Loài đơn tính giao phối

T

tuekha_dtn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

thầy giúp em với ạ.

Xét hai loài { loài đơn tính giao phối } loài A và loài B.
- phân tích số lượng NST của 10 cá thể thuộc loài A thấy có 9 cá thể 2n=16 và 1 cá thể 2n=15
- phân tích số lượng NST của 10 cá thể thuộc loài B thấy có 6 cá thể 2n=13 và 4 cá thể 2n=14
a, có thể giải thích hiện tương trên ntn?
b, để chứng tỏ tính đúng đắn của những điều giải thích trên cần phải làm thêm những gì?
 
H

hocmai.sinhhoc

Câu hỏi: Xét hai loài { loài đơn tính giao phối } loài A và loài B.
- phân tích số lượng NST của 10 cá thể thuộc loài A thấy có 9 cá thể 2n=16 và 1 cá thể 2n=15
- phân tích số lượng NST của 10 cá thể thuộc loài B thấy có 6 cá thể 2n=13 và 4 cá thể 2n=14
a, có thể giải thích hiện tương trên ntn?
b, để chứng tỏ tính đúng đắn của những điều giải thích trên cần phải làm thêm những gì?

Trả lời:
Chào em!
Trước tiên, cô muốn hỏi là em lấy nguồn tài liệu ở đâu vậy? Thi đại học sẽ tập trung vào các dạng trắc nghiệm. Do đó em hãy tập trung ôn những câu hỏi trắc nghiệm nhé. Còn dạng câu hỏi tự luận thì em đọc để hiểu vấn đề thôi nhé.
Ở bài này em cần chú ý:
Ở loài A: 10 cá thể thì có 9 cá thể 2n = 16, 1 cá thể 2n = 15. Ta nhận thấy xác suất xuất hiện 2n = 15 chiếm số lượng ít. Do đó 2n = 15 ở đây có thể xuất hiện do đột biến nhiễm sắc thể nhé.
Hoặc loài này, bộ nhiễm sắc thể ở 1 giới là XO, trong 10 cá thể đem xét có 1 cá thể khác giới mang NST XO (nhưng trường hợp này ít xảy ra hơn trường hợp trên)
Xét loài B: Tỉ lệ cá thể 2n = 13 và 2n = 14 xấp xỉ nhau nên không thể xảy ra đột biến. Mà ở đây cơ thể 2n = 13 là cơ thể mang NST XO.
b. Để chứng tỏ tính đúng đắn, ta cần phân tích cấu trúc NST hoặc đơn giản hơn là ta theo dõi sự di truyền của 2 loài này trên số lượng lớn cá thể (Tuy nhiên cách này ko chính các bằng cách 1 nhé).
 
Top Bottom