- 25 Tháng mười 2018
- 1,560
- 1,682
- 251
- 27
- Quảng Bình
- Đại học Sư phạm Huế
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
LIÊN KẾT HIĐRO
1) Bản chất : Liên kết hiđro hình thành khi nguyên tử H liên kết cộng hóa trị với 1 nguyên tử có độ âm điện mạnh nên mang điện dương lớn (H thường liên kết với O, F, N) tương tác tĩnh điện yếu với nguyên tử Y có cặp electron tự do ( Y là F,O hay N).
· Điều kiện để tạo liên kết H
- Điều kiện cần: Có chứa nguyên tử H
- ĐIều kiện đủ:
+ Hợp phần cho: Nguyên tử H liên kết trực tiếp với nguyên tử có độ âm điện lớn (thường là F, O, N).
+ Hợp phần nhận: Có nguyên tử có độ âm điện lớn/ cặp e tự do chưa tham gia liên kết.
Điện tích dương của nguyên tử H và điện tích âm nguyên tử tử Y càng lớn thì liên kết hidro càng bền.
Ví dụ: Các liên kết hidro tồn tại trong dung dịch rượu
Nguyên tử H(H2O) linh động hơn nguyên tử H(ROH)
Nguyên tử O(ROH) mang phần điện tích âm lớn hơn nguyên tử O(H2O)
=> Liên kết H được tạo thành từ nguyên tử H(H2O) và O(ROH) bền nhất
=> Liên kết H bền nhất trong dung dịch rượu được mô tả bởi hình c
2) Độ bền của liên kết hidro:
Độ bền liên kết hidro phụ thuộc nhiều yếu tố:
+ LK hidro mạnh nhất khi 3 ng.tử X-H…Y thẳng hàng.
+ Độ âm điện X và Y càng lớn thì LK hidro càng mạnh vì thế LK hidro yếu dần theo chiều F> O > N.
Ngoài ra LKH còn chịu ảnh hưởng bởi cấu trúc không gian và phần còn lại của phân tử.
3) Phân loại:
LK hidro liên phân tử và liên kết hidro nội phân tử.
* Liên kết hiđro lên phân tử: Liên kết hidro mà hợp phần cho và hợp phần nhận ở 2 phân tử khác nhau hoặc giống nhau gọi là liên kết hidro liên phân tử.
* Liên kết hiđro nội phân tử: Khi hợp phần cho và hợp phần nhận đều cùng ở một phân tử. Trong trường hợp này hợp phần cho và nhận phải ở 2 vị trí sao cho H có thể tiếp cận với AO chứa đôi e chưa liên kết của Y.
Vd: o-flophenol tạo được liên kết hidro nội phân tử còn đồng phân m, p thì không.
- Liên kết H nội phân tử thường bền hơn liên kết hidro liên phân tử
4) Ảnh hưởng của liên kết Hiđro đến tính chất vật lí:
+ Những chất có phân tử khối, momen lưỡng cực, hình dạng phân tử không khác nhau nhiều thì chất nào tạo được liên kết hidro liên phân tử chất đó có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao hơn.
VD: CH3CHO và CH3COOH
=> Nhiệt độ sôi của CH3COOH > CH3CHO do CH3COOH tạo được liên kết hidro liên phân tử, còn CH3CHO không tạo được liên kết hidro.
VD: CH3CH2CH2OH và CH3COOH
=> Nhiệt độ sôi: CH3COOH > CH3CH2CH2OH, do liên kết hidro giữa các axit bền hơn so với ancol.
+ Những chất tạo được LK hidro với nhau thì tan tốt vào nhau.
VD: NH3 tan vô hạn trong H2O do tạo được liên kết hiđro với nước.
VD: CH3COOH tan tốt trong nước do tạo được liên kết hidro với nước.