Sử [Lớp 7] văn hóa nước ta thế kỉ XVI - XVIII

Yoshino Kaidou

Banned
Banned
10 Tháng một 2018
108
545
89
Hà Nội
Băng Đảng "Cứt"
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Văn học nước ta thế kỉ XVI - XVIII phát triển như thế nào ?
+ Về văn học chứ Hán
+ Văn học chứ Nôm
+ Văn học dân gian ( điêu khắc - sân khấu )
2.Suy nghĩ về sự phát triển của văn học chữ Nôm thời kì này ?

Nghệ thuất dân gian gồm mấy loại hình? Cho ví dụ

nêu hiểu biết của em về Đào Duy Từ , Nguyễn Bỉnh Khiêm . Nêu những tác phẩm nổi tiếng của 2 ông
em biết gì về Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan .

Nêu hiểu biết của em về nhưng toon giáo đã biết ở nc ta thời kì này
Trong thời kì này , ngoài những tôn giáo đã biết thì nước ta xuất hiện thêm tôn giáo nào ?
 
Last edited by a moderator:

Băng _Băng-water

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng mười một 2017
244
233
99
23
Thái Bình
nêu hiểu biết của em về Đào Duy Từ , Nguyễn Bỉnh Khiêm . Nêu những tác phẩm nổi tiếng của 2 ông
em biết gì về Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan .
Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1585, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại (nay là xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng). Sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc (cháu ngoại quan thượng thư Nhữ Văn Lan) có học vấn, cả hai thân mẫu đều là những người có văn tài học hạnh nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương. Nhất là phụ mẫu của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tương truyền bà là người giỏi giang văn tài và tinh thông địa lý, tướng số. Ngay từ khi Nguyễn Bỉnh Khiêm cất tiếng khóc chào đời, thấy con mình có tướng mạo khác thường, bà đã dốc lòng đào tạo con trai thành một tài năng giúp nước, cứu đời. Niềm thôi thúc đó khiến Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm tìm được thầy học có đạo cao đức cả là cụ bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Với trí tuệ mẫn tiệp, thông minh từ nhỏ, lại gặp thầy giỏi khác nào như rồng gặp mây. Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm thành tài năng kiệt xuất nổi tiếng. Và sau này, tài học vấn uyên thâm của ông đã vượt xa thầy. Tương truyền Lương Đắc Bằng là người giỏi lý học, đã đem sách Thái ất thần kinh ra dạy cho học trò, nhưng có những điều trong sách ấy Lương Đắc Bằng cũng không hiểu được mà chỉ có Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này mới tinh thông.
Lớn lên trong một giai đoạn lịch sử nhà Lê suy thoái, các phe phái trong triều đố kỵ, chém giết lẫn nhau. Năm 1572, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra một triều đại mới. Thế là suốt cuộc đời thanh niên trai trẻ, Nguyễn Bỉnh Khiêm phải sống trong ẩn dật, không thi thố được tài năng. Mãi tới năm 1535. Lúc này đã 45 tuổi, ông mới đi thi. Ba lần thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đầu và đỗ Trạng nguyên. Từ đấy, ông làm quan với tân triều, nhà Mạc phong chức Tả thị lang (chức đứng hàng thứ ba trong bộ Hình). Triều đình nhà Mạc rất trân trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông hy vọng triều đại nhà Mạc có thể xây dựng lại đất nước. Lúc này, Mạc Đăng Dung đã nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh và rút về làm Thái thượng hoàng. Doanh là người tỏ ra có chí khí đảm lược. Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhà học giả uyên thâm, một trí thức dân tộc đã nhìn thấy điều đó. Và ông hy vọng: với nhân vật này, triều đại mới có thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng rối ren mà vua tôi nhà Lê và các tập đoàn phong kiến trước đó gây ra.
Nhưng niềm tin đó bị thất vọng. Là một học giả, học rộng biết nhiều, trong thơ ông hay nhắc tới sự thăng trầm "thương hải biến vi tang điền" (biển xanh biến thành nương dâu) của trời đất, tạo vật và cuộc đời trôi nổi như "phù vân". Ông thương xót cho "vận mệnh" quốc gia và cảm thông sâu sắc tình cảnh của "dân đen", "con đỏ". Ông thật sự mong muốn đất nước thịnh vượng, thái bình. Tương truyền, hình như để tránh những cuộc binh đao khói lửa, tương tàn cho chúng dân và nhìn thấy trước thời cuộc, "vận mệnh" của đất nước trong hoàn cảnh ấy chưa thể có những lực lượng đảm đương được việc thống nhất, nên khi các tập đoàn phong kiến đến hỏi kế sách, ông đều bày cho họ những phương sách khác nhau để giữ thế "chân vạc". Năm 1568, Nguyễn Hoàng thấy anh là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm sát hại, lo cho "số phận" nên đã ngầm cho người hỏi kế an thân, Nguyễn Bỉnh Khiêm nói: "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (ngụ ý nói: Dựa vào một dải Hoành sơn có thể lập nghiệp được lâu dài). Thế là Nguyễn Hoàng tức tốc xin anh rể là Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa (từ Đèo Ngang trở vào).
Tại Thăng Long, thời ấy chúa Trịnh cũng ra sức ức hiếp vua Lê và muốn phế bỏ, liền cho người hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông không trả lời và lẳng lặng dẫn sứ giả ra thăm chùa và nói với nhà sư: "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản", ngụ ý muốn khuyên chúa Trịnh cứ tôn phò nhà Lê thì quyền hành tất giữ được. Nếu tự ý phế lập sẽ dẫn đến binh đao. Còn đối với nhà Mạc, sau những cuộc chiến tranh liên miên, phải bỏ chạy lên Cao Bằng thế thủ, vua Mạc cho người về hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông đã trả lời: "Cao Bằng tuy thiển, khả diên sổ thể" (Cao Bằng tuy đất hẹp, nhưng có thể giữ được vài đời). Quả nhiên, mãi đến năm 1688, sau ba đời giữ đất Cao Bằng, nhà Mạc mới bị diệt. Các truyền thuyết trên đây muốn chứng tỏ rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có tài tiên đoán, đo nắm được bí truyền của sách Thái ất thần kinh. Vả lại còn truyền thuyết nữa về Trạng Trình với tập Trình quốc công sấm ký. Tương truyền trong tập sách đó, ông đã tiên tri và biết trước các sự việc nhân tình thế thái, thời cuộc xảy ra "năm trăm năm sau". Thực, hư thế nào, còn là vấn đề cần phải nghiên cứu khẳng định hay phủ định của các nhà học giả Việt Nam sau này để trả lại giá trị xứng đáng cho Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đương nhiên, một điều cần khẳng định: Nguyễn Bỉnh Khiêm thật sự là nhà học giả "thượng thông thiên văn, hạ tri địa lý, trung tri nhân sự" (trên trời hiểu thiên văn, dưới đất tường địa lý, ở giữa hiểu con người).
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá trị như: Tập thơ Bạch Vân (gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán còn lưu lại) và hai tập: Trình quốc công Bạch vân thi tập và Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập hay còn gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi (với hàng trăm bài thơ chữ Nôm). Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm giàu chất liệu hiện thực, mang tính triết lý sâu xa của thời cuộc. Ông phê phán gay gắt bọn tham quan ô lại hút máu, hút mủ của dân. Thơ ông còn truyền đạt cho đời một đạo lý đối nhân xử thế, đạo vua tôi, cha con và quan hệ bầu bạn, hàng xóm láng giềng. Đọc thơ ông là thấy cả một tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân, và một tâm hồn suốt đời da diết với đạo lý: "Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc" (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ). Vì thế khi về ở ẩn, ông vẫn mở trường dạy học, mong đào tạo cho đời những tài năng "kinh bang tế thế". Học trò của ông cũng có người trở thành danh tướng, Trạng nguyên như: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyền...
Có thể nói ở thế kỷ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà triết học lớn của Việt Nam. Tư tưởng triết học của ông "không bận tâm đi vào xu hướng duy lý... đi tìm khái niệm bản thể luận như Lão Tử, như triết học Phật giáo hay cái phóng nhiệm nhiều lúc đến ngụy biện của Trang Tử. Ông hiểu sâu sắc triết học Tống Nho nhưng không đi vào sự câu nệ vụn vặt, không lý giải quá sâu cái lý, có khi rắc rối, hoặc chẻ sợi tóc làm tư để tìm hiểu, biện giải nhiều thứ mơ hồ rối rắm trong những khái niệm hỗn tạp đó. Với sự uyên thâm vốn có, ông được triều đình nhà Mạc và sĩ phu đương thời phong là Trình tuyền hầu, tức là một vị Hầu tước khơi nguồn dòng suối triết học của họ Trình (tức Trình Di, Trình Hiện - hai nhà triết học khai phá ra phái Lạc Dương của Tống Nho), hoặc đời còn gọi ông là cụ Trạng Trình. Tuy vậy, triết học của ông là triết học đã được sống dậy, biểu hiện trong thơ như sự gợi ý mách bảo của cuộc sống thực tiễn. Ông chắt lọc từ trong nhận thức triết học mà mình thu lượm được, phép biện chứng nhìn bên ngoài có vẻ như thô sơ để giải đáp nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội nảy sinh ở quanh mình. Trong thơ ông, ngoài mặt triết lý nhân sinh, nổi bật lên những suy ngẫm chiêm nghiệm, đúc kết như muốn vươn lên khái quát "luật" đời bằng những phạm trù triết học. Vì lẽ đó, ông rất hay dùng đến những cặp phạm trù đối lập như: đen - trắng, tốt - xấu, đầy - vơi, sinh - diệt, vuông - tròn, để giãi bày quan niệm triết lý nhân sinh của mình.
Tuy nhiên, "một hạn chế dễ nhận thấy trong tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tuy nắm được phép biện chứng, nhưng vẫn nặng về duy tâm. Quan niệm về sự phát triển của ông còn nằm trong khung tròn khép kín chứ chưa phải là vòng tròn xoáy ốc. Đó là sự phát triển tuần hoàn, là cái phép biện chứng của Chu dịch... ông đã nhận được trong nền giáo dục Nho học đương thời, cộng với phép biện chứng thô sơ của Lão Tử trong Đạo đức kinh. Đó cũng là những hạn chế đương nhiên của rất nhiều nhà triết học cổ đại" (Đào Thái Tôn).
Nhìn lại toàn bộ tiến trình lịch sử và con người thế kỷ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm xứng đáng là "cây đại thụ", nhà học giả, nhà triết gia của thế kỷ.



Đào Duy Từ sinh năm 1572 ở làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tỉnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Năm ông ra đời thì Trịnh Kiểm vừa mới mất (1570) trao quyền lại cho Trịnh Cối để lo việc đánh dẹp. Trịnh Cối say đắm tửu sắc, tướng sĩ nhiều người không phục. Trịnh Tùng, con thứ của Trịnh Kiểm, đã rước vua Lê về đồn Vạn Lại và công khai chống lại anh ruột, Nhân lúc anh em họ Trịnh đánh nhau, Mạc Kính Điển cùng với các danh tướng Nguyễn Quyện, Mạc Ngọc Liễn đem 10 vạn quân vào đánh Thanh Hóa. Trịnh Cối liệu thế không địch nổi đã đầu hàng Mạc. Trình Tùng đưa vua về Đông Sơn, phòng ngự chắc chắn, liều chết cố thủ. Mâc Kính Điển đánh mãi không được, lâu ngày hết lương, phải rút quân về. Trình Tùng oai quyền vượt vua, Anh Tông lo ngại tìm cách giết Trịnh Tùng. Mưu việc không thành, vua sợ chạy vào Nghệ An, bị Trịnh Tùng lập vua mới Thế Tông Lê Duy Đàm bảy tuổi lên làm vua và cho người truy sát giết chết vua cũ. Suốt 10 năm 1573-1583 Trịnh Tùng cố thủ vững chắc Thanh Hóa. Sau khi Mạc Kính Điển mất (1579) thế lực hai bên thay đổi. Năm 1591, Trịnh Tùng cử đại binh đánh ra Thăng Long, bắt được Nguyễn Quyết, phá hào lũy và rút về Thanh Hóa. Vua Mạc Mậu Hợp say đắm vợ người, bạc đãi tướng sĩ, làm nát cơ nghiệp nhà Mạc. Tướng nhà Mạc là Văn Khuê về hàng nhà Lê. Trịnh Tùng đem đại binh trở lại Thăng Long, đánh tan quân Mạc, giết Mạc Mậu Hợp. Nhà Mạc mất ngôi. Con cháu nhà Mạc giữ đất Cao Bằng được ba đời nữa. Vua Lê chỉ còn trên danh nghĩa được cấp bổng lộc thượng tiến, thu thuế 1000 xã và 5000 lính túc vệ và chỉ thiết triều tiếp sứ. Mọi việc lớn nhỏ đều do chúa Trịnh điều hành. Họ Trịnh tôn Lê vì sợ nhà Minh sinh sự lôi thôi và sợ những kẻ chống đối lấy cớ phù Lê, hơn nữa họ Nguyễn có thế lực mạnh và họ Mạc còn đang giữ đất Cao Bằng .
Năm 1572, nhân lúc anh em Trịnh Cối, Trịnh Tùng đánh nhau, nhà Mạc đem quân đánh Thanh Hóa và cho một cánh thủy quân do tướng Lập Bạo chỉ huy đánh Thuận Hóa. Nguyễn Hoàng đã cho gái đẹp Ngô thị giả cách đưa vàng bạc đến cầu hòa, dụ Lập Bạo ra ái ân trên bãi biển vắng. Lập Bạo không đề phòng nên bị quân Nguyễn trong cát nổi lên giết chết. Quân Mạc bị đánh tan.

Nguyễn Hoàng từ năm 1592 đến năm 1600, đã kéo quân ra Bắc giúp Trịnh diệt Mạc và lập được nhiều công to nhưng Trịnh Tùng luôn để ý đề phòng và Nguyễn Hoàng đã không thể có cớ gì để trở lại đất cũ. Năm 1600 nhân dịp đi đánh giặc, Nguyễn Hoàng đã theo đường biển về lại Thuận Hóa. Sợ họ Trịnh nghi ngờ, ông đã gả con gái Ngọc Tú cho Trịnh Tráng là con trai thứ của Trịnh Tùng. Năm 1613, Nguyễn Hoàng sắp mất, gọi người con thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên vào dặn rằng: “Đất Thuận, Quảng này, bên bắc thì có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang, bên nam có Hải Vân và núi Bì Sơn, thật là một nơi trời để cho người anh hùng dụng võ. Vậy ta phải thương yêu nhân dân, luyện tập quân sĩ để mà gây dựng cơ nghiệp về muôn đời”.

Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên nối nghiệp cha giữ đất phương Nam, theo đúng lời di huấn của cha “thương yêu nhân dân, luyện tập quân sĩ”, bên ngoài kính cẩn nhận chức do vua Lê phong cho, giữ hòa hiếu với anh rể Trịnh Tráng, nhưng bên trong đã ngầm súc tích nội lực, tỉnh táo đối phó với mưu mô giảo hoạt tìm mọi cách thôn tính, khống chế của họ Trịnh.

Đào Duy Từ với tầm nhìn xa rộng và nhãn quan chính trị sâu sắc đã nhận ra tình cảnh trớ trêu trên. Hình thái Lê Trịnh, Mạc, Nguyễn thời ấy thật giống như “Tam Quốc”: Họ Trịnh noi cách Tào Tháo mượn uy thiên tử để sai khiến chư hầu. Họ Mạc tuy sức cùng lực kiệt nhưng được nhà Minh hậu thuẫn Nhà Minh luôn rình đợi thời cơ để can thiệp vào nước ta như cách “giúp Trần, cầm Hồ” của triều trước. Họ Nguyễn giữ đất phương Nam chân chúa lô rõ, hiền tài theo về. Đào Duy Từ như Ngọa Long ở Long Trung ẩn nhẫn đợi thời. Ông chỉ quyết định vào Nam khi đã định rõ minh quân, danh tướng, chiến lược, sách lược các đối sách trước mắt và lâu dài của bàn cờ lớn.

Lịch sử ghi nhận Đào Duy Từ đã rời quê hương vào Đàng Trong lập nghiệp năm 1625 khi ông đã 53 tuổi. Ông là người tinh thông sử sách, có tài văn võ nhưng không được đi thi vì là con nhà ca xướng. Bố của ông là Đào Tá Hán, trước làm lính cấm vệ trong triều Lê Trịnh, bị phạm húy khi làm thơ đã dám nói tên của chúa Trịnh Kiểm nên bị phạt đánh đòn và đuổi về nhà làm dân thường. Bố của ông sau trở thành kép hát nổi tiếng khắp vùng và kết duyên với bà Vũ Thị Kim Chi ở làng Ngọc Lâm. Đào Duy Từ được sinh ra ở làng Hoa Trai, khi ông lên năm thì bố bị bệnh mất, người mẹ ở góa, tần tảo nuôi con ăn học. Theo luật lệ của triều đình bấy giờ thì con cái những người làm nghề ca xướng đều không được quyền thi cử. Bà Kim Chi tiếc cho tài học của con nên đã nhờ viên xã trưởng đổi họ Đào của con theo cha thành họ Vũ theo mẹ. Đào Duy Từ đã đỗ á nguyên tại kỳ thi Hương năm 1593 lúc ông 21 tuổi, vào đời vua Lê Thế Tông (l567-1584). Ông dự thi Hội thì bị viên xã trưởng mật báo và tố giác vì mẹ ông đã không chịu gian díu với hắn. Ông bị cấm thi vì trọng tội "gian lận trong thi cử", bị giam giữ xét hỏi, trong khi mẹ ông ở nhà đã phẫn uất tự tử. Đào Duy Từ vào Nam sau ba mươi năm trầm tĩnh đợi thời. Ứng xử của ông như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nhẫn nại đợi hai mươi năm mới ra dự thi triều Mạc và lập tức đoạt được Trạng nguyên. Đào Duy Từ cũng chọn hướng vào Nam rất sâu sắc, có tính toán và đúng thời cơ. Đây không phải là một sự uất ức tầm thường mà là sự nhẫn nại của bậc trí giả, thời thế nhiễu loạn, vàng lầm trong cát đấy thôi.

GIAI THOẠI LUNG LINH HUYỀN ẢO CHINH PHỤC LÒNG NGƯỜI

Giai thoại dân gian kể rằng, chính trong thời gian Đào Duy Từ gặp cảnh ngộ éo le phạm quy tại trường thi thì chúa Nguyễn Hoàng đang viếng thăm phần mộ của cha ông xây cất ở vùng Tống Sơn. Nguyễn Hoàng đã đến thăm Thái phó Nguyễn Hữu Liêu và tình cờ nghe được chuyện kể về tài năng cùng số phận hẩm hiu của người học trò nghèo Đào Duy Từ. Chúa đem lòng ái mộ cảm mến, nên đã tìm gặp và ngầm giúp Từ tiền bạc để sinh sống. Khi Nguyễn Hoàng đến thăm Đào Duy Từ. Chúa chợt thấy trên vách buồng Duy Từ đang ở có treo bức tranh cầu hiền vẽ ba anh em Lưu Bị thời Tam Quốc bên Tàu lặn lội tìm đến đất Long Trung để vời đón Gia Cát Lượng là một bậc hiền tài.

Nguyễn Hoàng bèn chỉ lên bức tranh, tức cảnh đọc mấy câu thơ để tỏ lòng cầu hiền của chúa và cũng để dò xét tâm ý Đào Duy Từ:

Vó ngựa sườn non đá chập chùng
Cầu hiền lặn lội biết bao công

Duy Từ bèn đọc tiếp:

Đem câu phò Hán ra dò ý
Lấy nghĩa tôn Lưu để ướm lòng ...

Nguyễn Hoàng nối thêm:

Lãnh thổ đoạn chia ba xứ sở
Biên thùy vạch sẵn một dòng sông

và Duy Từ kết

Ví như chẳng có lời Nguyên Trực
Thì biết đâu mà đón Ngọa Long

Sau này, khi Nguyễn Hoàng đã mất, Đào Duy Từ vào Nam,. Ông chăn trâu thuê cho một nhà giàu ở Bình Định. Chủ nhà là người ham mê văn học, đã phát hiện ra Đào Duy Từ là người có tài, nên đã tiến cử Đào Duy Từ cho quan Khám lý Trần Đức Hòa. Vì mến tài của Đào Duy Từ, Trần Đức Hòa đã gả con gái cho, đồng thời tiến cử Đào Duy Từ cho Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Sau cuộc gặp gỡ với Đào Duy Từ, Chúa Sãi đã phong cho ông làm Nha uý Nội tán.

Được Chúa Nguyễn trọng dụng, Đào Duy Từ đã hết lòng giúp chúa Nguyễn đạt được những kỳ tích lạ lùng trong lịch sử:

1) Giữ vững cơ nghiệp của chúa Nguyễn ở Đàng Trong chống cự thành công với họ Trịnh ở phía Bắc. Ông đã cùng các danh tướng Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến bày mưu định kế, luyện tập quân sĩ, xây đồn đắp lũy, tổ chức tuyến phòng ngự chiều sâu từ phía nam sông Linh Giang đến Lũy Trường Dục (ở huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình) và Lũy Thầy (từ cửa sông Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu, Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình). Suốt thời Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài suốt 45 năm (1627-1672) đánh nhau cả thảy bảy lần, họ Trịnh thường mạnh hơn nhưng quân Nam tướng sĩ hết lòng, đồn lũy chắc chắn nên đã chống cự rất hiệu quả với quân Trịnh.

2) Mở đất phương Nam làm cho Nam Việt thời ấy trở nên phồn thịnh, nước lớn lên, người nhiều ra.

3) Đặt nền móng vững chắc cho triều Nguyễn, sửa sang chính trị, quan chế, thi cử, võ bị, thuế khóa, nội trị, ngoại giao. Với tài năng tổ chức kiệt xuất của Đào Duy Từ, chỉ trong thời gian ngắn ngủi chín năm (1625-1634), ông đã kịp xây dựng được một định chế chính quyền rất được lòng dân. Do vậy, sau đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn truyền thêm được bảy đời nữa .

4) Những di sản của Đào Duy Từ để lại đều là những kiệt tác: Binh thư "Hổ trướng khu cơ" sâu sắc, thực tiễn, mưu lược yếu đánh mạnh, ít địch nhiều, là một trong hai bộ sách quân sự cổ quý nhất của Việt Nam (bộ kia là Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo) ; Nhã nhạc cung đình Huế, vũ khúc, tuồng cổ Sơn Hậu gắn với di sản văn hóa Huế thành di sản văn hóa thế giới; Những giai thoại, ca dao truyền đời trong tâm thức dân tộc của lòng dân mến người có nhân.

Đào Duy Từ mãi mãi là một người Thầy đức độ, tài năng của dân tộc Việt.
 

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo
Ở các thế kỉ XVI - XVII, Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế ở thế kỉ XV, nay lại được phục hồi. Trong nông thôn, nhân dân ta vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thông.
Hình thức sinh hoạt văn hoá qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết trong thôn xóm và bồi đắp tinh thần yêu quê hương, đất nước .
Ngoài ra còn có:
Thiên Chúa giáo
Đạo Thiên Chúa phát triển ở châu Âu từ thời cổ - trung đại, trung tâm là Giáo hội La Mã (Rô-ma, I-ta-li-a). Từ năm 1533, các giáo sĩ (người Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn phương Tây đến nước ta truyền bá đạo này. Sang thế kỉ XVII - XVIII, cùng với việc chạy đua tìm nguồn lợi và tài nguyên của thương gia châu Âu, hoạt động của các giáo sĩ truyền đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.

Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613), tự là Hoằng Phu, hiệu là Nghị Trai, người làng Phùng Xá (tục gọi làng Bùng), huyện Thạch Thất, Hà Nội. Thân phụ ông làm Tri huyện Đông Lan - huyện Đoan Hùng, Phú Thọ ngày nay.
Do được cha dạy dỗ, kèm cặp nên ngay từ nhỏ, Phùng Khắc Khoan đã nổi tiếng văn chương. Sau lại tìm đến huyện Vĩnh Lại - nay là huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng học Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, được thầy truyền dạy cả bí quyết trong sách Thái Ất thần kinh nên Phùng Khắc Khoan tinh thông cả thuật số.
Những năm trẻ tuổi, ông sống trên đất nhà Mạc nhưng không chịu ra thi cử. Đầu đời Lê Trung Tông, ông theo Lê Bá Ly vào Thanh Hóa quy thuận nhà Lê. Những ngày đầu ở đây, nghe tin Hoằng Hóa là đất văn học, ông bèn tìm đến cư ngụ, dạy trẻ con nhà quê. Sau đó, ông đến huyện Vĩnh Phúc rồi Yên Định và vẫn sống bằng nghề dạy trẻ. Bấy giờ, xứ Thanh Hoa tổ chức kỳ thi hương, ông tham dự và đỗ đầu. Thái sư Trịnh Kiểm biết ông là người có học thức, mưu lược mới cho tham dự việc triều chính, trao cho chức ký lục ở ngự dinh, coi quân bốn vệ. Trong đời Chính trị (1558 - 1571), ông vâng mệnh đi các huyện, chiêu dụ dân lưu tán về quê cũ làm ăn. Khi về, được thăng Cấp sự trung Binh khoa, lại đổi sang Cấp sự trung bộ Lễ. Vì có việc trái ý vua, phải giáng chức ra thành Nam, huyện Tương Dương, Nghệ An. Phẫn uất vì lòng trung không được vua biết tới, ông làm bài ca bằng quốc âm Ngư phủ nhập đào nguyên, trong đó có câu: “Nhà cỏ ở thành Nam, đồ tư hóa trúc” để bày tỏ ý mình, ít lâu sau lại được triệu về.
Đời Lê Thế Tông, năm Quang Hưng thứ 3 (1580), triều Lê mở khoa thi hội, lúc đó ông đang giữ chức Cấp sự Lễ khoa cũng lều chõng đi thi, đỗ Hoàng giáp, bấy giờ đã 53 tuổi. Thi xong, ông được thăng Đô cấp sự.
Giữa tháng Tư năm Quý Tỵ (1593), vua Lê Thế Tông bước lên chính điện tại Kinh đô Thăng Long, sự nghiệp Trung Hưng của nhà Lê đã hoàn thành. Phùng Khắc Khoan được phong chức Kiệt tiết tuyên lực, công thần, năm 1595, được thăng Công bộ Tả thị lang.
Vua Lê về Kinh đô, cùng với việc khôi phục kinh tế, có chuyện lớn là lo việc đối ngoại với nhà Minh. Năm Đinh Dậu (1597), đương lúc làm Tả thị lang bộ Công, ông được cử làm Chánh sứ sang Minh. Bấy giờ, nhà Minh đã nhận hối lộ của con cháu nhà Mạc, không chịu nhận sứ thần của nhà Lê. Ông viết thư cho Súy ty nhà Minh (quan coi cửa ải) nói rõ nhà Mạc cướp ngôi, mà lại được giúp, đè nén nhà Lê, thế là về bè với gian tà, hại người ngay thẳng, lấy gì để tỏ đại nghĩa với thiên hạ. Người Minh khen là có nghĩa mới cho sứ thần qua cửa quan để đến Yên Kinh. Khi sứ bộ đến Yên Kinh, Lễ bộ đường trách về việc người vàng ta đem cống không theo mẫu cũ làm cúi đầu, nên lại ngăn không cho sứ vào chầu. Ông biện bạch rằng: “Nhà Mạc cướp ngôi, danh nghĩa là nghịch, nhà Lê khôi phục lại, danh nghĩa là thuận. Nhà Mạc dâng người vàng cúi đầu thay mình, đã là may lắm. Còn như nhà Lê bao đời làm công thần, kiểu người vàng ngửa mặt, quy chế cũ còn đó. Nay lại bắt theo như lệ nhà Mạc, thì lấy gì khuyên việc chiêu an và trừng giới việc trách phạt được”. Việc đến tai vua Minh, cuối cùng lại theo thể thức cũ của nhà Lê. Khi ông ở Yên Kinh, gặp sinh nhật vua Minh Thần Tông, ông có làm tập thơ Vạn thọ thánh tiết gồm 30 bài dâng lên. Thần Tông xem và phê: “Hiền tài đất nào chẳng có. Trẫm xem thi tập, thấy Phùng Khắc Khoan là người trung hậu, thật đáng ngợi khen; mệnh lệnh in ngay để ban hành trong thiên hạ”.
Dịp này, ông còn đối đáp với sứ thần Triều Tiên về chủ quyền đất nước, chế độ khoa cử và làm thơ xướng họa với Lý Toái Quang. Lý Toái Quang rất phục tài. Người Trung Quốc bấy giờ khen ông là sứ giỏi. Khi đi sứ trở về, Thành tổ Trịnh Tùng rất kính trọng chỉ gọi là Phùng tiên sinh mà không gọi tên. Người trong nước kính mến đều gọi ông là Trạng nguyên, còn trong dân gian chỉ nôm na gọi là Trạng Bùng. Lê Kính Tông lên ngôi, ông được phong Thượng thư bộ Công, năm thứ 3 (1602) lại thăng Thượng thư bộ Hộ, tước Mai quận công. Tháng Chín năm Quý Sửu (1613) ông mất, thọ 86 tuổi, truy tặng Thái phó.
 
Last edited by a moderator:

Thiên Thuận

Cựu Mod Anh |GOLDEN Challenge’s first runner-up
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
24 Tháng ba 2017
3,800
13,157
1,029
Vĩnh Long
Đại học Đồng Tháp - Ngành Sư phạm Tiếng Anh
1.Văn học nước ta thế kỉ XVI - XVIII phát triển như thế nào ?
+ Về văn học chứ Hán
+ Văn học chứ Nôm
+ Văn học dân gian ( điêu khắc - sân khấu )
Trong các thế kỉ XVI - XVII, tuy văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước. Thơ Nôm, truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều. Có truyện Nôm dài hơn 8000 câu như bộ diễn ca lịch sử Thiên Nam ngữ lục.
Nội dung các truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội và bộ máy quan lại thối nát. Những nhà thơ nổi tiếng đương thời như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ... đều có tác phẩm bằng chữ Nôm.
Sang nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển phong phú.
Bên cạnh những truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhi Độ Mai, Thạch Sanh... còn có truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, truyện tiếu lâm. Thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử dụng rộng rãi.
Điểm nổi bật ở các thế kỉ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian. Nhiều khách nước ngoài đến nước ta thế kỉ XVII còn được xem biểu diễn múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật. Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn (chèo thuyền, đấu vật, chọi gà, đi cày, tắm ao, đánh cờ...), nét chạm trổ đơn giản mà dứt khoát.
Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng và phong phú. Khắp nông thôn, đâu đâu cũng có gánh hát. Nội dung các vở chèo, tuồng, hát ả đào... thường phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án kẻ gian nịnh và ca ngợi tình thương yêu con người.
Khách nước ngoài đã ghi lại bằng những kí hoạ cảnh biểu diễn múa trên dây, đánh đu, luyện võ... ở nước ta thời bấy giờ.
 

Hi HMF

Học sinh chăm học
Thành viên
30 Tháng mười một 2017
251
391
109
Hải Dương
THPT
- Văn học
- Kiến trúc
- Điện ảnh
- Mỹ thuật
- Sân khấu
- Âm nhạc
 

anh thảo

Học bá thiên văn học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
844
913
269
Hà Tĩnh
THCS Lê Văn Thiêm
Loại hình nghệ thuậtVí dụ
Kiến trúc và trang tríKiến trúc Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáo,....
Điêu khắcTượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp, tượng La Hán ở chùa Tây Phương,...
Hội họaBức "Trận Bạch Đằng" của Nguyễn Cao Thượng, Bức "Bác Hồ ở Pác Bó"- tác giả Mai Văn Hiền,....
Âm nhạcHát xẩm, hát chèo, ca trù, hò, cải lương, đờn ca tài tử, nhã nhạc cung đình Huế, quan họ,...
Văn chươngTruyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết , trữ tình
Sân khấu Múa rối nước , tuồng , chèo , ....
[TBODY] [/TBODY]

Nêu hiểu biết của em về nhưng toon giáo đã biết ở nc ta thời kì này
- Thế kỷ XVI - XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.
- Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần.
- Kiến trúc Phật giáo như: Chùa Thiên Mụ (Huế), Phật bà Quan âm nghìn tay nghìn mắt, các tượng La Hán chùa Tây Phương (Hà Tây)....
- Nhiều vị chúa quan tâm cho sửa sang chùa chiền, đúc đồng, tô tượng.
- Thế kỷ XVI - XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.
- Tín ngưỡng truyền thống phát huy: thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.
- Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.
Nguồn: Sưu tầm
 
Last edited by a moderator:

Yoshino Kaidou

Banned
Banned
10 Tháng một 2018
108
545
89
Hà Nội
Băng Đảng "Cứt"
Tại sao các chúa Trịnh lại ngăn cấm các giáo sĩ truyền đạo Thiên Chúa giáo vào nước ta

chứ Quốc ngữ đã ra đời như thê nào ? Tại sao chuữ Quốc ngữ lại chỉ lưu hành trong giới truyền đạo ?

Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để tóm tắt tình hình văn hóa nước ta thời kì này

văn học thời kì này viết về j ? Nghệ thuật sân khấu thowif kì này phản ánh những j ?

Theo em kinh tế ở Dàng Trong hay ở Đàng Ngoài phát triển hơn ? Tại sao?
So sánh sự phát triển đó
 
Last edited by a moderator:

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
Trong các thế kỉ XVI - XVII, tuy văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước. Thơ Nôm, truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều. Có truyện Nôm dài hơn 8000 câu như bộ diễn ca lịch sử Thiên Nam ngữ lục.
Nội dung các truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội và bộ máy quan lại thối nát. Những nhà thơ nổi tiếng đương thời như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ... đều có tác phẩm bằng chữ Nôm.
Sang nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển phong phú.
Bên cạnh những truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhi Độ Mai, Thạch Sanh... còn có truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, truyện tiếu lâm. Thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử dụng rộng rãi.
Điểm nổi bật ở các thế kỉ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian. Nhiều khách nước ngoài đến nước ta thế kỉ XVII còn được xem biểu diễn múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật. Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn (chèo thuyền, đấu vật, chọi gà, đi cày, tắm ao, đánh cờ...), nét chạm trổ đơn giản mà dứt khoát.
Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng và phong phú. Khắp nông thôn, đâu đâu cũng có gánh hát. Nội dung các vở chèo, tuồng, hát ả đào... thường phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án kẻ gian nịnh và ca ngợi tình thương yêu con người.
Khách nước ngoài đã ghi lại bằng những kí hoạ cảnh biểu diễn múa trên dây, đánh đu, luyện võ... ở nước ta thời bấy giờ.

Nền kinh tế Đàng Trong phát triển hơn Đàng Ngoài là do:
- Điều kiện tự nhiên: Đàng Trong có đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hơn Đàng Ngoài.
- Chính sách của nhà nước:
+Ở Đàng Ngoài: do chiến tranh liên miên, chính quyền Lê- Trịnh ít quan tâm, ruộng đất bị bọn cường hào chiếm đoạt, bỏ hoang, thiên tai, mất mùa, tình trạng đói kém liên tiếp xảy ra, chế độ tô thuế, binh dịch nặng nề. Kinh tế nông nghiệp không có điều kiện phát triển.
+Ở Đàng Trong: chúa nguyễn khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng diện tích canh tác, phát triển sản xuất, năng xuất lúa tăng cao.

Mình đưa tóm tắt cho bạn, bạn tự mình triển khai ý ra theo kỹ thuật nhé:
Kinh tếVăn hóa
Nông nghiệpCông thương nghiệpTôn giáoChữ viếtVăn học & Nghệ thuật
- Đàng Ngoài nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.
- ĐàngTrong rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,...
- Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như gốm Bát Tràng,...
- Chợ, phố xá mọc lên nhiều, xuất hiện thêm nhiều thành thị.
- Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo. - Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời.- Văn học; Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,...
-Văn học dân gian có nhiều thể loại.
- Nghệ thuật phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,...
[TBODY] [/TBODY]

Danh từ chữ Quốc ngữ hay chữ Việt, người Việt chúng ta đã dùng từ lâu, mặc dù nó không được chính danh. Bởi vì danh từ chữ Quốc ngữ là danh từ chung, chỉ cho các thứ chữ của một nước, chẳng hạn chữ Nôm cũng là chữ Quốc ngữ của nước ta, nhưng do chúng ta dùng lâu đã quen, nên danh từ chữ Quốc ngữ để chỉ cho chữ viết chúng ta dùng ngày nay. Chữ nầy thoạt đầu do những vị giáo sĩ Tây phương truyền đạo tại Việt Nam, họ mượn mẫu tự La tinh, ghép lại để ghi âm địa danh và nhân vật địa phương, từ đó nó đã trải qua các thời kỳ hình thành chữ Quốc ngữ, qua quá trình hình thành, nó đã được sự đóng góp của người Việt cũng như người ngoại quốc, phần chính vẫn là người Việt chúng ta.
Sự hình thành chữ Quốc ngữ có thể chia ra làm ba thời kỳ :
* Thời kỳ sáng tạo từ năm 1621.
* Thời kỳ xây dựng năm 1651.
* Thời kỳ phát triển từ năm 1867.
Chúng ta biết rằng, khoảng giữa thế kỷ XVI, lúc ấy nước ta chia thành Nam, Bắc triều. Năm 1533, có giáo sĩ Irigo (I-Nê-Khu), người Âu, theo đường biển vào nước ta ở Đàng Ngoài, tại Nam Định để giảng đạo. Năm 1596, giáo sĩ Diago Advarte đến Đàng Trong ở một thời gian rồi bỏ đi, cho đến năm 1615, giáo sĩ Francesco Buzomi đến lập Giáo Đoàn Đàng Trong (Mission de la Cochinchine), đến năm 1627, giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) mới lập Giáo Đoàn Đàng Ngoài (Mission de Tonkin).
Cả hai giáo đoàn nầy đều thuộc Dòng Tên, có một trung tâm truyền giáo ở Áo Môn (Macao - Trung Quốc), vì trước kia người Bồ Đào Nha sang Trung Hoa buôn bán, họ ở bán đảo Schangch'nan thuộc Quảng Châu, vào khoảng năm 1557, có bọn cướp biển trú ẩn ở Áo Môn, thường hay khuấy nhiễu Quảng Châu, nên người Trung Hoa nhờ các thương gia Bồ Đào Nha dẹp bọn cướp biển ấy, sau khi dẹp xong bọp cướp, người Bồ Đào Nha xin phép nhà cầm quyền Trung Hoa cho họ trú ngụ ở bán đảo Schangch'nan và Áo Môn, mỗi năm họ đóng thuế cho chánh quyền Trung Hoa, cho đến thế kỷ XX Áo Môn vẫn còn thuộc Bồ Đào Nha.
Thuở đó, các nhà truyền giáo Tây phương muốn sang Viễn đông, họ đều theo các thương thuyền Bồ Đào Nha, cho nên họ chọn Áo Môn làm trung tâm truyền giáo để hoạt động ở Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam, nơi ấy có cả một Viện thần học " Madre de Dieux " (Mẹ Đức Chúa Trời).
Do đó các giáo sĩ người Âu thường từ Áo Môn sang Đàng Ngoài hay Đàng Trong và ngược lại, họ thường dùng ngôn ngữ Bồ Đào Nha để giao dịch với nhau, những phúc trình truyền giáo hay thư từ gửi về La Mã có khi họ viết chữ Bồ, có khi họ viết chữ La Tinh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chúa Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa, nhưng chủ yếu vẫn là việc đạo Thiên Chúa có 1 số điểm không phù hợp với phong tục của nước ta.
Đạo Thiên Chúa cho rằng con người là do Chúa chứ không phải do cha mẹ sinh ra, đồng thời cũng không đề cao việc thờ cúng tổ tiên, cha mẹ.
Người theo đạo Thiên Chúa luôn coi Chúa là đấng chí tôn, là người có quyền lực cao nhất mà đại diện là nhà thờ, cha xứ. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự cai trị của giai cấp thống trị nói chung và nhà vua nói riêng.
Hơn thế nữa, vào thời nhà Nguyễn thì nhân dân vùng Đông Nam Á coi người Pháp là bọn man di, xâm lược, cho nên việc để một tôn giáo của người Pháp xâm nhập vào hệ thống tư tưởng của nhân dân là điều không thể.
Cũng có thể chúa Nguyễn đã thấy được nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc đến nước ta cho nên ngăn chặn các giáo sĩ vào nước ta, đề phòng việc các giáo sĩ đó là nội gián, tìm hiểu tình hình nước ta để làm cơ sở tấn công sau này.
 
Last edited by a moderator:

Chết vì Sinh

Học sinh chăm học
Thành viên
31 Tháng mười 2017
429
444
134
20
Đà Nẵng
THCS Quang Trung
theo mình biết thì là:tại thiên chúa giáo đề cao chúa hơn vua,mà ở nước ta các giáo không được ăn thịt mà phải ăn chay, ngược lại thiên chúa giáo muốn ăn gì cũng được,thiên chúa giáo xem chúa là người sinh ra chúng ta chứ không phải do cha mẹ sinh ra và phải tự mình ra quyết định chứ không ai quyết định được nên nhân dân ta và các vua Lê Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn không chấp nhận
Nó không phù hợp với chính sách cai trị dân của chúa
 
Top Bottom