Văn lớp 6 ẩn dụ và hoán dụ

Nguyễn Hà Linh.

Học sinh
Thành viên
21 Tháng chín 2017
91
117
36
Hà Nội
THCS Gia Thụy
* Giống nhau:
+ Cả hai đều dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác.
+ Cả hai đều có tác dụng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

* Khác nhau
+ Mối quan hệ của các sự vật trong ẩn dụ là mối quan hệ tương đồng.
+ Mối quan hệ của các sự vật trong hoán dụ là mối quan hệ gần gũi.
 

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
download.png
Ví dụ:
Ẩn dụ: ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Hoán dụ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Chúc em học tốt.
 

Tree B

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng chín 2017
727
1,021
154
21
Hà Nội
STNA
Nói thế này cho dễ hiểu phần nào nhé (cũng chỉ phần nào thôi nhưng tương đối đấy). Đây là một trong những cách phân biệt cơ bản
  • Hoán dụ chỉ mối quan hệ GẦN GŨI.
VD trong SGK có cái câu áo nâu cùng với áo xanh... là hoán dụ chỉ nông dân và công nhân, vì nông dân hay mặc áo nâu và công nhân có màu áo đặc trưng là màu xanh. Cái áo mặc trên người họ, như vậy là nó rất GẦN những người đó.
Hay VD khác là câu "Cả lớp rất mất trật tự" Cả lớp chỉ những học sinh trong lớp chứ không phải cái phòng học, và câu này là hoán dụ bởi những học sinh ngồi gần cái lớp
Vd khác, trong câu, "bàn tay ta làm nên tất cả.." Bàn tay chỉ con người, vì bàn tay GẦN với con người nên câu này là hoán dụ!
Cái này là một mẹo phân biệt chứ không phải lý thuyết, nhưng nói thật cái lý thuyết trong SGK chả có tý giá trị nào cả

  • Ẩn dụ chỉ mối quan hệ GIỐNG NHAU
Vd, người cha chỉ Bác Hồ vì Bác rất giống những đặc điểm tốt về người cha. Chứ Bác Hồ không hề ở gần ông bố nào cả. Vd khác, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, chỉ mối quan hệ ơn nghĩa giữa người chịu ơn và người ban ơn. Hiển nhiên 2 người này không ở gần cái cây nào cả mà mối quan hệ của họ GIỐNG với mối quan hệ giữa MQH người ăn và người chồng!

Tuy nhiên, có những trường hợp có thể hiểu được cả hai cách
VD, áo anh rách vai
Hiểu theo kiểu Hoán dụ thì phần vai áo ở gần vai người nên nó gọi là Vai, đúng
Hiểu theo kiểu Ẩn dụ thì phần vai áo nó cũng cong cong, gần cổ... giống vai người. Cũng đúng
Nói luôn là trường hợp này đang gây tranh cãi. Chị từng lên HMF hỏi thử nhưng thấy cách trả lời của một số mod cứng nhắc và bảo thủ quá nên chả muốn nói thêm gì nữa!
Vd hai còn phổ biến hơn, đến các thầy cô trong HM cũng khác nhau (thầy khương và thầy hùng ý)
"chỉ cần trong xe có 1 trái tim"
Thầy Khương cho đây là câu cả Hoán cả ẨN. Thầy Hùng chỉ cho đây là câu Hoán dụ
Chị tin ông thầy Khương, vì cô trên lớp chị dạy siêu giỏi cũng bảo thế mà chị cũng thấy thế.
 

Lưu Vương Khánh Ly

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng năm 2017
802
1,486
189
Bắc Ninh
A.R.M.Y ♥ BTS
hoán dụ có gì giống và khác với ẩn dụ. cho ví dụ minh họa

Ẩn dụ và Hoán dụ:
Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
Khác nhau:
  • Hoán dụ: Các sự vật hiện tượng có quan hệ gần gũi với nhau.
  • Ẩn dụ: các sự vật, hiện tượng phải có những nét tương đồng với nhau.
  • Các kiểu ẩn dụ:
  • + ẩn dụ hình thức
  • + ẩn dụ cách thức
  • + ẩn dụ phẩm chất
  • + ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
  • Các kiểu hoán dụ;
  • + lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
  • + lấy một bộ phận để chỉ toàn thể
  • + lấy dấu hiệu của sự vật đê gọi sự vật
  • + lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Ví dụ
Hoán dụ: "Áo chàm đưa buổi phân ly"
=> Người Việt Bắc (A) thường mặc áo chàm (B). Vì thế khi Áo chàm (B) xuất hiện ta liên tưởng tới người Việt Bắc (A).
Ẩn dụ:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."
 

Bae joo Irene

Học sinh chăm học
Thành viên
8 Tháng ba 2018
248
933
96
Quảng Trị
bae joo huyn
Sự giống nhau: Đều gọi tên sự vật hiện tượng này bằng một tên gọi khác.
Sự khác nhau: + Ẩn dụ: Gọi tên dựa trên quan hệ TƯƠNG ĐỒNG ( giống nhau)
+ Hoán dụ: Gọi tên dựa trên quan hệ TƯƠNG CẬN ( gần gũi)
VD: Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ. Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Ẩn dụ: "Kết tràng hoa" = dòng người vào lăng viếng Bác Hồ. Ẩn dụ hình thức
Hoán dụ: " Bảy mươi chín mùa xuân" = cả cuộc đời Bác, lấy cái cụ thể chỉ cái trừu tượng.
 
Top Bottom