng.

Đoạn trích thể hiện tình yêu quê hương đất nước thông qua những cảm xúc bồi hồi của người kể về hai cây phong từng gắn bó với tuổi học trò trong kí ức và trong hiện tại.
Hình ảnh hai cây phong được miêu tả với một tâm trạng đầy xúc động của người kể chuyện. Nó dẫn dắt người đọc trở lại với 40 năm trước để chứng kiến những tình cảm sâu nặng giữa thầy Đuy-sen và cô trò nhỏ An-tư-nai. Người kể chuyện xưng "tôi" (có lúc là "chúng tôi") cũng là người gắn bó với làng quê Ku-ku-rêu, nơi có hai cây phong thân thuộc, gắn với bao kỉ niệm tuổi thơ của mình.

2. Nghệ thuật
Trong văn bản này, mặc dù không thể đồng nhất giữa "tôi" (hoặc "chúng tôi") với tác giả song rõ ràng là nhà văn đã uỷ thác cho người kể chuyện xưng "tôi" một vai trò quan trọng: người chứng kiến và kể lại câu chuyện.

Dưới hình thức kể chuyện này, tác giả như là người đứng ngoài, không can dự vào câu chuyện nhưng thực chất là đã ẩn mình (ở một mức độ nào đó) vào "tôi". ở đây, bằng một giọng trầm tha thiết, "tôi" say sưa kể về làng Ku-ku-rêu, về hai cây phong với mạch xúc cảm dào dạt. Từ đoạn "Vào năm học cuối cùng..." đến "... sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia", người kể lại xưng "chúng tôi". Trước đó, là xưng "tôi" (lưu ý ở đầu bài văn có hai lần "chúng tôi" xuất hiện nhưng nó nằm trong cụm làng Ku-ku-rêu chúng tôi chứ không phải là ngôi xưng để kể). Đến cuối văn bản, người kể trở lại với hình thức nhân xưng "tôi".

Thực chất, đứng ở góc độ kể thì "chúng tôi" cũng từ "tôi" mà ra. Khi hồi nhớ về kỉ niệm cùng "bọn con trai" ngày ấy, người kể xưng "chúng tôi" nghĩa là nhân danh cho cả những đứa trẻ cùng trang lứa. Dù thế thì xúc cảm cụ thể, cái nhìn cụ thể vẫn thuộc về "tôi" - Cũng có thể nói đến sự lồng ghép của hai mạch kể ("tôi" và "chúng tôi"). Mạch kể "chúng tôi" được lồng vào giữa, nằm trong sự chi phối của mạch kể "tôi". Chúng ta được chiêm ngưỡng một bức tranh tuyệt đẹp, ở đó hình ảnh hai cây phong được đặt trong nền cảnh làng Ku-ku-rêu với không gian bao la của cao nguyên, thung lũng, đồng cỏ...

Bằng con mắt của một hoạ sĩ thực thụ và mối giao cảm tinh tế, người kể chuyện đã phác hoạ thật tài tình vẻ đẹp, thần sắc của hai cây phong: "rì rào", "thì thầm", "im bặt", "thở dài", "reo vù vù", "tim đập rộn ràng", "vẻ thảng thốt", "vui sướng", "xào xạc"... Tất cả những từ ngữ ấy khiến hình ảnh hai cây phong trở nên "sinh động khác thường".
#net hay hìlike
 
  • Like
Reactions: Kanato@gmail.com
Top Bottom