Sử 10 Lịch sử Việt Nam

Hoàng Anh Minh

Học sinh chăm học
Thành viên
8 Tháng bảy 2014
300
164
141
Đắk Nông
Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, người chỉ huy không phải là vua mà là thái úy Lý Thường Kiệt. Còn cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần gắn liền với tên tuổi của các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông cùng các tướng tài khác.
Trong cuộc kháng chiến chống Tống, Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “ Tiên phát chế nhân”, đánh ngay vào âm mưu xâm lược của kẻ thù chứ không ngồi đợi giặc đến mới đánh. Còn trong kháng chiến chống Mông – Nguyên, các vua tôi nhà Trần lúc đầu thực hiện “ vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn rồi mới đánh.
Trong cuộc kháng chiến chống Tống, Lý Thường Kiệt sử dụng cách đánh cả về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu để giành thắng lợi quyết định. Còn trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên, do kẻ thù rất mạnh nên các vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài, làm cho địch ngày càng suy yếu, sau đó đánh đòn quyết định giành thắng lợi cuối cùng.
nguồn tech12h
 
  • Like
Reactions: thaithithanhngan

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
Sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông - Nguy ôn thời Trần:
- Nhà Lý chống xâm lược Tống khi thế và lực đều mạnh, khi đó nhà Tống phát động chiến tranh xâm lược nước ta trong tình thế đang gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, nhà Trần mới xây dựng trong thời gian chưa lâu đã phải liên tiếp 3 lần chống lại kẻ thù quân Mông - Nguyên đang ở thời kì hùng mạnh bậc nhất thế giới.
- Nhờ có sức mạnh về mọi mặt nên nhà Lý từ đầu đến cuối cuộc kháng chiến đã thể hiện tư tưởng luôn chủ động : chủ động mang quân vượt biên giới để phá tan sự chuẩn bị của địch, chủ động xây dựng phòng tuyến chặn giặc, chủ động kết thúc chiến tranh.
Nhà Trần do phải đương đầu với kẻ thù hùng mạnh, vì vậy trong thời kì đầu luôn chủ trương phòng ngự tích cực đế đẩy kẻ thù vào thế khó khăn.
- Nhà Lý đã xây dựng phòng tuyến trên bờ sông Như Nguyệt để chặn giặc không cho chúng vào kinh thành Thăng Long. Trong khi đó nhà Trần đã chủ động rút khỏi kinh thành, thực hiện kế "thanh dã" để tránh sức mạnh của địch, sử dụng cách đánh linh hoạt từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng, chớp thời cơ đế phản công.

Nguồn: loigiaihay
 
Top Bottom