Văn [LỚP 7] VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

Bé Nai Dễ Thương

Học sinh tiến bộ
Thành viên
9 Tháng sáu 2017
1,687
1,785
284
Điện Biên
♦ Tiên học lễ _ Hậu học văn _ Đập đá quay tay ♦ ( ♥ cần chút sức lực ♥)
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

*Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
a) Đọc đoạn văn sau và thực hiện nhiệm vụ bên dưới.
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mội sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.
(2) Câu chủ đề của văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.
c) Để chứng minh cho vấn đề nghị luận, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp chúng theo trình tự như thế nào?
d) Trong bài văn, tinh thần yêu nước được so sánh, liên hệ với những hình ảnh nào? Tác dụng của việc sử dụng những hình ảnh ấy là gì?
e) Đọc lại đoạn văn từ "Đồng bào ta ngày nay" đến "nơi lòng nồng nàn yêu nước" và trả lời các câu hỏi sau:
(1) Xác định câu mở đoạn và câu kết đoạn của đoạn văn.
(2) Các dẫn chứng trong đoạn văn được sắp xếp theo cách nào?
(3) Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình : "từ ... đến ..." có mối quan hệ với nhau như thế nào?
g) Nhận xét về nghệ thuạt nghị luận của văn bản ở các phương diện sau:
- Xây dựng bố cục;
- Cách chọn lọc và trình tự đưa dẫn chứng;
- Cách sử dụng hình ảnh so sánh.
 

Băng _Băng-water

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng mười một 2017
244
233
99
22
Thái Bình
*Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
a) Đọc đoạn văn sau và thực hiện nhiệm vụ bên dưới.
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mội sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.
(2) Câu chủ đề của văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.
c) Để chứng minh cho vấn đề nghị luận, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp chúng theo trình tự như thế nào?
d) Trong bài văn, tinh thần yêu nước được so sánh, liên hệ với những hình ảnh nào? Tác dụng của việc sử dụng những hình ảnh ấy là gì?
e) Đọc lại đoạn văn từ "Đồng bào ta ngày nay" đến "nơi lòng nồng nàn yêu nước" và trả lời các câu hỏi sau:
(1) Xác định câu mở đoạn và câu kết đoạn của đoạn văn.
(2) Các dẫn chứng trong đoạn văn được sắp xếp theo cách nào?
(3) Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình : "từ ... đến ..." có mối quan hệ với nhau như thế nào?
g) Nhận xét về nghệ thuạt nghị luận của văn bản ở các phương diện sau:
- Xây dựng bố cục;
- Cách chọn lọc và trình tự đưa dẫn chứng;
- Cách sử dụng hình ảnh so sánh.
a) câu chủ đề: Dân ta có lòng yêu nước nồng nàn
Văn bản nghị luận về tình yêu nước
b)Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước"): Khẳng định tinh thần yêu nước và truyền thống quý báu của dân tộc.
- Phần 2 (tiếp theo đến "lòng nống nàn yêu nước"): Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ và hiện tại.
- Phần 3 (đoạn còn lại): Phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ quan trọng.
d)
Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh cụ thể, độc đáo. Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước.
Hình ảnh so sánh khác là ví tinh thần yêu nước như các thứ của quý. Có khi được trưng bày, có khi được cất giấu. Khi được trưng bày, ai cũng nhìn thấy. Khi được cất giấu thì kín đáo. Như vậy tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có. Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước; mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, phát huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiến thắng lợi.
 
Top Bottom