Câu 1 : Những thuận lợi và khó khăn về dân cư và XH đối vs sự phát triển kinh tế hợp tác giữa các nước trong khu vực đông nam á :
- Thuận lợi :
*Dân cư :
+ Có lực lượng lao động dồi dào: dân số đông, trẻ (số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%), nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có nhiều khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.
+ Người lao động cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
* VH : + Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ), các nước Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại.
+ Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa, xã hội của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng, đó cũng là cơ sở thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển.
- Khó khăn :
* Dân cư : + lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn thiếu; vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống còn nhiều khó khăn…
+ Tình trạng thiếu lực lượng lao động bổ sung cho các ngành sản xuất.
+ Sự phân bố dân cư không đều dẫn đến tình trạng khai thác và sử dụng không hết tiềm năng của tài nguyên thiên nhiên.
* VH :
+ Là một quốc gia nhiều dân tộc, nên có sự khác biệt về trình độ kinh tế - xã hội giữa các dân tộc.
Câu 2 : Cơ hội , thách thức của Việt Nam trong ASEAN :
Cơ hội:
- Nền kinh tế VN được hội nhập với nền kinh tế khu vực.Tạo điều kiện cho KT Việt nam rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực.
- Tiếp thu những thành tựu cách mạng KHKT tiên tiến trên thế giới.Có điều kiện hợp tác vs các nước về văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật,..
- Tạo những điều kiện thuận lợi trong việc bảo vệ hòa bình an ninh khu vực, qua đó góp phần bảo vệ nền độc lập dân tộc
Thách thức:
- Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển kinh tế thì VN sẽ bị tụt hậu
- Sự cạnh tranh quyết liệt về kinh tế giữa các nước, trong khi xuất phát điểm của Việt Nam thấp hơn các nước.
- Dễ bị đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.