[lỗ khí?]

P

phuc.hello

Cái đó thì mình cũng đã biết nhưng ngoài những thứ trên thì có thứ gì nữa không(chẳng hạn có chấ thải không).
 
M

matrungduc10c2

Hì...hì...! Mình nhớ là khí khổng có nước đi vào và có khí CO2 thẩm thấu vào để tạo độ ẩm + nguyên liệu cho quá trình quang hợp của cây. Bạn thử tìm trong SGK có hình miêu tả cấu trúc của Lá (trong hình này có lớp khí khổng ) :).
 
K

kyo_kata

theo mình ngoài nước,CO2,O2 thì ko có nữa đâu^_^.vì để thải chất cặn bã đã có cơ quan chuyên trách lo oài
 
P

phuc.hello

Vậy cơ quan chuyên trách đó là gì vậy bạn có thể cho mình biết được không. Cảm ơn. Đừng trách mình nhiều lời nhé.:khi (22):
 
P

phuc.hello

Mấy ngày rồi mà rồi mà không ai trả lời, chẳng lẻ không ai biết à. Tệ thật.
 
P

phuc.hello

Mà mình đọc trong sách là có loại phân bón qua lá vậy thì khí khổng phải vận chuyển được chát trong phân đó . Có ai giúp mình được không
 
M

matrungduc10c2

Hì..hì..! Bạn Phuc.hello ui, loại phân bón mà bạn nói bón cho lá thì chắc chắn nó phải là chất lỏng.Vì lá muốn lấy được các chất dinh dưởng (thông qua khí khổng) thì các chất dd đó phải thẩm thấu qua lớp khí khổng=>chất lỏng. :).Nếu kỹ hơn thì bạn cứ tưởng tượng là khí khổng như 1 cánh của nhà,nó mở cửa chào đón các chất dd vào nhà và trong nhà này thì có hệ thống mạch rây (mạch gổ +mạch rây-libe).Các mạch này sẽ vận chuyển các chất dd mà khí khỏng đưa vào để đi khắp cây, đến nơi cần thiết.Còn bộ phận chuyên trách để thải các chất cặn bã ra ngoài thì mình không nhớ nửa...:),nhưng mình nhớ là nó nằm trên lá.^^!
 
K

kyo_kata

đúng là phân bón chứa chất dd,đểcây hấp thụ được thì phải theo cơ chế thẩm thấu nhưng thẩm thấu qua bề mặt lá chứ ko phải qua khí khổng.vì
- chức năng chủ yếu của khí khổng là thoát hơi nước,cho CO2,O2 đi qua.nếu trong cùng 1 thời điểm thì lỗ khí ko thể vừa nhận chất dd,vừa thoát hơi nước...
-cấu tao của lá là các khí khổng nằm dưới bề mặt của lá,mà khi phun thuốc(phân bón ở dạng lỏng)thường phun trên bề mặt lá nên ko phù hợp
@phuc.hello:theo tớ bik thì chất thải có thể đi qua rễ ra môi trường ,hoặc nếu chất thải là chất hữu cơ thì cây có thể phân huỷ tạo CO2 và thải ra
 
M

matrungduc10c2

Hì..hì..! Vậy àh ? Chắc mình nhớ sai cái chức năng của khí khổng (trí nhớ kém lắm :) ). Nhưng sao mình xem hình cấu tạo lá thì lớp khí khổng được nối trực tiếp với hệ thống mạch của cây mà :(. =>Nó củng có thể lấy + thoát chất dd ra mà ??:-SS
 
H

hoctro_thaydo

khi khong sao lai thoat chat dd chi thoat hoi nuoc thui
no cung ko the lay chat dd duoc
sao ai noi ma ki qua vay?

-------------
bạn ơi viết chữ có dấu đi.... bao nhiêu bài thế rùi đó nha. hehe (>2 bài ;)) )
 
Last edited by a moderator:
M

matrungduc10c2

Hì...hì..! Nói như vậy có ổn không bạn hoctro_thaydo ?. Bạn nói là nó chỉ thoát nước thôi àh ?? Nó có thể lấy nước + thoát nước chứ.Vậy bạn cho mình hỏi là bộ phận nào của cây chuyên hoá về chức năng thoát chất dd ra vậy ?? ^^!. giúp mình nha :)
 
H

hoctro_thaydo

ban muon bit ve bo phan thai chat dd phai ko?
no cung o tren la nhung no nam o vien cua la cay
minh quen mat no ten gi rui nhung no duoc noi voi he mach
khi cay ho hap no co tac dung lao ap suat bau tren giup nuoc va chat dd di len tren khi do no vo tinh lam cho chat dd di qua gay ra hien tuong u giot o mep la.
gio da hieu chua ko phai khi khong dau
neu co thac mac hay gap minh nick cua minh la cooip_lmc
luc day minh se noi tiep
 
L

limitet91

Theo mình ngoài nước,CO2,O2 thì ko có nữa đâu^_^.vì để thải chất cặn bã đã có cơ quan chuyên trách lo oài
Mà mình nhớ là khí khổng có nước đi vào và có khí CO2 thẩm thấu vào để tạo độ ẩm + nguyên liệu cho quá trình quang hợp của cây. Bạn thử tìm trong SGK có hình miêu tả cấu trúc của Lá (trong hình này có lớp khí khổng ) .
__________________
 
P

phuc.hello

Oài, cuối cùng thì cũng không cso ai giải thích rõ ràng cho mình cả. Khổ thế không biết.
 
G

girlbuon10594

Đúng vậy,khí khổng là để cho nước ;[TEX] CO_2 ; O_2[/TEX] vào và ra 1 cách dễ dàng
Còn ngời ta thường bón phân "vi sinh" qua bề mặt lá
Vì phân vi sinh hàm lượng chất dinh dưỡng rất ít (theo mình là thế;))) và nó có thể hấp thụ được ngay:D
 
H

hanhcom41

Phân bón qua lá Tiến Nông là chế phẩm dạng dung dịch đạm đặc được pha chế tổng hợp từ các nguyên liệu nhạp ngoại: Nga, Hoa Kỳ, Israel. Với thành phần chính là muối Kali Humate, Chất điều hoà sinh trưởng chiết xuất từ dịch rong biển, Vitamin B1, hàm lượng Đạm (N), Lân (P2O5), Kali (K2O) thích hợp có bổ sung các trung vi lượng thiết yếu cho cây trồng như: Mg, Zn, Co, Bo, Mo, Mn,....


Phân bón qua lá Tiến Nông có tác dụng:
- Giúp bộ rễ phát triển nhanh, khoẻ hút nước và dinh dưỡng tốt, chống bó rễ, nghẹt rễ.
- Làm cho thân và bộ lá khoẻ mạnh, tăng khả năng quang hợp, ra hoa đậu quả đồng loạt, ít rụng quả, tăng quá trình trao đổi chất, đồng hoá va tích luỹ các chất đường, bột, protein, vitamine,....
- Giúp cây trồng hồi phục nhanh, nhất là khi cây bị ngộ độc, sâu bệnh, chuột cắn, còi cọc, bó rễ, phèn, mặn.
- Hạn chế sâu bệnh. Tăng khả năng chống chịu với điều kiện thừi tiết bất thuận.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng phân vô cơ, do đó có thể giảm 20-25% lượng phân hoá học.

Chú ý: Phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, không phun luác trời nắng to hoặc sắp mưa, phun đều hai mặt lá. Nên phun trước khi bón phân gốc. Sau khi phun thuốc diệt cỏ phải cho cỏ chết hẳn mới phun Phân bón qua lá Tiến Nông. Có thể dùng kết hợp thuốc trừ sâu.
 
H

hanhcom41

.CƠ CHẾ CỦA SỰ HẤP THU VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT DINH DƯỠNG QUA BỘ LÁ:

Để hiểu được chức năng của phương pháp BPQL, cần giải thích rõ ràng các quy trình sinh học khác nhau của cơ chế hấp thu qua lá và phân phối dinh dưỡng bên trong cây trồng. Để làm các nhiệm vụ bên trong lá hoặc vận chuyển các chất dinh dưỡng khoáng ra khỏi lá đến các bộ phận khác của cây trồng, một quy trình hấp thu thông qua màng tế bào (plasma membrane), từ các không bào bên trong lá (apoplast) vào bên trong tế bào (symplast) sẽ xảy ra. Theo Romheld và El-Fouly, (1999) sự hấp thu dinh dưỡng qua lá có 5 bước như sau:

3.1 Làm ướt bề mặt lá bằng dung dịch phân bón:

Vách ngoài của những tế bào lá được bao phủ bởi lớp cutin và một lớp sáp có đặc tính chống thấm nước rất mạnh.

Để việc hấp thu các chất dinh dưỡng dễ dàng, ta có thể bỏ thêm các chất phụ gia (vào PBQL) để làm giảm sức căng bề mặt.

3.2 Sự thâm nhập xuyên qua lớp biểu bì của vách tế bào:

Khi phun phân bón qua lá lên bề mặt của lá cây, sự hấp thu có thể xảy ra theo ba cách sau đây:

a. Qua các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt lớp ngoại bì và vách tế bào.
b. Qua các thủy khổng ở giữa các vách tiếp giáp các tế bào.
c. Qua khí khổng giữa các tế bào bảo vệ.

Theo Eichert et al, (1998), sự xâm nhập của chất lỏng xuyên qua bề mặt có sức căng cao và các khí khổng có thể xảy ra dưới một số các điều kiện. Một trong những điều kiện này là tạo các giọt nhỏ liên kết với sự bốc hơi. Khi sự bốc hơi xảy ra, mức độ xâm nhập đạt cao nhất và sự hấp thu liên tục xảy ra với phần chất rắn còn lại.
Những tác giả này cho rằng (lý thuyết về) những giới hạn vật lý chống lại sự xâm nhập qua khí khổng thì đúng đối với các hạt giọt lớn nhưng có thể không đúng đối với các phần rắn còn lại vì chúng liên kết thành một lớp mỏng trong quá trình bốc hơi nước. Những màng mỏng này thâm nhập vào khí khổng và khích lệ sự trao đổi giữa bên trong và bên ngoài lá cây (Eichert and Kurkhardt, 1999).

3.3 Sự xâm nhập chất dinh dưỡng vào các không bào bên trong lá cây:

Các không bào (apoplast) rất quan trọng để chứa các chất dinh dưỡng trước khi chúng được hấp thu vào bên trong từng tế bào. Các chất dinh dưỡng sẽ vào những không bào này sau khi xâm nhập từ bên ngoài qua lớp biểu bì lá cũng như được hấp thu từ rễ qua các mao mạch trong thân cây.

3.4 Sự hấp thu chất dinh dưỡng vào bên trong tế bào:

Những nguyên tắc chung về việc hấp thu chất dinh dưỡng khoáng từ các không bào vào bên trong từng tế bào lá cũng giống như sự hấp thu từ rễ. Theo đó, tốc độ hấp thu như sau:

a. Những phân tử nhỏ nhanh hơn những phân tử lớn (urea > Fe-Chelates).
b. Những phân tử không mang điện (nối cộng) nhanh hơn các ion tĩnh điện.
c. Những ion hoá trị một nhanh hơn các ions đa hoá trị (H2PO4- > HPO42-)
d. Độ pH của không bào (apoplast) thấp sẽ hấp thu các anions nhanh hơn.
e. Độ pH của không bào (apoplast) cao sẽ hấp thu các cations nhanh hơn.

Khả năng hấp thu của các tế bào lá cây cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại vi như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng.
Cơ chế tùy thuộc năng lượng để hấp thu dinh dưỡng xuyên qua màng vào bên trong tế bào được môi giới bởi các protein vận chuyển khác nhau như những chất chuyên chức năng chuyển tải hoặc các luồng tĩnh điện với ion H+ ATPasses. Những sự kiện này làm gia tăng lực hấp thu bằng cách tạo nên độ chênh hóa tĩnh điện ở bề mặt màng tế bào.

Sự hấp thu qua các tế bào lá có thể được điều khiển qua tình trạng dinh dưỡng của cây, nhưng đây không phải là quy luật chung mặc dù hiện tượng này đã được khám phá đối với sự hấp thu lân. Việc hấp thu lân qua lá và vận chuyển xuống rễ xảy ra nhanh hơn đối với cây đang thiếu lân.

Khi áp dụng những chất dinh dưỡng lưu động (mobile nutrients) cho các lá non, lá còn đang phát triển thì sự chuyển dịch xuống rễ chậm hơn, điều này kích thích sự hấp thu dinh dưỡng từ rễ do bộ lá phát triển và quang hợp tốt hơn. Đối với các lá già, lá đã ngưng phát triển thì sự chuyển dịch này xảy ra nhanh hơn và có thể ngăn chận tình trạng thiếu dinh dưỡng gây ra do sự hấp thu không đủ của bộ rễ.

Các chất dinh dưỡng bất động (immobile nutrients) áp dụng trên cả lá già và lá non sẽ chuyển dịch chậm xuống rễ, như vậy không gây nên sự thay đổi nào hoặc có thể làm gia tăng lượng dinh dưỡng hấp thu từ rễ.

3.5 Sự phân bố chất dinh dưỡng trong lá và chuyển dịch chúng ra ngoài:

Sự phân bổ từng chất dinh dưỡng riêng biệt bên trong và chuyển dịch chúng ra ngoài lá sau khi phun phân bón thì tùy thuộc vào từng mô libe và tính cơ động của hệ mao dẫn.

Các chất dinh dưỡng lưu động libe (phloem mobile nutrients) như N, P, K, Mg được phân bố vào mỗi mô mao dẫn cũng như mỗi mô libe bên trong lá cây, và một tỷ lệ lớn các chất dinh dưỡng đã hấp thu sẽ được vận chuyển ra khỏi lá tới các bộ phận khác của cây nơi có nhu cầu cao.

Ngược lại các chất dinh dưỡng có khả năng cơ động libe giới hạn (nutrients with a restricted phloem mobility) như Ca, Cu, Fe, Mn, Zn sẽ được phân bố chính cho mỗi mô mao dẫn bên trong lá cây và không có sự chuyển dịch đáng kể nào ra ngoài.

Riêng đối với Boron, sự lưu chuyển bên trong cây tùy thuộc rất nhiều vào các di truyền gen và là yếu tố quyết định đến hiệu quả của phân bón Boron qua lá.

3.6 Hiệu qủa của phương pháp BPQL:

Theo Brown, 1999, sự hiệu qủa của phương pháp BPQL ảnh hưởng bởi:

a. Lý và hoá tính của phân bón sử dụng.
Sự hấp thu chất dinh dưỡng tùy thuộc vào các anion nối kết. Thí dụ sự hấp thu Zn(NO3)2 cao hơn so với ZnSO4 có thể được giải thích bởi sự kết nối cation-anion (cation-anion symport).
Năm 1999, Burkhardt et al đã thực nghiệm bằng cách nhúng các lá Vicia faba vào dung dịch 1% Zn-nitrate và dung dịch 1% Zn-sulphate thì thấy rằng khi Zn được liên kết với gốc nitrat thì khả năng hấp thu lớn gấp 3.5 lần so với gốc sulphate.
Bảng 2 dưới đây có thể được tham khảo như bảng mẫu tổng quát về tốc độ hấp thu bởi lá cây đối với các chất dinh dưỡng.




Chất dinh dưỡng

Thời gian để lá cây hấp thu 50%
N

1 – 6 giờ
P

1 – 5 giờ
K

10 – 24 giờ
Ca

1 – 2 ngày
Mg

2 – 5 giờ
Fe

1 ngày (8%)
Mn

1 – 2 ngày
Zn

1 – 2 ngày



b. Khả năng xâm nhập của chất dinh dưỡng vào bên trong tế bào chất ảnh hưởng bởi chủng giống, loại và tuổi của lá cây, hoá tính của phân bón, vào các điều kiện môi trường như ẩm độ, nhiệt độ, ngày hay đêm, và phương pháp áp dụng.
Thí dụ: Khi ẩm độ cao, sự hấp thu qua lớp cutin sẽ gia tăng vì quá trình hydrat hoá của lớp cutin cao hơn. (Chamel et al, 1991; Van Gardingen va Grace, 1992) và số lượng các khí khổng sẽ mở ra nhiều hơn (Burkhardt et al 1999).
c. Khả năng lưu động bên trong lá cây của các chất dinh dưỡng sử dụng được xác định bởi khả năng cơ động của các mô libe liên hệ, chủng tính và độ già của lá cây và sự bất động của các phần tử hiện diện tại nơi áp dụng phân bón.
nguồn: công nghệ sinh học
 
Top Bottom