Văn 11 Lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha và niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời của nhà thơ Huy Cận đ

Châu Nhật Bình

Học sinh
Thành viên
8 Tháng mười 2018
61
18
26
20
Phú Yên
THPT Phan Đình Phùng

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha và niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời của nhà thơ Huy Cận được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Tràng giang”? Giúp mình câu này với ạ
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Thân bài:
1. Khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm
- Huy Cận (1919 - 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê: làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Đức Ân, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh
- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng. Ông là một trong những gương mặt tiêu biều của thơ ca Việt Nam hiện đại
- Bài thơ "Tràng giang" được viết vào mùa thu năm 1939, in trong tập "Lửa thiêng" - tập thơ đầu tay của Huy Cận
2. Phân tích bài “Tràng giang”
Khổ thơ đầu tiên của bài thơ "Tràng giang" là bức tranh sông nước vô cùng đẹp nhưng chất chứa nỗi buồn man mác
- Thiên nhiên:
+ Dòng sông lặng lẽ trôi; sóng gợn lăn tăn, khẽ loang ra, lan xa, trải dài theo dòng sông mênh mông; thuyền xuôi mái theo dòng nước ấy giống như buông trôi, theo những luồng nước rong ruổi mãi về cuối trời. Đây đều là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi trong thi ca truyền thống. Các thi liệu ấy tạo nên một bức tranh thủy mặc vô cùng đẹp đẽ nhưng lại chất chứa nỗi buồn đến tê tái
+ "Củi một cành khô" mang đậm chất hiện thực, miêu tả một cành củi khô xác, nhỏ nhoi, lạc loài, đơn chiếc. Bằng biện pháp đảo ngữ đặt từ "củi" lên đầu câu thơ, cái buồn của đoạn thơ lại được đẩy lên thêm
+ Hình ảnh "củi một cành khô" là ẩn dụ cho những cuộc đời nhỏ bé, số phận bèo bọt, giống như cành củi kia giữa cuộc đời rộng lớn, tương lai mù mịt, không biết sẽ đi đâu về đâu
-> Hình ảnh mang tới sự yên bình, xa vắng, đượm buồn
- Tâm trạng
+ Ba từ "buồn điệp điệp" là miêu tả những con sóng vô biên, trùng trùng, điệp điệp hay là vô vàng nỗi buồn trong lòng người trỗi dậy. Đó là nỗi buồn, cảm giác con người nhỏ bé giữa không gian rộng lớn -> Sầu vũ trụ
+ Ám ảnh về thân phận nhỏ bé, bơ vơ, chia lìa "thuyền về nước lại sầu trăm ngả" -> Sầu nhân thế. Nỗi buồn ở câu thơ thứ nhất là mơ hồ, chưa định hình rõ ràng, đến đây nỗi buồn ấy lại bao phủ, lan toả khắp không gian
=> Tâm trạng cô đơn của trái tim nhạy cảm, của cái tôi lãng mạn trước 30-45
- Nghệ thuật
+ Đoạn thơ chỉ với bốn câu thơ nhưng được sử dụng khéo léo nhiều nghệ thuật đặc sắc.

• Từ láy: điệp điệp, song song
• Đối lập: thuyền về >< nước lại, một >< mấy
• Tính từ biểu cảm: buồn, sầu, lạc
• Đảo ngữ
+ Bút pháp cổ điển kết hợp hài hoà với bút pháp hiện đại
+ Hình ảnh độc đáo, giàu chất hiện thực
-> Tạo hình, biểu cảm, tạo ấn tượng về cảnh và tình
- Bức tranh không gian tầng bậc
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

+ Đảo ngữ "lớp lớp mây cao": những đám mây chất chồng lên cao mãi -> Bầu trời hùng vĩ, khoáng đạt
+ Động từ "đùn núi bạc": những đụn mây khổng lồ đang vận động, nối tiếp nhau điệp trùng huy hoàng như đất bạc
+ Hình ảnh "cánh chim": cánh chim bé nhỏ giữa trời chiều -> hình ảnh quen thuộc
+ Cái nhìn mới mẻ: tái hiện chuyển động vô hình của vũ trụ
+ "Chim nghiêng cánh", "bóng chiều sa": cánh chim chờ cả trời chiều
-> Thi liệu cổ điển nhưng cái nhìn hiện đại
+ Thủ pháp đối lập: bầu trời bao la, hùng vĩ với cánh chim đơn chiếc, nhỏ nhoi
-> Vẻ đẹp cổ điển: thi liệu quen thuộc, cấu tứ đối của thơ Đường
-> Vẻ đẹp hiện đại: cái nhìn của nhà thơ lãng mạn
+ Tâm trạng
• Cô đơn, trĩu nặng suy tư về thân phận
• Nhớ quê hương, yêu đất nước
-> Ấm áp tình quê, tình đời
- Tiếp nối mạch cảm xúc được gợi từ hai khổ thơ đầu, nỗi buồn càng được khắc sâu qua hình ảnh những cánh bèo trôi dạt lênh đênh trên sông nước mênh mông. Hình ảnh này cùng với hình ảnh "con thuyền xuôi mái" và "cành củi khô" lạc lõng trên sóng nước càng gợi ấn tượng về sự tan tác, chia ly cũng như nhấn mạnh nỗi sầu buồn trải ra mênh mông
"Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng"

+ Ấn tượng về sự chia ly tan tác làm cho lòng người sầu buồn và càng sầu buồn hơn khi mà toàn cảnh sông nước tuyệt nhiên không có bóng con người, cũng không có lấy một cây cầu giao nối đôi bờ. Nỗi hiu quạnh hoang vắng trong không gian mênh mông của trời rộng, sông dài càng làm cho con người thấy lòng trống trải, cô đơn
- Bốn câu kết bài thơ vừa mở ra một khung cảnh thiên nhiên đẹp hùng vĩ vừa thể hiện tâm trạng của nhà thơ: nỗi nhớ quê hương da diết
3. Bàn luận, đánh giá
Kết bài: Tổng kết nội dung, nghệ thuật
 
Top Bottom