- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


Lời người soạn: bài viết này sẽ trích một số phương pháp và cách thức mà GV sẽ thực hiện để nhằm mục đích: liên hệ thực tế của bộ môn. Tôi dạy được vài bài và thử sử dụng phương pháp "thực tế hóa" bộ môn và có vài thành công bước đầu. Xin lưu ý, phần này ít sách nào viết về cách để HS áp dụng kiến thức của bộ môn vào thực tế, mà các sách chỉ hướng dẫn khá ít để buộc GV phải suy nghĩ, tìm ra cách làm khá hữu hiệu với bộ môn này
Có các phương pháp sau:
1. Phương pháp đóng vai: tôi đang dùng phương pháp này và nó tỏ ra khá hiệu quả. Với phương pháp này, GV sẽ chọn một số kiến thức chủ yếu trong bài; kiến thức này sẽ có dạng "câu hỏi nêu vấn đề"; khi đó GV sẽ sử dụng một trong hai hình thức đóng vai cho HS:
+ Đóng vai là một nhân vật để tự giải quyết. Các ví dụ cụ thể: Với bài "phong trào Tây Sơn" (lớp 7) và bài "Phong trào Tây Sơn với sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc" (lớp 10), GV cho một HS đóng vai nhân vật Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ - Quang Trung. Sau đó, GV sẽ chia lớp thành các nhóm mà mỗi nhóm sẽ đại diện cho một chiến dịch cụ thể (yêu cầu các nhóm có đầu tư về đạo cụ, trang phục...). Khi bắt đầu bài học, "nhân vật" Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ sẽ đứng trước lớp; các nhóm đều chia sẵn các chiến dịch. Khi "nhân vật" đến các chiến dịch nào, họ buộc phải suy nghĩ thật kỹ và tìm ra phương án giải quyết (tình huống: hòa Trịnh đánh Nguyễn; làm yên nội bộ vương triều để dồn sức bảo vệ Tổ quốc, kêu gọi nhân dân chống kẻ thù chung)
+ Đóng vai tình huống: GV dựa vào tư liệu có sẵn và cho HS hóa thân vào một nhân vật trong hiện tại để nói về quá khứ. Ví dụ: em hãy tưởng tượng mình là một người lính tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng kể lại cho cả lớp nghe về khởi nghĩa Hai Bà; em hãy tưởng tượng mình là một người lính Minh được nghĩa quân Lam Sơn tha chết và cho về nước, hãy kể lại sự thất bại ở trận Chi Lăng - Xương Giang. Với phương pháp này, HS sẽ hóa thân vào nhân vật để thể hiện nhận thức và suy nghĩ của mình trong tình huống cụ thể, các em sẽ ứng xử ra sao với tình huống đó. Phương pháp này rèn luyện được cho học sinh các năng lực: giao tiếp, nhận thức, tự giải quyết vấn đề, khả năng thực hành
Nếu ứng dụng vào thực tế, phương pháp này sẽ được xài ra sao ? GV ra một số ví dụ về các tình huống thực tế mà học sinh có thể gặp hàng ngày, rồi cho HS giải quyết. Với cách này thì GV chia nhóm nhỏ, hoặc cho HS tự do phát biểu ý kiến rồi mình tổng hợp lại. Riêng với cách cho HS tự phát biểu ý kiến, GV có thể cho phép dùng phản biện khi mời các học sinh khác phản biện lại, để làm buổi học thêm hào hứng
2. Phương pháp tranh luận: Đây là phương pháp giúp học sinh rèn luyện được khả năng tư duy phản biện. Theo đó thì GV sẽ đưa ra một nhân vật lịch sử bất kỳ mà có nhiều ý kiến trái chiều; rồi sau đó GV đưa ra hai luống ý kiến: ý kiến tích cực, ý kiến tiêu cực về nhân vật đó. Để giúp học sinh không bị bỡ ngỡ, GV đưa ra các gợi mở để học sinh có thêm động lực để bắt đầu giải quyết vấn đề mà GV đặt ra. Học sinh sẽ bảo vệ quan điểm của mình và thuyết phục đối phương theo ý kiến của mình bằng những lý lẽ, bằng chứng xác thực. Ví dụ cụ thể:
- Thái hậu Dương Vân Nga:
+ Nhiều sử gia không đồng tình với hành động trao ngôi vua cho Lê Hoàn của Thái hậu, cho rằng bà thông đồng với Lê Hoàn để cướp ngôi
+ Nhiều người cảm thông với bà, cho rằng bà làm thế để bảo vệ xã tắc quốc gia
Phương pháp này ứng dụng vào thực tế ra sao ? GV ví dụ: khi sử dụng mạng xã hội, chúng ta gặp nhiều thông tin trái chiều về hành động của một người nổi tiếng, idol của mình. Khi đó, chúng ta sẽ không vội phản xét ngay mà phải đọc hết các comment phía dưới (comment đồng ý và comment phản đối) và sau đó chúng ta sẽ viết theo quan điểm riêng của mình. Ai phản hồi thì cứ xem và phải tìm cách bảo vệ quan điểm của mình. Cũng như ở ngoài đời, khi muốn ra quan điểm của mình về một người nào đó thì mình phải xem xét kỹ các quan điểm thuận chiều, trái chiều rồi mới đưa ra ý kiến riêng của mình
3. Phương pháp dạy học sử dụng di sản: ở phương pháp này thì GV sử dụng các di sản ở thực tế địa phương mình giảng dạy, và hướng dẫn học sinh cách áp dụng. Theo phương pháp này, GV sẽ yêu cầu lớp tự chuẩn bị trước các tư liệu trước về di sản, xây dựng thành các bài giới thiệu; và việc này sẽ phải chuẩn bị trước khoảng gần 1 tháng để học sinh tự sắp xếp việc học để chuẩn bị bài cho tốt.
Mỗi di tích sẽ có các cụm công trình, nên GV sẽ cho học sinh đọc trước trên mạng và các tài liệu một thời gian. Sau khi xong các tư liệu, GV sẽ gặp lớp (hoặc nhân dịp các tiết học trên lớp) để phân thành các nhóm, mỗi nhóm là phụ trách một di tích cụ thể trong cụm di sản đó. Khi bắt đầu đi tham quan di sản, một em đại diện nhóm (có thể cho phép thay đổi người) sẽ thuyết trình một cụm di tích trong đó mà thôi
Phương pháp này áp dụng thực tế ra sao ? Khi bạn hoặc khách nước ngoài đến thăm một di tích ở một địa phương nào đó. Khi đó bạn là người dân địa phương tại địa điểm đó thì bạn phải giới thiệu cho họ biết sơ nét về di tích đó, kể cả tên đường hay tượng đài nhân vật lịch sử cũng vậy
Có các phương pháp sau:
1. Phương pháp đóng vai: tôi đang dùng phương pháp này và nó tỏ ra khá hiệu quả. Với phương pháp này, GV sẽ chọn một số kiến thức chủ yếu trong bài; kiến thức này sẽ có dạng "câu hỏi nêu vấn đề"; khi đó GV sẽ sử dụng một trong hai hình thức đóng vai cho HS:
+ Đóng vai là một nhân vật để tự giải quyết. Các ví dụ cụ thể: Với bài "phong trào Tây Sơn" (lớp 7) và bài "Phong trào Tây Sơn với sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc" (lớp 10), GV cho một HS đóng vai nhân vật Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ - Quang Trung. Sau đó, GV sẽ chia lớp thành các nhóm mà mỗi nhóm sẽ đại diện cho một chiến dịch cụ thể (yêu cầu các nhóm có đầu tư về đạo cụ, trang phục...). Khi bắt đầu bài học, "nhân vật" Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ sẽ đứng trước lớp; các nhóm đều chia sẵn các chiến dịch. Khi "nhân vật" đến các chiến dịch nào, họ buộc phải suy nghĩ thật kỹ và tìm ra phương án giải quyết (tình huống: hòa Trịnh đánh Nguyễn; làm yên nội bộ vương triều để dồn sức bảo vệ Tổ quốc, kêu gọi nhân dân chống kẻ thù chung)
+ Đóng vai tình huống: GV dựa vào tư liệu có sẵn và cho HS hóa thân vào một nhân vật trong hiện tại để nói về quá khứ. Ví dụ: em hãy tưởng tượng mình là một người lính tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng kể lại cho cả lớp nghe về khởi nghĩa Hai Bà; em hãy tưởng tượng mình là một người lính Minh được nghĩa quân Lam Sơn tha chết và cho về nước, hãy kể lại sự thất bại ở trận Chi Lăng - Xương Giang. Với phương pháp này, HS sẽ hóa thân vào nhân vật để thể hiện nhận thức và suy nghĩ của mình trong tình huống cụ thể, các em sẽ ứng xử ra sao với tình huống đó. Phương pháp này rèn luyện được cho học sinh các năng lực: giao tiếp, nhận thức, tự giải quyết vấn đề, khả năng thực hành
Nếu ứng dụng vào thực tế, phương pháp này sẽ được xài ra sao ? GV ra một số ví dụ về các tình huống thực tế mà học sinh có thể gặp hàng ngày, rồi cho HS giải quyết. Với cách này thì GV chia nhóm nhỏ, hoặc cho HS tự do phát biểu ý kiến rồi mình tổng hợp lại. Riêng với cách cho HS tự phát biểu ý kiến, GV có thể cho phép dùng phản biện khi mời các học sinh khác phản biện lại, để làm buổi học thêm hào hứng
2. Phương pháp tranh luận: Đây là phương pháp giúp học sinh rèn luyện được khả năng tư duy phản biện. Theo đó thì GV sẽ đưa ra một nhân vật lịch sử bất kỳ mà có nhiều ý kiến trái chiều; rồi sau đó GV đưa ra hai luống ý kiến: ý kiến tích cực, ý kiến tiêu cực về nhân vật đó. Để giúp học sinh không bị bỡ ngỡ, GV đưa ra các gợi mở để học sinh có thêm động lực để bắt đầu giải quyết vấn đề mà GV đặt ra. Học sinh sẽ bảo vệ quan điểm của mình và thuyết phục đối phương theo ý kiến của mình bằng những lý lẽ, bằng chứng xác thực. Ví dụ cụ thể:
- Thái hậu Dương Vân Nga:
+ Nhiều sử gia không đồng tình với hành động trao ngôi vua cho Lê Hoàn của Thái hậu, cho rằng bà thông đồng với Lê Hoàn để cướp ngôi
+ Nhiều người cảm thông với bà, cho rằng bà làm thế để bảo vệ xã tắc quốc gia
Phương pháp này ứng dụng vào thực tế ra sao ? GV ví dụ: khi sử dụng mạng xã hội, chúng ta gặp nhiều thông tin trái chiều về hành động của một người nổi tiếng, idol của mình. Khi đó, chúng ta sẽ không vội phản xét ngay mà phải đọc hết các comment phía dưới (comment đồng ý và comment phản đối) và sau đó chúng ta sẽ viết theo quan điểm riêng của mình. Ai phản hồi thì cứ xem và phải tìm cách bảo vệ quan điểm của mình. Cũng như ở ngoài đời, khi muốn ra quan điểm của mình về một người nào đó thì mình phải xem xét kỹ các quan điểm thuận chiều, trái chiều rồi mới đưa ra ý kiến riêng của mình
3. Phương pháp dạy học sử dụng di sản: ở phương pháp này thì GV sử dụng các di sản ở thực tế địa phương mình giảng dạy, và hướng dẫn học sinh cách áp dụng. Theo phương pháp này, GV sẽ yêu cầu lớp tự chuẩn bị trước các tư liệu trước về di sản, xây dựng thành các bài giới thiệu; và việc này sẽ phải chuẩn bị trước khoảng gần 1 tháng để học sinh tự sắp xếp việc học để chuẩn bị bài cho tốt.
Mỗi di tích sẽ có các cụm công trình, nên GV sẽ cho học sinh đọc trước trên mạng và các tài liệu một thời gian. Sau khi xong các tư liệu, GV sẽ gặp lớp (hoặc nhân dịp các tiết học trên lớp) để phân thành các nhóm, mỗi nhóm là phụ trách một di tích cụ thể trong cụm di sản đó. Khi bắt đầu đi tham quan di sản, một em đại diện nhóm (có thể cho phép thay đổi người) sẽ thuyết trình một cụm di tích trong đó mà thôi
Phương pháp này áp dụng thực tế ra sao ? Khi bạn hoặc khách nước ngoài đến thăm một di tích ở một địa phương nào đó. Khi đó bạn là người dân địa phương tại địa điểm đó thì bạn phải giới thiệu cho họ biết sơ nét về di tích đó, kể cả tên đường hay tượng đài nhân vật lịch sử cũng vậy