Hóa [Lớp 12] Topic ôn tập học kỳ II

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào mọi người!!!
Nhằm phục vụ cho nhu cầu ôn thi HK II môn Hóa dành cho học sinh lớp 12 thì hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn topic này. Trong topic này, mình sẽ khái quát lại một kiến thức trọng, đồng thời là tổng hợp các dạng bài tập để các bạn ôn luyện (Nội dung chủ yếu được lấy trong SGK lớp 12, sách đọc thêm, internet).
Do thời gian đến cuối HK II còn khá dài nên mình sẽ làm từng phần. Trước tiên, mình sẽ tổng quát các nội dung cho thi trong kỳ thi cuối kỳ II môn Hóa.

CHƯƠNG V. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
Các dạng bài tập:

- DẠNG 1: Bài toán xác định kim loại
- DẠNG 2: Kim loại tác dụng với axit
- DẠNG 3: Kim loại tác dụng với dung dịch muối
- DẠNG 4: Khử oxit kim loại bằng CO, H2
- DẠNG 5: Điện phân

CHƯƠNG VI. KIM LOẠI KIỀM - KIỀM THỔ - NHÔM
Các dạng bài tập:

- DẠNG 1: Bài toán xác đinh kim loại kiềm, kiềm thổ
- DẠNG 2: Hỗn hợp kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm cho vào nước
- DẠNG 3: Dung dịch bazo với SO2,CO2
- DẠNG 4: Bài toán về muối cacbonat
- DẠNG 5: Phản ứng nhiệt nhôm
- DẠNG 6: Tính lưỡng tính của Al(OH)3
- DẠNG 7: Nước cứng

CHƯƠNG VII. SẮT - CROM - ĐỒNG
Các dạng bài tập:
- DẠNG 1: Xác đinh kim loại chuyển tiếp
- DẠNG 2: Fe với HNO3, H2SO4 đặc nóng.
- DẠNG 3: Tìm công thức oxit sắt
- DẠNG 4: Bài toán quy đổi

CHƯƠNG VIII. PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ

CHƯƠNG IX. HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG


Trong đó chúng ta sẽ tập trung vào chương 5,6 và 7.

Phần giới thiệu đã xong. Tiếp sau, chúng ta bắt đầu vào chương V: Đại cương về kim loại`
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
CHƯƠNG V: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Vị trí trong bảng tuần hoàn

Trong bảng tuần hoàn, kim loại được sắp xếp ở các vị trí sau:
- Nhóm IA (kim loại kiềm), nhóm IIA (kim loại kiềm thổ), nhóm IIIA (trừ Bo), một phần các nhóm IVA, VA, VIA.
- Tất cả các nguyên tố thuộc nhóm B
- Họ Lantan và họ Actini.
(về cấu tạo mạng tinh thể sẽ xét riêng trong từng nhóm kim loại cụ thể)
2. Tính chất vật lý
Kim loại có các tính chất vật lý chung sau sau:
a, Là thể rắn ở điều kiện chuẩn (ngoại trừ Hg)
b, Có tính dẻo, dễ dát mỏng, dễ kéo sợi (Kim loại dẻo nhất và vàng Au)
c, Dẫn điện tốt (Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag)
d, Dẫn nhiệt tốt
e, Có ánh kim
...
Ngoài ra còn có các tính chất riêng, đặc trưng cho từng kim loại
- Về khối lượng riêng:
+ Nhỏ nhất: liti Li ([tex]D=0,5g/cm^3[/tex])
+ Lớn nhất: osmi Os ([tex]D=22,6g/cm^3[/tex])
- Về nhiệt động nóng chảy:
+ Nhỏ nhất: thủy ngân Hg ([tex]t_{nc}=-39^oC[/tex] )
+ Lớn nhất: wonfam W ([tex]t_{nc}=3410^oC[/tex])
- Về độ cứng:
+ Mềm nhất: xesi Cs
+ Cứng nhất: crom Cr
3. Tính chất hóa học
a, Tác dụng với phi kim
kim loại có thể tác dụng trược tiếp với các phi kim như halogen, O2, S, .... tạo thành các hợp chất tương ứng (sẽ đi sâu trong từng nhóm kim loại).
Phản ứng giữa Hg và S có thể xảy ra ngay cả ở nhiệt độ phòng ([tex]20^oC,1atm[/tex] ).
Hg + S ---> HgS
do đó, người ta thường dùng bột lưu huỳnh để dọn dẹp những trường hợp vỡ nhiệt kế thủy ngân trong phòng thí nghiệm.
b, Tác dụng với dung dịch axit
- Tác dụng với HCl, H2SO4 loãng
Các kim loại đứng trước hidro trong dãy điện hóa có thể tác dụng với HCl, H2SO4 loãng giải phóng khí H2.
Fe + 2HCl ---> FeCl2 + H2
- Tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc
Hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) đều tác dụng được với HNO3, H2SO4, sinh ra các sản phẩm có số oxi hóa thấp hơn như NO, NO2,N2O,N2,..... SO2, H2S,.....
Cu + 2H2SO4 ---> CuSO4 + SO2 + H2O
Al + 4HNO3(đặc, nóng) ---> Al(NO3)3 + NO + 2H2O
Lưu ý: Al, Fe, Cr thụ động trong HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội.
c, Tác dụng với nước
Kim loại kiềm và một số kim loại kiềm thổ như Ba, Sr, Ca có thể tác dụng được với nước, tạo ra dung dịch bazo và giải phóng khí hidro
Ca + 2H2O ---> Ca(OH)2 + H2
d, Tác dụng với dung dịch muối
Ngoại trừ các kim loại tác dụng được với nước, các kim loại khác có thể đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muối của chúng
Zn + CuSO4 ---> ZnSO4 + Cu
4. Dãy điện hóa
Dãy điện hóa được sắp xếp theo tính khử giảm dần của kim loại hoặc tính tăng dần của ion kim loai.
1478165935052.png

5. Hợp kim
6. Ăn mòn kim loại

a, Ăn mòn hóa học
Là phản ứng oxi hóa - khử mà electron của kim loại được chuyển thẳng vào môi trường
VD: Mg + H2SO4 ---> MgSO4 + H2 là một dạng ăn mòn hóa học
b, Ăn mòn điện hóa
Là phản ứng oxi hóa - khử mà electron di chuyển từ cực âm (anot) sang cực dương (catot) dưới tác dụng của dung dịch điện li để tạo thành dòng điện.
VD: Gắn 2 thanh sắt và đồng vào một quả chanh. Ta được một "pin điện hóa tự chế", đây là một ví dụ của ăn mòn điện hóa.
* Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa:
- Cặp điện cực phải khác nhau về bản chất
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua dây dẫn
- Các điện cực phải tiếp xúc với cùng một dung dịch chất điện ly
* Phương pháp chống ăn mòn:
- Phương pháp bề mặt: bôi dầu mỡ, sơn, mạ, tráng men,...
- Phương pháp điện hóa: gắn kim loại hoạt động mạnh hơn vào kim loại muốn bảo vệ. Do tính chất ăn mòn điện hóa nên kim loại gắn vào luôn bị ăn mòn trước, còn kim loại kia được bảo vệ an toàn.
7. Điều chế kim loại
a, Nhiệt luyện

dùng CO, H2 hoặc Al để khử các ion kim loại hoạt động hoá học trung bình (Zn,Fe,Sn,Pb,....) trở về kim loại nguyên chất.
Fe2O3 + 3CO ---> 2Fe + 3CO2
2Al + 3CuO ---> Al2O3 + 3Cu
b, Thủy luyện
dùng kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn để đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muối hoặc hợp chất của chúng
Mg + 2AgNO3 ---> Mg(NO3)2 + 2Ag
c, Điện phân
* ĐIện phân nóng chảy:
- ĐIều chế nhôm từ Al2O3:
2Al2O3 --(đpnc,Na3AlF6)--> 4Al + 3O2
- ĐIều chế kim loại kiềm, kiềm thổ từ muối halogenua của chúng:
2NaCl --(đpnc)--> 2Na + Cl2
* Điện phân dung dịch:
Điều chế các kim loại hoạt động trung bình và yếu bằng cách điện phân dung dịch muối của chúng
CuCl2 --(đpnc)--> Cu + Cl2
* Chú ý về điện phân dung dịch:
+ Nếu cực âm (catot) chứa ion của kim loại kiềm hoặc 1 số kim loại kiềm thổ ([tex]Ca^{2+},Ba^{2+}[/tex] .....)=> nước bị khử
VD: 2NaCl + 2H2O --(đpdd,cmn)--> 2NaOH + H2 + Cl2
+ Nếu cực dương (anot) chứa các ion đa nguyên tử có oxi ([tex]NO_3^-,.SO_4^{2-}[/tex].....) => nước bị oxi hóa
VD: 2CuSO4 + 2H2O --(đpdd)--> 2Cu + 2H2SO4 + O2
* Công thức Faraday:
[tex]m=\frac{AIt}{nF}[/tex]
với:
m: khối lượng kim loại thu được ở điện cực (g)
A: khối lượng mol của nguyên tử kim loại
n: số oxi hóa của kim loại trong hợp chất ban đầu
I: cường độ dòng điện (A)
t: thời gian điện phân (s)
F: hằng số Faraday, F~96500 C/mol.
(BÀI TẬP SẼ CẬP NHẬT SAU)
 
  • Like
Reactions: Phác Xán Liệt

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
BÀI TẬP ÔN TẬP LÝ THUYẾT
Câu 1:
Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là
A. R2O3. B. RO2. C. R2O. D. RO.
Câu 2: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là
A. R2O3. B. RO2. C. R2O. D. RO.
Câu 3:
Nguyên tử Fe có Z = 26, cấu hình e của Fe là
A. [Ar ] 3d6 4s2. B. [Ar ] 4s1 3d7. C. [Ar ] 3d7 4s1. D. [Ar ] 4s2 3d6.
Câu 4: Nguyên tử Cu có Z = 29, cấu hình e của Cu là
A. [Ar ] 3d9 4s2. B. [Ar ] 4s2 3d9. C. [Ar ] 3d10 4s1. D. [Ar ] 4s1 3d10.
Câu 5: Nguyên tử Cr có Z = 24, cấu hình e của Cr là
A. [Ar ] 3d4 4s2. B. [Ar ] 4s2 3d4. C. [Ar ] 3d5 4s1. D. [Ar ] 4s1 3d5.
Câu 6: Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s2 2p6 là
A. Rb+. B. Na+. C. Li+. D. K+.
Câu 7: Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là
A. Al và Fe. B. Fe và Au. C. Al và Ag. D. Fe và Ag.
Câu 8: Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9: Dung dịch muối nào sau đây tác dụng được với cả Ni và Pb?
A. Pb(NO3)2. B. Cu(NO3)2. C. Fe(NO3)2. D. Ni(NO3)2.
Câu 10: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 ---> cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.
Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng:
A. 5. B. 4. C. 7. D. 6.
Câu 11: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Câu 12:
Thứ tự một số cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa như sau : Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp chất không phản ứng với nhau là
A. Cu và dung dịch FeCl3 B. Fe và dung dịch CuCl2
C. Fe và dung dịch FeCl3 D. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2
Câu 13:
Một số hoá chất được để trên ngăn tủ có khung bằng kim loại. Sau 1 thời gian, người ta thấy khung kim loại bị gỉ. Hoá chất nào dưới đây có khả năng gây ra hiện tượng trên?
A. Ancol etylic. B. Dây nhôm. C. Dầu hoả. D. Axit clohydric.
Câu 14:
Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì
A. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hoá. B. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hoá.
C. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hoá. D. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hoá.
Câu 15:
Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau : Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là
A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 16:
Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. Ca và Fe. B. Mg và Zn. C. Na và Cu. D. Fe và Cu.
Câu 17:
Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là
A. nhiệt phân CaCl2. B. điện phân CaCl2 nóng chảy.
C.
dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2. D. điện phân dung dịch CaCl2.
Câu 18: Oxit dễ bị H2 khử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là
A. Na2O. B. CaO. C. CuO. D. K2O.
Câu 19: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, FeO, ZnO, MgO. B. Cu, Fe, Zn, Mg. C. Cu, Fe, Zn, MgO. D. Cu, Fe, ZnO, MgO.
Câu 20: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra
A. sự khử ion Cl-. B. sự oxi hoá ion Cl-. C. sự oxi hoá ion Na+. D. sự khử ion Na+.
 
  • Like
Reactions: Phác Xán Liệt

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
II. DẠNG BÀI TẬP: KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH AXIT
1. Tóm tắt lý thuyết và một số vấn đề cơ bản.

a, Tác dụng với HCl, H2SO4 loãng,...
- Các kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa (trừ Pb) đều có khả năng phản ứng được với các axit halogenhidric, H2SO4, .... tạo ra muối tương ứng và giải phóng khí hidro.
VD: Fe + H2SO4(l) ---> FeSO4 + H2
- Các công thức tính nhanh:
+ Hỗn hợp kim loại tác dụng với HCl: [tex]m_m=m_{kl}+71n_{H_2}[/tex]
+ Hỗn hợp kim loại tác dụng với H2SO4: [tex]m_m=m_{kl}+96n_{H_2}[/tex]
b, Tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc,...
- HNO3 và H2SO4 đặc,... nói chung oxi hóa gần như mọi kim loại (trừ Au, Pt) tạo ra muối tương ứng có số oxi hóa cao nhất và tạo ra các sản phẩm khử như NO, NO2, N2O,... (đối với HNO3) và SO2, H2S,... (đối với H2SO4 đặc)
- Fe, Al, Cr thụ động hóa trong HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội
- Các công thức tính nhanh:
+ Kim loại M hóa trị a cao nhất tác dụng với HNO3: [tex]n_M=\frac{n_{NO_2}+3n_{NO}+8n_{N_2O}+10n_{N_2}+8n_{NH_4^+}}{a}[/tex]
+ Kim loại M hóa trị a cao nhất tác dụng với H2SO4 đặc: [tex]n_M=\frac{2n_{SO_2}+6n_{S}+8n_{H_2S}}{a}[/tex]
+ Hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3 không tạo muối amoni: [tex]m_m=m_{kl}+62n_e[/tex] (với [tex]n_e=n_{NO_2}+3n_{NO}+8n_{N_2O}+10n_{N_2}[/tex])
+ Hỗn hợp kim loại tác dụng với H2SO4 đặc: [tex]m_m=m_{kl}+96n_e[/tex] (với [tex]n_e=2n_{SO_2}+6n_S+8n_{H_2S}[/tex]
2. Bài tập
Câu 1.
Cho 10 gam hỗn hợp các kim loại Mg và Cu tác dụng hết với dung dịch HCl loãng dư thu được 3,733 lit H2(đkc). Thành phần % của Mg trong hỗn hợp là:
A. 50%. B. 35%. C. 20%. D. 40%.
Câu 2.
Cho 4,05 gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu V lít N2O (đkc) duy nhất. Giá trị V là
A. 2,52 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 8,96 lít.
Câu 3:
Hòa tan 6,5 gam Zn trong dung dịch axit HCl dư, sau phản ứng cô cạn dung dịch thì số gam muối khan thu được là (Cho H = 1, Zn = 65, Cl = 35,5)
A. 20,7 gam. B. 13,6 gam. C. 14,96 gam. D. 27,2 gam.
Câu 4: Cho 20 gam hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 1 gam khí H2 bay ra. Lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam ?
A. 40,5g. B. 45,5g. C. 55,5g. D. 60,5g.
Câu 5: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
A. 15,6. B. 10,5. C. 11,5. D. 12,3.
Câu 6.
Cho 8,3 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 45,5 gam muối nitrat khan. Thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) thoát ra là:
A. 4,48 lít. B. 6,72 lít. C. 2,24 lít. D. 3,36 lít.
Câu 7: Hoà tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là
A. 21,95%. B. 78,05%. C. 68,05%. D. 29,15%.
Câu 8. Cho a gam bột Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch A chỉ chứa một muối duy nhất và 0,1792 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, N2 có tỉ khối hơi so H2 là 14,25. Tính a ?
A. 0,459 gam. B. 0,594 gam. C. 5,94 gam. D. 0,954 gam.
Câu 9. Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Al trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam. Khối lượng của Al có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 2,7 gam. B. 5,4 gam. C. 4,5 gam. D. 2,4 gam.
Câu 10: Cho hỗn hợp A gồm Cu và Mg vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí (đkc) không màu và một chất rắn không tan B. Dùng dung dịch H2SO4 đặc, nóng để hoà tan chất rắn B thu được 2,24 lít khí SO2 (đkc). Khối lượng hỗn hợp A ban đầu là:
A. 6,4 gam. B. 12,4 gam. C. 6,0 gam. D. 8,0 gam.
 
Top Bottom