liên kết hidro nì!!!!!

H

hantrieutuyen

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bà con cho tui hỏi cái nì với :::
1> tại sao liên kết đơn H_H trong phân tử H2 lại bền hơn hẳn so với các liên kết đơn tạo ra từ các nguyên tố khác ??
2> hãy chứng minh rằng hidro chứ không phải cacbon tạo thành nhiều hợp chất hơn so với bất kì nguyên tố nào khác ????
3> tính axit của các hidrua phụ thuộc vào các yếu tố nào ? hãy nêu và giả thích sự biến đổi tính chất axit_bazo trong các dãy hidrua sau :
HF-HCL-HBr-HI và H3N-H2O-HF
4> trong các liên kết hidro dưới đây liên kết nào bền nhất , giải thích
A. H2O...H2O B.F- ...HF C.H3N...HOH D.H2O...HF
 
N

nguyenanhtuan1110

hantrieutuyen said:
bà con cho tui hỏi cái nì với :::
1> tại sao liên kết đơn H_H trong phân tử H2 lại bền hơn hẳn so với các liên kết đơn tạo ra từ các nguyên tố khác ??
2> hãy chứng minh rằng hidro chứ không phải cacbon tạo thành nhiều hợp chất hơn so với bất kì nguyên tố nào khác ????
3> tính axit của các hidrua phụ thuộc vào các yếu tố nào ? hãy nêu và giả thích sự biến đổi tính chất axit_bazo trong các dãy hidrua sau :
HF-HCL-HBr-HI và H3N-H2O-HF
4> trong các liên kết hidro dưới đây liên kết nào bền nhất , giải thích
A. H2O...H2O B.F- ...HF C.H3N...HOH D.H2O...HF
Câu 1: H có bán kính nguyên tử nhỏ nhất trong các nguyên tố nên l/k đơn H-H có độ dài nhỏ nhất---> năng lượng liên kết lớn nhất trong các liên kết đơn.
Câu 2: Cái này bạn xem lại đi, cacbon tạo ra nhiều hợp chất hơn nên mới có quy ước về đơn vị cacbon.
Câu 3: Tính axit của các hidrua phụ thuộc vào độ dài liên kết và độ âm điện.
HF<HCl<HBr<HI do độ dài liên kết tăng theo chiều từ HF đến HI
NH3<H2O<HF do độ âm điện tăng từ N đến F
Câu 4: đáp án B do F- tích điện âm mạnh nhất va liên kết H-F phân cực nhất.
 
S

sonsi

1, Liên kết trong H-H bền hơn hẳn các liên kết đơn khác vì 2 lí do:
+) Liên kết đơn này tạo bởi 2 obitan s, có độ xen phủ lớn nhất trong các liên kết đơn được tạo bởi sự xen phủ các obitan s-p, p-p.
+) Hai obitan s này có dạng hình cầu kích thước bé nhất nên mật độ electron là lớn nhất.

2, Hợp chất của hiđro nhiều hơn các hợp chất của cacbon vì hiđro tạo được hợp chất với hầu hết các nguyên tố.

3, Tính axit của hiđrua phụ thuộc vào độ bền của liên kết H-X. Độ bền này được thể hiện qua năng lượng liên kết và phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: độ dài liên kết và độ phân cực của liên kết (hiệu độ âm điện của H và X).

4, Liên kết hiđro giữa A và H-B bền nhất khi điện tích âm của A và điện tích dương của H là lớn nhất (tức là B hút e mạnh nhất)
hantrieutuyen, em đã tự trả lời được câu 3 và 4 chưa?
 
H

hophuong

ừ! em chỉ nhắc để mọi người nhớ vậy thôi. Có lần em bị mắc lỡm ở câu này.
 
H

hantrieutuyen

câu 2 ý em nghĩ sở dĩ hidro tạo nhiều hợp chất hơn cacbon vì : hầu như hợp chất chứa cacbon đều là hợp chất hữu cơ , còn hợp chất vô cơ thì rất ít . trong khi đó hidro lại tạo được hợp chất trong cả hợp chất vô cơ lẫn hữu cơ
 
N

nguyenanhtuan1110

hantrieutuyen said:
câu 2 ý em nghĩ sở dĩ hidro tạo nhiều hợp chất hơn cacbon vì : hầu như hợp chất chứa cacbon đều là hợp chất hữu cơ , còn hợp chất vô cơ thì rất ít . trong khi đó hidro lại tạo được hợp chất trong cả hợp chất vô cơ lẫn hữu cơ
Câu 2 em xem lại phần vì sao có quy ước về đơn vị cacbon đi, cacbon mới ạo đc nhiều hợp chất hơn.
Hidro tạo đc hợp chất vô cơ,chẳng lẽ cacbon ko tạo đc? VD: CaCO3,K2CO3,...
 
H

hantrieutuyen

em thấy trong các hợp chất hữu cơ có mặt cacbon thì hầu như đều có mặt hidro , còn trong hợp chất vô cơ thì hợp chất của cacbon rất ít :muối cacbonat,C02,K2CO3,CaCO3 ...
còn sang các muối hidrocacbonat,,, thì đã có mặt cả hidro nữa , còn hợp chất vô cơ tạo ra do hidro rất nhiều ,hơn hẳn các hợp chất của cacbon :axit, muối kép ...==> hợp chất của hidro tạo ra nhiều hơn của cacbon
 
N

nguyenanhtuan1110

hantrieutuyen said:
em thấy trong các hợp chất hữu cơ có mặt cacbon thì hầu như đều có mặt hidro , còn trong hợp chất vô cơ thì hợp chất của cacbon rất ít :muối cacbonat,C02,K2CO3,CaCO3 ...
còn sang các muối hidrocacbonat,,, thì đã có mặt cả hidro nữa , còn hợp chất vô cơ tạo ra do hidro rất nhiều ,hơn hẳn các hợp chất của cacbon :axit, muối kép ...==> hợp chất của hidro tạo ra nhiều hơn của cacbon
Anh nghĩ em cứ xem lại phần g/th quy ước về đơn vị C đi, sách ghi rõ C tạo nhiều hợp chất hơn, hơn nữa hợp chất vô cơ của C còn có các chất như Al4C3, CCl4,CS2, cacbua của KL chuyển tiếp. Trong khi đó H ko tạo hidrua với KL chuyển tiếp.
 
Top Bottom