Sử Lịch sử về thời kỳ Hùng Vương

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thời kỳ Hùng Vương (Hay còn gọi là thời Hồng Bàng) là thời kỳ lịch sử thượng cổ của Việt Nam, mang nhiều tính chất huyền thoại, sự xác thực của thời kỳ này còn là 1 chủ đề thảo luận của giới sử gia Việt Nam
- Về niên đại:
Sách Đại Việt sử ký toàn thư, sử gia Ngô Sỹ Liên trích dẫn 1 sự tích truyền khẩu về Kinh Dương Vương, hậu duệ Thần Nông là thủy tổ nước Nam, làm vua từ năm 2879 TCN, tuy nhiên, sử gia Ngô Sỹ Liên cũng chỉ biên soạn vào phần Ngoại kỷ và trích dẫn chứ không khẳng định truyện này, các học giả hiện đại cho rằng sở dĩ Ngô Sỹ Liên chép lại truyện này là nhằm thể hiện tinh thần dân tộc, đặt dân tộc Việt có nguồn gốc cao quý ngang hàng hoặc thậm chí cao quý hơn Hán tộc, khi ông cho niên đại của thủy tổ Việt Nam trước Hán tộc 500 năm, và cùng thời với các nền văn minh cổ xưa nhất nhân loại.
Những huyền thoại như vậy mang tính văn hóa và chính trị, là điểm tương đồng với nhiều quốc gia Á Đông khác như Tàu, Nhật, Hàn khi các dân tộc luôn tưởng tượng ra những nguồn gốc thần thánh để tự tôn bản sắc của mình
Về mặt khoa học, các sử gia Việt Nam bắt đầu từ Phan Huy Chú trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí căn cứ theo đoạn chép trong Sử Ký rằng: "Đời Trang Vương nhà Chu, tộc Bách Việt có người tù trưởng tài ba thống nhất các bộ lạc ở Việt Thường". Niên đại Chu Trang Vương (696 - 682) do đó, các sử gia xác định thời Hùng Vương bắt đầu khoảng tk 7 TCN và kết thúc khi nhà Tần xâm chiếm Bách Việt, khoảng năm 218 TCN
- Khái lược về xã hội thời kỳ này:
Đây là 1 thời kỳ huyền sử, rất ít tài liệu để nghiên cứu, chủ yếu dựa trên khảo cổ học và 1 số ít ghi chép trong sách sử để suy luận, đại khái đây là thời kỳ sơ khai của dân tộc Việt Nam, chuyển biến dần từ các thị tộc, bộ lạc sang các liên minh vùng miền, tạo cơ sở ban đầu cho nền móng của dân tộc.
Địa bàn của người Việt thời Hùng Vương cũng rất khó xác định, nếu coi Bách Việt là 1 chủ thể thì địa bà của nó từ phía bắc từ vùng Chiết - Đông của nước Tàu ngày nay vào phía nam đến đèo Ngang của Việt Nam, phía đông giáp biển, phía tây vươn tới Myanma, Vân Nam.
Tuy nhiên, Bách Việt được các nhà khoa học xác định là 1 tập hợp các dân tộc cổ ở Đông Nam Á gồm tổ tiên người Môn, Miến, Chăm, Thái, Khơ me, Việt.... các giống dân này có điểm chung là dân nông nghiệp, trọng nữ - mẫu hệ, sống ở vùng nhiệt đới gió mùa, nói các ngôn ngữ trong ngữ hệ Nam Á, đối lập với tổ tiên người Hán, Sử ký Tư Mã Thiên dùng từ "Bách Việt" (Ý nói số đông các bộ tộc ở vùng sông nước nóng ẩm giỏi bơi lội) để gọi tập hợp này. Như vậy, người Việt cổ là 1 tập hợp con trong tập hợp lớn đó, gọi là Lạc Việt địa bàn từ sông Châu Giang (Quảng Đông - Tàu ngày nay) đến đèo Ngang, đông giáp biển, phía tây đến tỉnh Hòa Bình - Sơn La.
Về mặt văn hóa: Người Việt cổ là dân nông nghiệp lúa nước, tổ chức xã hội là các làng xã, trọng nữ - mẫu hệ (tín ngưỡng thờ mẫu) tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực, sinh sôi nảy nở..... Xét chung, văn hóa Việt cổ là dạng văn hóa nông nghiệp nhiệt đới ẩm tiêu biểu đối lập hoàn toàn với văn hóa Hán là dạng văn hóa du mục, ở xứ lạnh khô (Việt trọng nữ <> Hán trọng nam; Việt là tổ chức làng xã <> Hán tổ chức gia tộc, thiên hạ; Việt cầu toàn ôn hòa <> Hán mạnh mẽ, hiếu chiến)
- Về ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3 âm lịch
Như trên đã nói thời Hồng Bàng là thời huyền sử niên đại chỉ ước đoán, không đủ sử liệu chi tiết, cho nên ngày lễ chính thức về thời đại này chỉ dựa theo 1 ghi chép trong Ngọc Phả Hùng Vương hiện lưu giữ ở Khu di tích Đền Hùng viết năm 1470, rằng ngày 10.3 Âm lịch là ngày giỗ của Vua Hùng cuối cùng (đời thứ 18) và ngày đó được chọn là ngày chính cho tất cả ngày giỗ Tổ Hùng Vương”, từ đó dân sở tại thường lấy ngày này tự phát làm lễ hội
Việc quy ước ngày chính thức làm giỗ tổ lấy ngày 10 - 3 ÂL bắt đầu từ năm 1917 vua Khải Định nhà Nguyễn căn cứ theo tấu của bộ Lễ quyết định chọn ngày này cử hành "quốc tế" hàng năm, tức là sức cho các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình Huế cúng tế.

inbound2319736778686861159.jpg

Nguồn: cộng đồng những người yêu thích môn lịch sử
 
Top Bottom