Sử 8 [Lớp 8] Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp

phandoantrung@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng tám 2017
11
2
6
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn oi, giúp mình câu này với:
Nêu chính sách khai thác thuộc địa về kinh tế lần I của thực dân Pháp được tiến hành ở VN năm 1897-1914. Giải thích tại sao thực dân Pháp lại đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cho VN. Nêu tác động, mặt tích cực và tiêu cực của chính sách khai thác thuộc địa dưới nền kinh tế VN bấy giờ.
Thanhs nhìu!
 

Nhung Nguyễn

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng bảy 2017
662
576
134
20
Đồng Nai
THCS Lê Quang Định
Các bạn oi, giúp mình câu này với:
Nêu chính sách khai thác thuộc địa về kinh tế lần I của thực dân Pháp được tiến hành ở VN năm 1897-1914. Giải thích tại sao thực dân Pháp lại đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cho VN. Nêu tác động, mặt tích cực và tiêu cực của chính sách khai thác thuộc địa dưới nền kinh tế VN bấy giờ.
Thanhs nhìu!
* Chính sách khai thác thuộc địa về kinh tế lần I của thực dân Pháp được tiến hành ở VN năm 1897-1914
- Nông nghiệp: Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền
- Công nghiệp:
+ Tập trung khai thác than và kim loại
+ Đầu tư một số ngành khác như: xi măng, điện, chế biến gỗ
+ Xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường sắt, đường bộ để tăng cường bóc lột về kinh tế, phục vụ quân sự
- Thương nghiệp:
Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam được đánh thuế rất nhẹ hoặc miễn thuế, nặng nhất là thuế muối, thuốc phiện, rượu
 

Nhung Nguyễn

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng bảy 2017
662
576
134
20
Đồng Nai
THCS Lê Quang Định
Các bạn oi, giúp mình câu này với:
Nêu tác động, mặt tích cực và tiêu cực của chính sách khai thác thuộc địa dưới nền kinh tế VN bấy giờ.
Thanhs nhìu!
* Về kinh tế:
- Tích cực:
+ Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân
+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác là vơ vét sức người, sức của nhân dân thuộc địa. Do vậy:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt
+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.
* Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:
- Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.
- Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
- Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.
 

Chou Chou

Cựu Mod tiếng Anh
Thành viên
TV BQT được yêu thích nhất 2017
4 Tháng năm 2017
4,070
4,352
704
23
Phú Thọ
THPT Thanh Thủy
Giải thích tại sao thực dân Pháp lại đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cho VN.
TDP đầu tư cơ sở hạ tầng cho VN là để thuận tiện cho việc khai thác của chúng. VDụ như các cây cầu TDP xây để vận chuyển hàng hóa từ VN sang Pháp và ngược lại... nhưng người dân VN đã biết tận dụng những cơ sở hạ tầng đó để vận chuyển hàng hóa, buôn bán...
Nêu tác động, mặt tích cực và tiêu cực của chính sách khai thác thuộc địa dưới nền kinh tế VN bấy giờ.
- Tích cực: Du nhập 1 phương thức sản xuất mới: TBCN
- Hạn chế: + nhân dân mất ruộng đất
+ Tài nguyên cạn kiệt
+ Kinh tế VN phụ thuộc vào Pháp
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Các bạn oi, giúp mình câu này với:
Nêu chính sách khai thác thuộc địa về kinh tế lần I của thực dân Pháp được tiến hành ở VN năm 1897-1914. Giải thích tại sao thực dân Pháp lại đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cho VN. Nêu tác động, mặt tích cực và tiêu cực của chính sách khai thác thuộc địa dưới nền kinh tế VN bấy giờ.
Thanhs nhìu!

1. Về nội dung của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất do Toàn quyền Đông Dương là P. Doumer đề xướng, phần này có rất chi tiết trong SGK nên mình tạm thời nêu những nội dung cơ bản:
- Nông nghiệp: chủ yếu là cướp đất lập đồn điền; với mục đích dồn nông dân ra thành phố làm việc, trở thành công nhân
- Công nghiệp: Pháp chủ yếu khai mỏ và kim loại vì hai thứ này rất cần để buôn bán (có lời lãi cao) và phục vụ cho sự phát triển của công nghiệp chính quốc. Đầu tư thêm các cơ sở vật chất (khá hạn chế) chủ yếu để bóc lột nhanh hơn và cải thiện một phần đời sống của tầng lớp thượng lưu
- Xây dựng hệ thống giao thông nhằm phục vụ quân sự và buôn bán thuận lợi, dễ dàng đàn áp đấu tranh của nhân dân
- Độc quyền buôn bán nhằm bóc lột triệt để, đưa hết về chính quốc

2. Pháp muốn đầu tư nhiều cho Việt Nam vì vị trí chiến lược của nước ta, tiềm năng về tài nguyên và nhân công rất lớn. Với lý do này, Pháp đầu tư với số tiền không nhiều, nhưng chúng muốn thu tiền lời thật lớn bằng cách bóc lột cạn kiệt tài nguyên và nhân công với cường độ cao, thời gian hạn hẹp nhằm thu được nhiều nhất
 
  • Like
Reactions: phamkimcu0ng

Hakken Sarah

Học sinh mới
Thành viên
7 Tháng ba 2019
10
7
6
20
Du học sinh
Đại học điện ảnh Bắc Kinh-TQ
Các bạn oi, giúp mình câu này với:
Nêu chính sách khai thác thuộc địa về kinh tế lần I của thực dân Pháp được tiến hành ở VN năm 1897-1914. Giải thích tại sao thực dân Pháp lại đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cho VN. Nêu tác động, mặt tích cực và tiêu cực của chính sách khai thác thuộc địa dưới nền kinh tế VN bấy giờ.
Thanhs nhìu!
* Về kinh tế:
- Tích cực:
+ Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân
+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác là vơ vét sức người, sức của nhân dân thuộc địa. Do vậy:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt
+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.
* Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:
- Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.
- Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
- Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

chủ yếu là pháp đầu tư hạ tầng cho VN chủ yếu để thực hiện bóc lột thui
 
Top Bottom