Sử Lịch sử Việt Nam

Nguyễn Lê Phương Đông

Học sinh
Thành viên
13 Tháng hai 2022
67
3
66
31
16
Thanh Hoá
Thanh Hóa
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CÂU 1: Cuộc khánh chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam( 1858-1884) diễn ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Theo em, sự thất bại của phong trào này có phải là tất yếu không? Tại sao?
CÂU 2: trong phong trào đấu tranh chống Pháp ở Việt Nam từ 1858 đến thế kỷ XX, những văn nhân, sỹ phu yêu nước có những đóng góp như thế nào ?
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
CÂU 1: Cuộc khánh chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam( 1858-1884) diễn ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Theo em, sự thất bại của phong trào này có phải là tất yếu không? Tại sao?
Bối cảnh lịch sử:
- Quốc tế:
+ Ở Mĩ và phương Tây, chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa đang phát triển mạnh, cần nhiều thị trường và thuộc địa lớn => nhòm ngó và xâm lược phương Đông, và Việt Nam cũng là một trong số đó.
+ Các nước phương Đông đều có lãnh thổ rộng, có dân số đông, tài nguyên phong phú, chế độ phong kiến đang trong giai đoạn khủng hoảng. => Bị các nước tư bản xâm lược, trừ Thái Lan và Nhật
+ Thực dân Pháp đã nhòm ngó VN từ rất lâu và “bám sâu” được vào Việt Nam thông qua hội truyền giáo.
- Trong nước:
+ Việt Nam tuy là quốc gia độc lập nhưng vẫn đang ở chế độ PK suy tàn, sự khủng hoảng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực…
+ Trước nguy cơ bị xâm lược và mất nước, 1 số nho sĩ thức thời đã đưa ra các đề nghị cải cách nhưng không được chấp nhận, nhà Nguyễn vẫn duy trì chính sách cai trị bảo thủ, thiển cận.. => tiềm lực quốc gia suy yếu.

Theo mình, sự thất bại của phong trào đấu tranh này là tất yếu, vì:
+ Chúng ta có sự chênh lệch lực lượng với thực dân Pháp. Quân Pháp thế mạnh người đông, trang bị vũ khí hiện đại...
+ Chưa có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về đường lối, chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn...
+ Các cuộc đấu tranh diễn ra còn lẻ tẻ, chưa thống nhất...
+ Triều đình và nhân dân không đồng lòng chống giặc (Điều này được thể hiện ở các giai đoạn sau, khi triều đình kí kết các hiệp ước với Pháp, từng bước đàn áp phong trào của nhân dân ta)
CÂU 2: trong phong trào đấu tranh chống Pháp ở Việt Nam từ 1858 đến thế kỷ XX, những văn nhân, sỹ phu yêu nước có những đóng góp như thế nào ?
- Khi thực dân Pháp xâm lược, các văn thân sĩ phu yêu nước đã nêu cao tinh thần yêu nước, đứng lên chống Pháp. Họ tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh bằng nhiều hình thức và phương pháp phong phú, góp phần làm chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp... => Phần này bạn nêu thêm 1 số phong trào tiêu biểu nha
- Khi triều đình ký kết các Hiệp ước với Pháp, thì các văn thân, sĩ phu đã bị phân hóa mạnh mẽ, 1 bộ phận dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, kiên quyết chống Pháp. Khi chiếu Cần Vương được ban bố, hưởng ứng chiếu Cần vương, họ đã tổ chức lãnh đạo nhân dân xây dựng các căn cứ chống Pháp, làm chậm quá trình bình định của kẻ thù. Tiêu biểu như Phan Đình Phùng…, Nguyễn Thiện Thuật… Phạm Bành…
- Nhiều người đã có các đề nghị cải cách, duy tân của các quan lại, sĩ phu thức thời như Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ, Đinh Văn Điền, Nguyễn Lộ Trạch… là nền tảng cho trào lưu cải cách đầu thế kỉ XX.
- Đến đầu thế kỉ XX, khi phong trào Cần vương thất bại, nhận thức được sự lỗi thời của tư tưởng phong kiến, 1 bộ phận sĩ phu tiến bộ đã tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản để khởi xướng phong trào yêu nước, truyền bá tư tưởng dân chủ, dân quyền trong nhân dân, nâng cao trình độ dân trí, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam.(Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…)
Trên đây là đáp án tham khảo của mình, nếu có thắc mắc bạn có thể cmt ngay bên dưới topic ạ.

=> Bạn có thể tham khảo thêm: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
 
Top Bottom