Văn 9 Lòng trung thực

Thảo Nguyễn ^ ^

Học sinh chăm học
Thành viên
22 Tháng sáu 2019
466
811
96
Hải Phòng
Trường THCS Nam Sơn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phần I: Đọc hiểu
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Sự thiếu trung thực sẽ ảnh hưởng đến bản thân ta rất nhiều: sự thiếu trung thực trong kinh doanh, những mối quan hệ của doanh nhân cũng trở nên hời hợt, dẫn đến thiếu vắng những tình cảm chân thành, những điều giá trị hơn trong cuộc sống; sự thiếu trung thực trong học tập làm người học sinh trở nên coi thường kiến thức, coi thường giá trị của sự khổ công trong học tập, rèn giũa của mình, mà chỉ còn chú ý đến những điểm số, đến những mánh khóe để đạt được điểm cao, sự thiếu sự trung thực trong đời sống gia đình sẽ dẫn đến sự mất niềm tin lẫn nhau của mọi thành viên, là một nguy cơ làm gia đình tan rã... Thói quen thiếu trung thực dân dân khiến con người cũng phải tự lừa dối chính mình, huyễn hoặc mình, và không còn nhìn thấy những nguy cơ, thách thức sắp đến nên không có phản ứng kịp lúc và nhấn chìm mình trong sai lầm triền miên. (...) Chính vì vậy, mỗi khi định làm gì đó thiều trung thực, trái với lương tâm của mình, bạn hãy nhớ kỹ: những gì mà việc đó đem lại cho bạn không thể bù đắp được “cái giá” mà bạn và . những người xung quanh phải trả.
(Trích Thắp ngọn đuốc xanh - Nhóm tác giả Nguyễn Thành Thân, Nguyễn Hoàng Sơn, Lương Dũng Nhân – NXB Trẻ, 2018, Tr 96,97)
Câu 1 .Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 .Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3 . Hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Thói quen thiếu trung thực dần dần khiến con người cũng phải tự lừa dối chính mình, huyễn hoặc mình, và không còn nhìn thấy những nguy cơ, thách thức sắp đến nên không có phản ứng kịp lúc và nhấn chìm mình trong sai lầm triền miên.
Câu 4 . Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua đoạn trích trên là gì? Nêu lí do em chọn thông điệp đó.
Phần II: Làm văn
Câu 1 . Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tính trung thực.


Câu 3 mn giúp mik theo cấu trúc này ạ
-Gọi tên phép tu tù
+ Minh chứng
-Tác dụng
+ Làm gì..
+Gợi gì
+Để làm gì
+ Nêu thái độ, tình cảm của tác giả
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Phần I: Đọc hiểu
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Sự thiếu trung thực sẽ ảnh hưởng đến bản thân ta rất nhiều: sự thiếu trung thực trong kinh doanh, những mối quan hệ của doanh nhân cũng trở nên hời hợt, dẫn đến thiếu vắng những tình cảm chân thành, những điều giá trị hơn trong cuộc sống; sự thiếu trung thực trong học tập làm người học sinh trở nên coi thường kiến thức, coi thường giá trị của sự khổ công trong học tập, rèn giũa của mình, mà chỉ còn chú ý đến những điểm số, đến những mánh khóe để đạt được điểm cao, sự thiếu sự trung thực trong đời sống gia đình sẽ dẫn đến sự mất niềm tin lẫn nhau của mọi thành viên, là một nguy cơ làm gia đình tan rã... Thói quen thiếu trung thực dân dân khiến con người cũng phải tự lừa dối chính mình, huyễn hoặc mình, và không còn nhìn thấy những nguy cơ, thách thức sắp đến nên không có phản ứng kịp lúc và nhấn chìm mình trong sai lầm triền miên. (...) Chính vì vậy, mỗi khi định làm gì đó thiều trung thực, trái với lương tâm của mình, bạn hãy nhớ kỹ: những gì mà việc đó đem lại cho bạn không thể bù đắp được “cái giá” mà bạn và . những người xung quanh phải trả.
(Trích Thắp ngọn đuốc xanh - Nhóm tác giả Nguyễn Thành Thân, Nguyễn Hoàng Sơn, Lương Dũng Nhân – NXB Trẻ, 2018, Tr 96,97)
Câu 1 .Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 .Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3 . Hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Thói quen thiếu trung thực dần dần khiến con người cũng phải tự lừa dối chính mình, huyễn hoặc mình, và không còn nhìn thấy những nguy cơ, thách thức sắp đến nên không có phản ứng kịp lúc và nhấn chìm mình trong sai lầm triền miên.
Câu 4 . Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua đoạn trích trên là gì? Nêu lí do em chọn thông điệp đó.
Phần II: Làm văn
Câu 1 . Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tính trung thực.


Câu 3 mn giúp mik theo cấu trúc này ạ
-Gọi tên phép tu tù
+ Minh chứng
-Tác dụng
+ Làm gì..
+Gợi gì
+Để làm gì
+ Nêu thái độ, tình cảm của tác giả
Phần I. Đọc hiểu
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận

Câu 2:
Nội dung chính của đoạn trích trên là: tác hại của sự thiếu trung thực và lời khuyên nên sống chân thật

Câu 3: (Mình giữ nguyên form để bạn hiểu nha)
- Gọi tên phép tu từ: liệt kê (hậu quả của thiếu trung thực đối với bản thân mỗi người)
+ Minh chứng: con người cũng phải tự lừa dối chính mình, huyễn hoặc mình, và không còn nhìn thấy những nguy cơ, thách thức sắp đến nên không có phản ứng kịp lúc và nhấn chìm mình trong sai lầm triền miên.
- Tác dụng
+ Làm gì: làm hiện lên đầy đủ các tác hại của việc thiếu trung thực
+ Gợi gì: gợi hậu quả to lớn, khôn lường
+ Để làm gì: để người đọc nhìn nhận nó và thay đổi suy nghĩ theo chiều hướng tích cực
+ Nêu thái độ, tình cảm của tác giả: phê phán lối sống thiếu trung thực, khuyên nhủ con người nên biết sống ngay thẳng

Câu 4:
Thông điệp tâm đắc nhất: (tự chọn bạn nha, mình gợi ý một vài thông điệp có thể rút ra: sống ngay thẳng, trung thực; biết nhìn xa trông rộng, không vì lợi ích trước mắt mà tham lợi,....)
Sau đó bạn lí giải phù hợp theo suy nghĩ bản thân là được nha

Phần II.
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích
+ Trung thực: trung là ngay thẳng, thực là thật thà, trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật, không đặt điều, không đưa ra lời nói chưa xác minh
- Bàn luận, chứng minh
+ "Mong thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi cử". Đó là những lời mà tổng thống A. Lin-con gửi trong thư tới thầy hiệu trưởng của con mình
+ Trung thực luôn là đức tính đáng quý dù ở bất cứ thời kì nào. Đối với Việt Nam, một đất nước với bề dày lịch sử và văn hoá 4000 năm thì mỗi đức tính lại càng được đề cao
+ Từ thời xa xưa, con người luôn lấy giữ chữ "tín" làm hàng đầu, bởi vậy mới có các câu tục ngữ "một lời nói ra, tứ mã nan truy", "nhất ngôn cửu đỉnh"... Từ đó, ta càng hiểu thêm rằng ông cha ta đã đề cao lòng trung thực đến mức nào
+ Cho đến ngày nay, con cháu vẫn luôn được ông cha dạy dỗ đức tính trung thực
+ Trong đời sống hàng ngày, đức tính trung thực được thể hiện ở việc không quay cóp trong giờ kiểm tra, thi cử. Hoặc có thể là hành động nhận lỗi mỗi khi phạm sai lầm....
+ Người có tính trung thực thường là người được yêu mến, kính trọng từ mọi người. Họ còn là người dễ thành công bởi họ tự biết được bản thân đang ở mức độ nào, từ đó phấn đấu càng nhiều hơn
- Mở rộng vấn đề
+ Trung thực tuy tốt nhưng trong một vào trường hợp, lời nói dối lại có ích. Khi một bệnh nhân mắc bệnh nặng, bác sĩ nếu nói lời nói dối rằng họ vẫn tốt, không cần quá lo lắng thì sẽ khiến họ sống vui vẻ, lạc quan hơn, thậm chí có người còn vượt qua được giai đoạn nguy kịch
+ Mặc dù vậy, sự không trung thực vẫn không được khuyến khích. Chỉ cần nói khéo léo thì trung thực sẽ luôn là người bạn tốt giúp chúng ta vượt qua khó khăn
- Bài học và liên hệ bản thân

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi tại box Văn
Nếu còn thắc mắc hãy trao đổi thêm nhé
Chúc bạn học tốt!

Xem thêm:
+ Trọn bộ bí kíp họ tốt 8 môn
+ Chuyên đề nghị luận xã hội
 
Top Bottom