GDCD liêm khiết và bài tôn trọng người khác

Nguyễn Thị Nhi Na

Học sinh mới
Thành viên
13 Tháng chín 2018
1
0
1
18
Nghệ An
thcs trú sơn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. hãy kể bằng một bài văn về một tấm gương về liêm khiết
2.hãy kể bằng một bài văn về một tấm gương về tôn trọng người người khác
Nhờ mn giúp em với em đg gấp .
nhưng đăng bài phải viết đúng 1 bài văn và em sẽ tich cho những ai làm theo
 

damdamty

Học sinh tiến bộ
Thành viên
10 Tháng năm 2017
1,909
1,637
291
Nghệ An
Trường Tâm
1. hãy kể bằng một bài văn về một tấm gương về liêm khiết
2.hãy kể bằng một bài văn về một tấm gương về tôn trọng người người khác
Nhờ mn giúp em với em đg gấp .
nhưng đăng bài phải viết đúng 1 bài văn và em sẽ tich cho những ai làm theo
gợi ý: tấm gương bạn có thể lấy trong cuộc sống hoặc tự bịa ra cũng được, không sao đâu
 

namnam06

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng chín 2018
1,147
894
151
Gia Lai
THCS Lê Quý Đôn
Có một đoạn thời gian, Bao Chửng nhậm chức ở Đoan Châu và được người dân vô cùng kính trọng. Khi hết thời hạn nhậm chức ở đây, dân chúng Đoan Châu đều đổ xô ra đường, đi đến bến đò để được đưa tiễn ông trở về phủ.
Mỗi người dân đến đưa tiễn Bao Chửng đều mang theo một lễ vật quý biếu ông làm quà, tỏ lòng cảm kích của mình đối với vị quan thanh liêm trong lòng họ. Nhưng tất cả những lễ vật ấy đều bị Bao Chửng từ chối không nhận.
Trong số những người đến tiễn, có một người mang một chiếc nghiên mực Đoan Khê loại quý nhất, được bọc trong một lớp vải màu vàng, rồi lặng lẽ bỏ vào trong thuyền của Bao Chửng và rời đi.
Người này biết rằng nếu tặng tận tay thì Bao Chửng nhất định sẽ khước từ. Vì vậy, ông ta đành làm cách ấy với hy vọng rằng khi đã đến nơi rồi mới phát hiện ra thì Bao Chửng sẽ nhận lễ vật ấy của mình.
Khi thuyền của Bao Chửng đi đến eo sông Linh Dương thì trời đang trong xanh nắng ấm đột nhiên chuyển sang sóng gió cuồn cuộn. Lúc ấy sóng biển nổi lên rất mạnh và không ngừng đánh vào thuyền, khiến chiếc thuyền nhiều lần gần như bị nhấn chìm.
Bao Chửng hạ lệnh cho thuyền dừng lại, trong lòng kinh ngạc nghĩ: “Bao Chửng ta ở Đoan Châu thanh đạm như nước. Ông trời hà cớ gì lại nổi giận như vậy?”
Sau đó, ông lập tức cho người đi khám xét lại toàn bộ hành lý trên thuyền.
Một lúc sau, quả nhiên mọi người phát hiện ra có một nghiên mực Đoan Khê được đặt cẩn thận ở trên thuyền. Bao Chửng lập tức ném nghiên mực Đoan Khê ấy xuống sông. Khi nghiên mực vừa rơi xuống nước thì ngay lập tức “gió êm sóng lặng”, mây đen tản ra làm ló lên ánh mặt trời.
Bao Chửng cả đời quang minh lỗi lạc, một nhân cách tốt đẹp, sáng ngời điển hình, quả thực khiến người đời mãi kính phục trong lòng.
 

Timeless time

Cựu Phụ trách nhóm Toán
Thành viên
19 Tháng tám 2018
2,749
6,038
596
23
Thái Bình
Đại học Y Dược Thái Bình
kể bằng một bài văn về một tấm gương về liêm khiết
+Tư Hãn đời Xuân Thu.

Tư Hãn làm quan giữ thành nước Tống. Có người được viên ngọc đem biếu, Tư Hãn không nhận. Người biếu ngọc thưa:

- Ngọc này tôi đã đem cho thợ ngọc xem. Quả là thứ ngọc báo mới dám đem dâng Ngài. Xin Ngày nhận cho tôi được vui lòng.

Tư Hãn đáp:

- Nhà ngươi cho ngọc là của báo, ta cho tánh không tham là của báu. Ngươi đem ngọc cho ta, nếu ta nhận, thì hai bên điều mất của báu. Âu là ngươi cứ đem về. Của báu ai nấy giữ. Như thế cả hai đều còn của báu, thì chẳng hơn sao ?

Người biếu ngọc cúi đầu thưa:

- Chúng tôi là thường dân mà giữ ngọc báu thì e không tránh khỏi trộm cướp, mà có khi còn bị hại đến thân.

Tư Hãn bèn lưu người biếu ngọc ở lại. Đoạn tìm thợ đến dũa ngọc rồi đem bán lấy tiền trao cho người chủ ngọc mang về.
Tấm lòng của Tư Hãn vừa liêm khuyết vừa nhân hậu và cách xử sự kia cao đẹp không chi bằng!

+Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346) quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304. Mạc Đĩnh Chi làm quan trải qua ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tái năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu "Lưỡng quốc Trạng Nguyên".
Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên gia đình thường nghèo túng. Sau khi lo cho đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn :
- Ta muốn trích ít tiền trong kho cho ngươi đem đến biếu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế có được không?

Viên quan tâu với vua :
- Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho người đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đâu.
- Vậy khanh có cách nào khác không?
- Muôn tâu Bệ hạ ! thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.
Nhà vua ưng thuận, sai người đang đêm bỏ một gói tiền vào nhà Mạc Đĩnh Chi.
Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông :
- Tâu hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót thần để nhờ vả việc gì đó. Vậy thần đem tới, xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ.
Vua Minh Tông đáp :
- Khanh có khó nhọc giúp người ta mới cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao?
- Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. Mạc Đĩnh Chi khảng khái tâu.
Vua Trần Minh Tông rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho Mạc Đĩnh Chi lui.
 
  • Like
Reactions: Say Say Say
Top Bottom