Vật lí [Lớp 11] Đề thi khảo sát chất lượng

KingMan007

Học sinh mới
Thành viên
23 Tháng một 2018
8
3
6
22
Nghệ An
PTT
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích điểm Q=5.10-9 C tại một điểm trong chân không cách điện tích 10 cm có độ lớn là:
A. E=4500 V/m. B. E=2250 V/m. C. E=0,225 V/m. D. E=0,450 V/m.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Hạt electron là hạt có mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19 (C).
B. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm electron để trở thành ion.
C. Hạt electron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31 (kg).
D. Electron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác.
Câu 3: Tại ba đỉnh của tam giác đều cạnh 10cm có ba điện tích bằng nhau và bằng 10nC. Hãy xác định cường độ điện trường tại trung điểm của cạnh BC của tam giác:
A. 9,7.103V/m B. 6,8.103V/m C. 12.103V/m D. 2,1.103V/m
Câu 4: Tại đỉnh A của một tam giác cân có điện tích q1>0. Hai điện tích q2 và q3 nằm ở hai đỉnh còn lại. Lực tác dụng lên q1 song song với đáy BC của tam giác. Tình huống nào sau đây không thể xảy ra?
A.
clip_image002.gif
B. q2>0, q3<0 C. q2<0, q3<0. D. q2<0, q3>0
Câu 5: Khi hai điện trở giống nhau mắc song song và mắc vào hiệu điện thế U không đổi thì công suất tiêu thụ là 40W. Nếu hai điện trở này mắc nối tiếp vào hiệu điện thế đó thì công suất tiêu thụ là:
A. 10W B. 160W C. 80W D. 20W
Câu 6: Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q < 0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là:
A.
clip_image004.gif
B.
clip_image006.gif
C.
clip_image008.gif
D.
clip_image010.gif

Câu 7: Quy ước chiều dòng điện là:
A. chiều dịch chuyển của các ion. B. Chiều dịch chuyển của các electron .
C. chiều dịch chuyển của các điện tích dương. D. chiều dịch chuyển của các ion âm.
Câu 8: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F1 = 1,6.10-4 (N). Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2 = 2,5.10-4 (N) thì khoảng cách giữa chúng là:
A. r2 = 1,6 (cm). B. r2 = 1,28 (cm). C. r2 = 1,28 (m). D. r2 = 1,6 (m).
Câu 9: Hai tụ điện C1 = 0,4μF; C2 = 0,6μF ghép song song rồi mắc vào hiệu điện thế U < 60V thì một trong hai tụ có điện tích 30μC. Tính hiệu điện thế U và điện tích của tụ kia:
A. 30V, 5 μC B. 25V; 10 μC C. 50V; 20 μC D. 40V; 25 μC
Câu 10: Một quả cầu khối lượng 10g mang điện tích q1 = + 0, 1μC treo vào một sợi chỉ cách điện, người ta đưa quả cầu 2 mang điện tích q2 lại gần thì thấy nó hút quả cầu thứ nhất lệch khỏi vị trí ban đầu một góc 300, khi đó hai quả cầu ở trên cùng một mặt phẳng nằm ngang cách nhau 3cm. Tìm dấu, độ lớn điện tích q2 ?
A. q2 = - 0, 17 μC B. q2 = + 0, 087 μC C. q2 = + 0, 17 μC D. q2 = - 0, 057 μC
Câu 11: Mạch điện gồm điện trở R = 2Ω mắc thành mạch điện kín với nguồn ξ = 3V, r = 1Ω thì công suất tiêu thụ ở mạch ngoài R là:
A. 2W B. 4,5W C. 3W D. 18W
Câu 12: Trong nguồn điện hóa học (Pin và acquy) có sự chuyển hóa năng lượng từ:
A. quang năng thành điện năng B. cơ năng thành điện năng
C. nội năng thành điện năng D. hóa năng thành điện năng
Câu 13: Nhiệt lượng tỏa ra trong 2 phút khi một dòng điện 2A chạy qua một điện trở thuần 100 Ω là:
A. 400 J. B. 24 J. C. 24000 kJ. D. 48 kJ.
Câu 14: Phát biết nào sau đây là không đúng?
A. Vật dẫn điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.
B. Vật cách điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.
C. Chất điện môi là chất có chứa rất ít điện tích tự do.
D. Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do.
Câu 15: Lực lạ bên trong nguồn điện không có tác dụng:
A. tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện.
B. tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện.
C. làm cho các điện tích dương di chuyển ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.
D. tạo ra và duy trì sự tích điện khác nhau ở 2 cực của nguồn điện.
Câu 16: Suất phản điện của máy thu đặc trưng cho:
A. chuyển hóa điện năng thành dạng năng lượng khác, không phải là nhiệt của máy thu.
B. chuyển hóa nhiệt năng thành điện năng của máy thu.
C. chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng của máy thu.
D. chuyển hóa cơ năng thành điện năng của máy thu.
Câu 17: Biết rằng khi điện trở mạch ngoài của một nguồn điện tăng từ R1 = 3 (
clip_image012.gif
) đến R2 = 10,5 (
clip_image012.gif
) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn tăng gấp hai lần. Điện trở trong của nguồn điện đó là:
A. r = 7,5 (
clip_image012.gif
). B. r = 7 (
clip_image012.gif
). C. r = 6,75 (
clip_image012.gif
). D. r = 10,5 (
clip_image012.gif
).
Câu 18: Một bộ ắc quy được nạp điện với cường độ dòng điện nạp là 3A và hiệu điện thế đặt vào hai cực của bộ ắcquy là 12V. Xác định điện trở trong của bộ ắcquy, biết bộ ắcquy có ξ’ = 6V:
A. 3Ω B. 2Ω C. 4Ω D. 1Ω
Câu 19: Biết hiệu điện thế UMN = 3V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng?
A. VM - VM = 3V B. VM – VN = 3V C. VN = 3V D. VM = 3V
Câu 20: Công của dòng điện có đơn vị là:
A. J/s B. k VA C. W D. kWh
Câu 21: Một quả cầu nhôm rỗng được nhiễm điện thì điện tích của quả cầu:
A. phân bố cả ở mặt trong và mặt ngoài của quả cầu.
B. phân bố ở mặt trong nếu quả cầu nhiễm điện dương, ở mặt ngoài nếu quả cầu nhiễm điện âm.
C. chỉ phân bố ở mặt trong của quả cầu.
D. chỉ phân bố ở mặt ngoài của quả cầu.
Câu 22: Điện tích điểm q đặt tại O trong không khí, Ox là một đường sức điện. Lấy hai điểm A, B trên Ox, đặt M là trung điểm của AB. Giữa EA, EB, EM có mối liên hệ:
A.
clip_image014.gif
B. EM = (EA + EB)/2
C.
clip_image016.gif
D.
clip_image018.gif

Câu 23: Một nguồn điện có suất điện động E = 6 V, điện trở trong r = 2
clip_image012.gif
, mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4W thì điện trở R phải có giá trị là:
A. R= 1
clip_image012.gif
. B. R= 6
clip_image012.gif
. C. R= 2
clip_image012.gif
. D. R= 3
clip_image012.gif
.
Câu 24: Bốn quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích + 2, 3μC , -264. 10-7C, - 5, 9μC ,
+ 3,6. 10-5C. Cho 4 quả cầu đồng thời tiếp xúc nhau đến khi cân bằng điện thì tách chúng ra. Tìm điện tích mỗi quả cầu?
A. - 2, 5 μC B. +1, 5 μC C. - 1, 5 μC D. +2, 5 μC
Câu 25: Hai điện tích q1 = 5.10-16 (C), q2 = - 5.10-16 (C), đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều ABC cạnh bằng 8 (cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác ABC có độ lớn là:
A. E = 0,6089.10-3 (V/m). B. E = 0,7031.10-3 (V/m).
C. E = 0,3515.10-3 (V/m). D. E = 1,2178.10-3 (V/m).
Câu 26: Phát biểu nào sau đây đối với vật dẫn cân bằng điện là không đúng?
A. Vectơ cường độ điện trường ở bề mặt vật dẫn luôn vuông góc với bề mặt vật dẫn
B. Cường độ điện trường trong vật dẫn bằng không
C. Điện tích của vật dẫn luôn phân bố đều trên bề mặt vật dẫn.
D. Điện tích của vật dẫn chỉ phân bố trên bề mặt vật dẫn
Câu 27: Hai quả cầu kim loại nhỏ tích điện q1 = 3μC và q2 = 1μC kích thước giống nhau cho tiếp xúc với nhau rồi đặt trong chân không cách nhau 5cm. Tính lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sau khi tiếp xúc:
A. 16, 2N B. 14, 4N C. 18, 3N D. 12, 5N
Câu 28: Một bóng đèn ghi 3V – 3W khi đèn sáng bình thường điện trở đèn có giá trị là:
A. 9Ω B. 12Ω C. 3Ω D. 6Ω
Câu 29: Nguồn điện với có suất điện động E, điện trở r, mắc với điện trở ngoài R = r, cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch là:
A. I1 = 2,5I. B. I1 = 3I. C. I1 = 1,5I. D. I1 = 2I.
Câu 30: Một Electron đang chuyển động với vận tốc 3,2.106 (m/s) thì bay vào điện trường đều có cường độ điện trường là 728V/m dọc theo đường sức. Véc tơ vận tốc của electron cùng chiều với đường sức điện. Elecron đi được quãng đường là bao nhiêu thì vận tốc của nó bằng không?
A. 0,06m B. 0,08m C. 0,04m D. 0,02m
Câu 31: Điện dung của một tụ điện phẳng không khí sẽ thay đổi như thế nào khi ta tăng khoảng cách giữa hai bản tụ lên hai lần và đưa vào khoảng cách hai bản một chất điện môi có
clip_image020.gif
=4.
A. giảm 8 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 2 lần. D. tăng 8 lần.
Câu 32: Hai bóng đèn có công suất định mức bằng nhau, hiệu điện thế định mức của chúng lần lượt là U1 = 110 (V) và U2 = 220 (V). Tỉ số điện trở của chúng là:
A.
clip_image022.gif
B.
clip_image024.gif
C.
clip_image026.gif
D.
clip_image028.gif

Câu 33: Có hai điện tích q1 = + 2.10-6 (C), q2 = - 2.10-6 (C), đặt tại hai điểm A, B trong chân không và cách nhau một khoảng 6 (cm). Một điện tích q3 = + 2.10-6 (C), đặt trên đường trung trực của AB, cách AB một khoảng 4 (cm). Độ lớn của lực điện do hai điện tích q1 và q2 tác dụng lên điện tích q3 là:
A. F = 20,36 (N). B. F = 28,80 (N). C. F = 14,40 (N). D. F = 17,28 (N).
Câu 34: Một nguồn điện có suất điện động ξ = 12V điện trở trong r = 2Ω nối với điện trở R tạo thành mạch kín. Xác định R để công suất tỏa nhiệt trên R cực đại, tính công suất cực đại đó:
A. R = 4Ω, P = 21W B. R = 3Ω, P = 17,3W C. R= 1Ω, P = 16W D. R = 2Ω, P = 18W
clip_image029.gif
Câu 35: Cho mạch điện như hình vẽ. ξ1 = 6V; r1 = 2Ω, ξ2 = 4,5V, r2 = 0,5Ω, RA = 0,
R = 2Ω. Tìm số chỉ của ampe kế:
A. 1A B. 0,5A C. 1,5A D. 2A
Câu 36: Một tụ điện phẳng không khí được tích điện tới hiệu điện thế U = 400V. Tách tụ ra khỏi nguồn rồi nhúng tụ vào trong một điện môi lỏng có
clip_image020.gif
=4. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ lúc này có gía trị bằng bao nhiêu?
A. 25V B. 300V C. 100V D. 1600V
Câu 37: Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?
A. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
B. Các đường sức không bao giờ cắt nhau.
C. Tại một điểm trong điện tường ta có thể vẽ được một đường sức đi qua.
D. Các đường sức là các đường cong không kín.
Câu 38: Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C, Vật C hút vật D khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Điện tích của vật B và D cùng dấu. B. Điện tích của vật A và C cùng dấu.
C. Điện tích của vật A và D cùng dấu. D. Điện tích của vật A và D trái dấu.
Câu 39: Đoạn mạch AB có hiệu điện thế hai đầu là 10V và trong AB có một nguồn điện có điện trở trong là 1Ω, nối tiếp với một điện trở 10Ω thì có cường độ dòng điện qua mạch điện từ A về B có độ lớn 1A. Tính suất điện động của nguồn điện
A. 1V B. 21V C. 11V D. 10V
Câu 40: Cho bộ nguồn gồm 6 acquy giống nhau được mắc thành hai dãy song song với nhau, mỗi dãy gồm 3 acquy mắc nối tiếp với nhau. Mỗi acquy có suất điện động E = 2 (V) và điện trở trong r = 1 (
clip_image012.gif
). Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn lần lượt là:
A. Eb = 12 (V); rb = 6 (
clip_image012.gif
). B. Eb = 6 (V); rb = 3 (
clip_image012.gif
).
C. Eb = 12 (V); rb = 3 (
clip_image012.gif
). D. Eb = 6 (V); rb = 1,5 (
clip_image012.gif
).
Câu 41: Số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây là 1,25.1019. Tính điện lượng đi qua tiết diện đó trong 15 giây:
A. 10C B. 20C C. 30C D. 40C
Câu 42: Một nguồn điện mắc với một biến trở. Khi điện trở của biến trở là 1,65Ω thì hiệu điện thế hai cực nguồn là 3,3V; khi điện trở của biến trở là 3,5Ω thì hiệu điện thế ở hai cực nguồn là 3,5V. Tìm suất điện động và điện trở trong của nguồn:
A. 3,7V; 0,2Ω B. 3,6V; 0,15Ω C. 6,8V;1,95Ω D. 3,4V; 0,1Ω
Câu 43: Một điện tích điểm q = + 10μC chuyển động từ đỉnh B đến đỉnh C của tam giác đều ABC, nằm trong điện trường đều có cường độ 5000V/m có đường sức điện song song với cạnh BC có chiều từ C đến B. Biết tam giác có cạnh bằng 10cm. Tìm công của lực điện trường khi điện tích di chuyển theo đoạn thẳng B đến C:
A. 2, 5.10-4J B. - 5.10-3J C. - 2, 5.10-4J D. 5.10-4J
Câu 44: Một bếp điện gồm hai dây điện trở R1 và R2. Nếu chỉ dùng R1 thì thời gian đun sôi nước là 10 phút, nếu chỉ dùng R2 thì thời gian đun sôi nước là 20 phút. Hỏi khi dùng R1 nối tiếp R2 thì thời gian đun sôi nước là bao nhiêu:
A. 10phút B. 30 phút C. 15 phút D. 20 phút
Câu 45: Bộ ba tụ điện C1 = C2 = C3/2 ghép song song rồi nối vào nguồn có hiệu điện thế 45V thì điện tích của bộ tụ là 18.10-4C. Tính điện dung của các tụ điện:
A. C1 = C2 = 5μF; C3 = 10 μF B. C1 = C2 = 8μF; C3 = 16 μF
C. C1 = C2 = 15μF; C3 = 30 μF D. C1 = C2 = 10μF; C3 = 20 μF
Câu 46: Một hạt bụi khối lượng 1g mang điện tích - 1μC nằm yên cân bằng trong điện trường giữa hai bản kim loại phẳng nằm ngang tích điện trái dấu có độ lớn bằng nhau. Khoảng cách giữa hai bản là 2cm, lấy g = 10m/s2. Tính hiệu điện thế giữa hai bản kim loại phẳng trên:
A. 2000V B. 200V C. 20 000V D. 20V
Câu 47: Để bóng đèn loại 120 V- 60 W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế là 220V, người ta phải mắc nối tiếp với bóng đèn một điện trở có giá trị:
A. R= 200
clip_image012.gif
. B. R= 250
clip_image012.gif
. C. R= 100
clip_image012.gif
. D. R= 150
clip_image012.gif
.
Câu 48: Hai điện tích q1 = 5.10-9 (C), q2 = - 5.10-9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10 (cm) trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách đều hai điện tích là:
A. E = 0 (V/m). B. E = 36000 (V/m). C. E = 18000 (V/m). D. E = 1,800 (V/m).
Câu 49: Một mạch điện kín gồm hai nguồn điện E1, r1 và E2, r2 mắc nối tiếp với nhau, mạch ngoài chỉ có điện trở R. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là:
A.
clip_image032.gif
B.
clip_image034.gif
C.
clip_image036.gif
D.
clip_image038.gif

Câu 50: Cho ba điện trở có độ lớn bằng nhau và bằng 30 Ω. Được nối thành một bộ điện trở thì điện trở lớn nhất của bộ là bao nhiêu?
A. 30 Ω B. 60 Ω C. 10 Ω D. 90 Ω
 
  • Like
Reactions: trunghieuak53

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Những câu nào bạn thấy khó hoặc chưa chắc chắn thì bạn hãng hỏi nhé, vì mình thấy có nhiều câu khá dễ chắc hẳn bạn có thể làm được. Với lại bạn kiểm tra lại khi đăng bài nhé, đề nhiều chỗ lỗi lắm
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ
Top Bottom