Văn 10 [Lớp 10] Cảnh ngày hè

Mochii

Học sinh
Thành viên
2 Tháng năm 2017
31
11
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giúp mình dàn ý chi tiết phân tích bài cảnh ngày hè với ạ :)JFBQ00159070207BJFBQ00159070207B

Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương


Mình cảm ơn
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Giúp mình dàn ý chi tiết phân tích bài cảnh ngày hè với ạ :)JFBQ00159070207BJFBQ00159070207B

Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương


Mình cảm ơn
Mình giúp bạn dàn ý phân tích bài thơ nha. Đây là dàn ý trong phần kiến thức trọng tâm lớp 10 mà mình đã đăng tải. Bạn tham khảo nhé!
Phần I: Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Nhân vật toàn tài, hiếm có nhưng cũng chịu oan khiên tới mức hiếm có trong lịch sử Việt Nam
- Sự nghiệp sáng tác: Đồ sộ với những tac phẩm chính luận và thơ trữ tình.
Tác phẩm: tên tuổi của nhà thơ gắn với tập Quốc âm thi tập, ước đoán được sáng tác khi ông cáo quan về ở ẩn.
Vấn đề nghị luận:
+ Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè.
+ Tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả. -> Chân dung con người Nguyễn Trãi.
Phần II, Phân tích chi tiết:
I, Tình yêu thiên nhiên tha thiết:

- Tâm hồn Nguyễn Trãi: thư thả, thanh thản, nhàn rỗi để ngắm cảnh thiên nhiên:
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
+ Chữ “Rồi” có nghĩa là nhàn rỗi, thảnh thơi, không hề vướng bận.
+“Hóng mát” tư thế của một con người thong dong, nhàn tản.
+ “Thuở ngày trường” tức là những ngày tháng dài.
-> Như vậy, tác giả có hẳn 1 ngày dài để thảnh thơi thưởng ngoạn cảnh đẹp. Câu thơ lục ngôn với nhịp ngắt 1/2/3 chậm rãi khiến người đọc hình dung tác giả như một vị ẩn sĩ dường như không vướng bận cuộc đời.
- Tác giả thả hồn vào thiên nhiên để cảm nhận một bức tranh mùa hè vào lúc cuối ngày nhưng tràn đầy sức sống:
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

+ Các hình ảnh: cây hòe “đùn đùn”- từ láy nguyên đồng thời cũng là động từ mạnh biểu đạt sức sống trỗi dậy từ bên trong hết lớp này đến lớp khác, cứ dồn dập, tuôn trào. Người đọc như hình dung tán cây hòe mỗi lúc một xòe rộng, giương to như 1 cái ô khổng lồ để che bóng mát.
+ Cây lựu trước hiên “phun thức đỏ”. Động từ mạnh “phun thức đỏ” cũng biểu đạt sức sống đầy ứ, dồn nén từ trong cây lựu trưởng thành để tuôn ra không gian sắc đỏ của màu hoa.
+ Cây săn ở trong ao “tiễn mùi hương”. Động từ tiễn biểu hiện hương thơm sư ra làm cho người đọc hình dung ra 1 ao sen đang trong thời kỳ nở rộ, hương thơm thanh khiết như bung ra, lan tỏa khắp không gian.
+ Bức tranh thiên nhiên được cảm nhận bằng nhiều giác quan:
` thị giác để nhìn thấy màu xanh của hòe, đỏ của hoa lựu, hồng của cánh sen trong ao.
` khứu giác: đó là mùi hương thơm thanh khiết của sen bao bọc khắp không gian, như vương vấn lòng người.
` thính giác để đón nhận “dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”. Tức là vào trời chiều trên những lầu cao, tiếng ve kêu inh ỏi- âm thanh đặc trưng vào mùa hè được tác giả cảm nhận như bản nhạc của thiên nhiên với tiết tấu rộn rã, sôi động.
` cảm nhận bằng liên tưởng, tưởng tượng với cả cảm xúc lẫn tâm hồn.
=> Bằng 1 tâm hồn giao cảm mạnh mẽ, một sự quan sát tinh tế, 1 cách miêu tả tài tình, tác giả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên ngày hè đẹp, vạn vật như đang lên sắc, đang tỏa hương trổ giá.
(So sánh với Nguyễn Du- cũng viết về mùa hè, ND lại có những câu thơ:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tưởng lựu đỏ lập lòe đâm bông
-> ND thiên về trạng thái động của TN, còn NT thiên về tả sức sống của thiên nhiên.)
II, Tình yêu cuộc sống lao động:
- Tác giả hướng về cuộc đời bình dị của người lao động để lắng nghe những âm thanh thân thuộc:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
+ Từ láy “lao xao” gợi âm thanh từ xa vọng lại. Đây có thể là những tiếng lời chào hỏi, mua bán, thêm thêm bớt bớt trong một làng nghề chài lưới. Đây còn là âm thanh quen thuộc thường ngày, sẽ dễ bị lãng quên. Ấy vậy mà tác giả vẫn cảm nhận được-> một tâm hồn tha thiết hướng về cuộc sống của người lao động. Âm thanh đó còn gợi 1 cuộc sống yên bình, no đủ.
+ Tâm hồn Nguyễn Trãi cũng rộn rã niềm vui trước âm thanh của cuộc đời. Ông như đang thưởng thức bản nhạc của cuộc sống.
=> Sáu câu thơ là tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống đến tha thiết. Đó là vẻ đẹp của một tâm hồn nghệ sĩ.
III, Nguyễn Trãi- người anh hùng với lý tưởng yêu nước thương dân:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.

- Hai câu thơ kết, tác giả sử dụng điển tích Ngu Cầm- kể về hai vị vua nổi tiếng là vua Nghiêu và vua Thuấn - những ông vua nhân từ đem lại cuộc sống hưng thịnh, thái bình, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Mỗi ngày, vua thường đem đàn khúc Nam Phong ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị.
-> Thực chất, Nguyễn Trãi muốn có cây đàn Vua Thuấn để gảy khúc Nam Phong, cầu mưa thuận gió hòa để dân chúng khắp mọi nơi có cuộc sống ấm no, thanh bình.
-> Là ước mơ cao cả, là lý tưởng sống và mục đích phấn đấu suốt đời của con người luôn “ưu dân ái quốc”. Điều đó đá thể hiện tình cảm yêu thương nhân dân, lòng nhân đạo của tác giả.
- Câu thơ lục ngôn ngắt nhịp 3/3 dồn nén tư tưởng Ức Trai: tư tưởng vì dân vì nước. Tư tưởng này luôn thường trực dù ông đã lui về ở ẩn.
Bui một tấm lòng ưu ái cũ
Hoặc:
Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen?

- Hai câu thơ cuối là cảm xúc ngậm ngùi, nuối tiếc vì mong ước lớn chưa thành. Nguyễn Trãi dù thân nhàn nhưng tâm không nhàn, luôn đau đáu, khắc khoải vì dân vì nước. Đó là khía cạnh con người về 1 người anh hùng với lý tưởng yêu nước thương dân.
IV, Đặc sắc nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, chứng tỏ tác giả đã tiếp thu tinh hoa và văn hóa nhân loại.
- Ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi, tinh tế.
- Hình ảnh thơ giàu sức gợi hình và biểu cảm.
- Thành công ở các biện pháp nghệ thuật: từ láy, động từ, phép đảo ngữ, điển tích điển cố.
 
Top Bottom