Phạm Duy Tốn là một trong những người có thành công đầu tiên về thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn Sống chết mặc bay của ông là một trong những thành tựu của dòng văn học hiện thực thuở sơ khai và được coi là bông hoa đầu mùa của thể loại truyện ngắn. Tác phẩm đã làm nổi bật lên hình ảnh của xã hội phong kiến xưa cũng như vạch trần bộ mặt lòng lang dạ thú của tên quan phụ mẫu. Mở đầu câu chuyện là hình ảnh của dân chúng đang từng giờ từng phút đối mặt với nguy hiểm của nước lũ mạnh và vô cùng hung dữ. Người đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào kè, bì bõm dưới bùn lầy, mươi gió lướt thướt, ướt như chuột lột. Vậy mà Quan phụ mẫu hắn uy nghi, chễm chệ trong đình. Bát sách, thất văn... lúc mau, lúc
khoản thật nhịp nhàng. Ngoài kia đàn sâu lũ kiến đang vùi mình dưới mưa cũng không bằng trong đình đang nước bài cao thấp. Quân như bị ma lực hút hồn vào một trăm hai mươi lá bài đen đỏ, mà quên đi tính mạng dân lành, thật đáng thương tâm. Quanh năm quần đâu có biết đến đời sống của dân chúng và công việc mình phụ trách, dưới cái ghế của quán có bao kẻ xu nịnh ôm chân vâng dạ. Tên quan ấy mang lột ngoài là cha mẹ của dân nhưng bên trong lại là một con người lòng lang dạ thú , một kẻ vô tâm mặc cho sự sống chết đang cần kề của những đứa con dân khốn khổ. Hắn đâu biết rằng, trong khi hắn mải mê với ván bài thì ngoài kìa , nước đã cháy thành dòng lũ lớn , cuốn trôi đi vạn vật, cướp đi mạng sống của bao nhiêu con người. Bằng nghệ thuật tương phản, tác giả Phạm Duy Tốn đã vạch trần và lên án thói vô trách nhiệm, nhẫn tâm, vô nhân đạo của bọn quan lại, chúng coi thường tính mạng nhân dân , chỉ lo ăn chơi cờ bạc và bóc lột dân đen đến tận xương tuỷ. Đó chính là những điều mà văn học thời ấy chưa thể nói lên hết được.