Vật lí [Lớp 8] Chuyển động cơ học

Nguyễn Phúc Mạnh

Học sinh
Thành viên
11 Tháng bảy 2017
15
6
21
20
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người có thể chỉ giúp em hướng làm bài tập này được không ạ? Em chỉ cần hướng làm thôi ạ. Em cảm ơn!
Có ba người khởi hành cùng lúc trên một quãng đường AB = 48km. Người thứ nhất đi từ A đến B với vận tốc v1 = 8km/h, người thứ hai và người thứ ba đi từ B về A với vận tốc lần lượt là v2 = 4km/h và v3=15km/h. Người thứ ba đi đến gặp người thứ nhất với vận tốc v3 rồi quay ngược trở lại đi về phía người thứ hai với vận tốc v = 10km/h, trong lúc đó người thứ nhất vẫn tiếp tục di chuyển. Khi người thứ ba gặp người thứ hai, người thứ ba lại quay ngược trở lại đi về phía người thứ nhất với vận tốc v3. Gặp người thứ nhất lại đi về phía người thứ 2 với vận tốc v. Cứ như thế cho đến khi 3 người gặp nhau. Hỏi kể từ lúc khởi hành cho tới khi 3 người gặp nhau thì tổng quãng đường người thứ ba đi được là bao nhiêu?
 
  • Like
Reactions: Ng.Klinh

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
- gọi quãng đường S1, S2 => S1 + S2 = AB
- liên hệ S1, S2 với v1, v2; t1, t2 [ S= v.t]
- khai thác dữ kiện: t1 = t2 = t
 

Mạc Tử Băng

Học sinh
Thành viên
22 Tháng tư 2017
28
7
41
20
Một chuyển động trong nửa đầu quãng đường, chuyển động có vận tốc không đổi v1, trong nửa quãng đường còn lại có vận tốc v2
Tính vận tốc trung bình của nó trên toàn bộ quãng đường. Chứng tỏ rằng vận tốc trung bình này không lớn hơn trung bình cộng của hai vận tốc v1, v2.

Mọi người giúp mình với ạ. Mình cảm ơn! :p
 

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
Một chuyển động trong nửa đầu quãng đường, chuyển động có vận tốc không đổi v1, trong nửa quãng đường còn lại có vận tốc v2
Tính vận tốc trung bình của nó trên toàn bộ quãng đường. Chứng tỏ rằng vận tốc trung bình này không lớn hơn trung bình cộng của hai vận tốc v1, v2.
gọi nửa quãng đường là s => cả quãng là 2s
thời gian đi quãng đầu [tex]t1=\frac{s}{v1}[/tex]
thời gian đi quãng sau [tex]t2=\frac{s}{v2}[/tex]
ta có [tex]vtb=\frac{2s}{t1+t2}=\frac{2s}{\frac{s}{v1}+\frac{s}{v2}}=\frac{2v1v2}{v1+v2}[/tex]
chứng minh
[tex]\frac{v1+v2}{2}-\frac{2v1v2}{v1+v2}\geq 0[/tex]
=> [tex]\frac{(v1+v2)^{2}-4v1v2}{2.(v1+v2)}\geq 0[/tex]
tử thì tách ra dừng hằng đăng thức là ok
mẫu luôn lớn hơn 0 => đpcm
 

Tưi Tưi

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng sáu 2017
493
696
119
22
Gọi t là thời gian kể từ lúc khởi hành đến khi 3 người gặp nhau
Ta có
[tex]t=\frac{AB}{v_{1}+v_{2}}=\frac{48}{8+4}=\frac{48}{12}=4(h)[/tex]
Gọi t1, s1 là thời gian và quãng đường người 3 đi với vận tốc v3
t2, s2 là thời gian người 3 đi với vận tốc v
Ta có
[tex]t_{1}=\frac{s_{1}}{v_{1}} ; t_{2}=\frac{s_{2}}{v_{2}}[/tex]
=> s1 =15t1 ; s2 = 15t2
Giả sử sau thời gian Δt kể từ lúc xp thì người 3 gặp người 1 tại C
[tex]\Rightarrow \Delta t=\frac{48}{8+15}=\frac{48}{23}[/tex]
Quãng đường mà người 3 đi được Δs = v3. Δt = 15 . 48/23 = 720/23
Maf s1 - s2 = Δs
=> 15t1 - 10t2 = 720/23 (1)
Mặt khắc t1 + t2 = t = 4 (2)
Từ (1) và (2) ta có hpt
Giải hệ được t1 ≈ 2,9(h) , t2 ≈ 1,1 (h)
Từ đó tính được s1, s2
Qđ người 3 đi là s3 = s1 + s2 = ...
 

Nguyễn Phúc Mạnh

Học sinh
Thành viên
11 Tháng bảy 2017
15
6
21
20
Hà Nội
Gọi t là thời gian kể từ lúc khởi hành đến khi 3 người gặp nhau
Ta có
[tex]t=\frac{AB}{v_{1}+v_{2}}=\frac{48}{8+4}=\frac{48}{12}=4(h)[/tex]
Gọi t1, s1 là thời gian và quãng đường người 3 đi với vận tốc v3
t2, s2 là thời gian người 3 đi với vận tốc v
Ta có
[tex]t_{1}=\frac{s_{1}}{v_{1}} ; t_{2}=\frac{s_{2}}{v_{2}}[/tex]
=> s1 =15t1 ; s2 = 15t2
Giả sử sau thời gian Δt kể từ lúc xp thì người 3 gặp người 1 tại C
[tex]\Rightarrow \Delta t=\frac{48}{8+15}=\frac{48}{23}[/tex]
Quãng đường mà người 3 đi được Δs = v3. Δt = 15 . 48/23 = 720/23
Maf s1 - s2 = Δs
=> 15t1 - 10t2 = 720/23 (1)
Mặt khắc t1 + t2 = t = 4 (2)
Từ (1) và (2) ta có hpt
Giải hệ được t1 ≈ 2,9(h) , t2 ≈ 1,1 (h)
Từ đó tính được s1, s2
Qđ người 3 đi là s3 = s1 + s2 = ...
Em cảm ơn chị vì đã giải hẳn ra cho e mặc dù e bảo là chỉ cần cách làm :3
Cơ mà chỗ s2 = 15t2 phải là s2=10t2 chứ chị ...
Với cả cho e hỏi sao s1-s2=Δs vậy ạ?
 
  • Like
Reactions: Tưi Tưi
Top Bottom