Đọc thơ của bạn thấy xuôi tai vì nó có vần điệu. Nhưng có vần điệu thôi thì chưa đủ. Bạn làm theo thể thơ tứ tuyệt na ná đường luật, nhưng hình ảnh không cô gọn, không có cảm xúc rõ ràng, cảnh quá nhiều mà không có tình. Cảm xúc chưa tự nhiên, có vẻ ép để có vần, đọc lên nghe sáo & hẫng. Ví dụ như là:
Giọt lệ cay sầu em rơi lệ ("sầu em" là cái gì ? Giọt lệ cay sầu là sao. Đó là ép để đúng điệu chứ không có nghĩa, hay nghĩa rất buồn cười, đã "cay" lại còn "sầu")
Hay bài hồn của bạn: tựa trúc lam là cái gì ? Không rõ. Cau 1. 2,3 ,4 nếu đọc kỹ sẽ chẳng thấy nó liên quan gì đến nhau (trên là đàn dưới lại là sáo, vừa câu 2 là đôi tình nhân câu 3 đã là nhớ thương người cũ). Nhất là đọc lên nghe rất sáo rỗng & thiếu một tình cảm thật. Bài 1 cũng na ná như thế.
Trong thơ chú trọng nhất là vần điêu, thanh điệu, nhưng như Nguyễn đình thi nói, vần điệu chỉ là một thứ vũ khí, không có vũ khí ấy vẫn có thể đnáh thắng kẻ thù. Cần nhất là cảm xúc thơ, thì trong thơ bạn lại thấy rất gượng. Nó che đi cái ưu điểm của bạn, đó là cách gieo vần & phối thanh.
Tặng bạn hai bài thơ của Leiba viết theo thể đường luật:
Em thuộc về ai? Ta biết đâu?
Thương hoa tình ái sớm tàn mau.
Nhưng bao người trước ta, em nhỉ,
Ai kẻ buồn duyên đến bạc đầu!
và
Phù thế đã nhiều duyên nghiệp quá!
Lệ lòng mong cạn chốn am không.
Cửa thiền một đóng duyên trần dứt,
Quên hết người quen chốn bụi hồng.
Lời thơ gắn kết và như một lưòi tâm sự chất chứa, chứ không đơn thuần chỉ là những câu có vần.