Môn học khác LỊCH SỬ tư tưởng

ngocanh2572003

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng hai 2018
340
287
101
20
Vĩnh Phúc
thcs vĩnh tường

Thu Phương 195

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng sáu 2020
583
1
1,026
146
Hà Nam
Tư vấn cộng đồng
Theo giáo trình triết học của hệ đại học chuyên ngành thì như sau. Chị chép nguyên văn giáo trình nên nếu admin đánh bài spam thì cũng đành chịu thôi.
Trong tính phổ biến, chủ nghĩa duy tâm tôn giáo Ấn Độ đã thừa nhận quan điểm của Kinh Veda rằng, con người với linh hồn cá nhân (Atman) do linh hồn thế giới (Brahman) sinh ra và điều khiển. Phủ nhận điều đó, Phật giáo nguyên thủy có quan niệm về tính tự thân sinh thành, biến đổi của vạn vật tuân theo tính tất định và phổ biến của "Luật nhân - quả" bởi sự tương tác giữa "Vô ngã" và "Vô thường". Với "Vô ngã", vạn vật trong vũ trụ chỉ là sự "giả hợp" do hội tụ nhân duyên nên thành ra "Có" (tồn tại). Ngay bản thân sự tồn tại của con người chẳng qua cũng là do "Ngũ uẩn" hội hợp lại (Sắc, Thụ, Tưởng, Hành và Thức), do vậy không có cái gọi là "Tôi" (vô ngã). Còn với "Vô thường", vạn vật biến đổi vô cùng theo chu trình bất tận (Sinh - Trụ - Dị - Diệt) nên "có có" - "không không", "không không" mà "có có" luân hồi bất tận; "thoáng có", "thoáng không", cái còn mà chẳng còn, cái mất mà chẳng mất. Mặt khác, Phật giáo lại thừa nhận quan điểm "Luân hồi", "Nghiệp" và "Kiếp" trong Upanisad (tập kết thúc của Veda). Con người khác con vật ở "Tâm" và "Thức": "Tâm" là cái huyền bí không sinh ra từ cái gì nhưng lại là nguồn gốc của mọi tạo tác của con người, "Thức" là sự giác ngộ của tâm linh. Trong mỗi con người có tính trần tục ("Tham", "sân”, "Si") là nguồn gốc của mọi đau khổ luân hồi, có sinh có tử và có cả tính Phật, tức khả năng giác ngộ nỗi khổ, giải thoát được những thèm khát trần tục. Để thoát khỏi kiếp luân hồi đau khổ, con người phải phát huy Phật tính, tự giải thoát mình bằng cách diệt dục để lên Niết Bàn - nơi không còn sầu não khổ đau, thoát khỏi "bể khổ trầm luân" bằng giác ngộ "Tứ diệu đế" .
 
  • Like
Reactions: ngocanh2572003
Top Bottom