- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Lịch sử thị trấn Cầu Giấy - nơi từng diễn ra 2 trận chiến giữa quân xâm lược Pháp và quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc.
Trên một nhánh nhỏ con sông Tô Lịch ngày xưa, phía tây thành Hà Nội, ngoài cửa ô Tây Dương, có một chiếc cầu gạch cổ kính. Gần cầu có một cái chợ chuyên bán giấy làm ở làng Hạ Yên còn gọi là làng Cót. Vì vậy cầu mang tên là Cầu Giấy. Sách Pháp dịch nguyên văn : Pont de Papier (không có nghĩa là chiếc cầu bằng giấy !). Chiếc cầu nầy chẳng có gì đặc sắc nếu không là nơi hai sĩ quan Pháp bị quân Cờ Đen hạ sát buổi ban đầu thời kỳ chinh phục Bắc Kỳ cuối thế kỷ 19 : trung úy hải quân Francis Garnier (21.12.1873) và mười năm sau, Đại tá Henri Rivière (19.05.1883).
Marie Joseph François (Francis) Garnier (phiên âm: Phran-ci Gác-ni-ê)(25 tháng 7 năm 1839 – 21 tháng 12 năm 1873) là một sĩ quan người Pháp và đồng thời là một nhà thám hiểm, được biết đến vì cuộc thám hiểm sông Mekong 1866-1868 ở Đông Nam Á. Đối với Việt Nam, tên tuổi Garnier gắn liền với chiến dịch quân Pháp chiếm đóng Bắc Kỳ năm 1873.
Cuối năm 1873, ông được thống đốc Nam Kỳ là đô đốc Dupré gọi sang Đông Dương giúp giải quyết tranh chấp giữa triều đình Huế và người Pháp tại Bắc Kỳ. Thực tâm của Pháp lúc bấy giờ là tìm cách đặt cuộc bảo hộ ở Đông Dương.
Garnier chỉ huy 200 lính rồi chuyển 4 khẩu pháo ra Bắc Kỳ. Thay vì mở cuộc điều đình thương thuyết với quan người Việt, ông quyết định ra quân và ngày 20 tháng 11 năm 1873 Hà Nội mất về tay người Pháp. Garnier liền ra lệnh mở rộng cuộc đánh chiếm tràn các tỉnh thành chung quanh. Chỉ trong vài ngày mà cả ba tỉnh trung châu đều bị Pháp chiếm đoạt mà không có sự kháng cự nào.
Vài tuần sau trong khi cầm cự với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc ở gần Cầu Giấy ngoại ô Hà Nội thì Garnier bị giết. (Địa điểm Garnier bị giết nằm gần đường La Thành bên bờ hồ Ngọc Khánh nay thuộc phường Ngọc Khánh quận Ba Đình Hà Nội). Sự việc vỡ lở, người Pháp buộc phải rút khỏi Hà Nội sau khi ký kết hiệp ước với triều đình Huế.
Henri Laurent Rivière (12 tháng 7 năm 1827 - 19 tháng 5 năm 1883) là một sĩ quan hải quân và một nhà văn người Pháp.
Rivière sinh tại Paris. Tháng 10 năm 1842 Rivière học trường École Navale (học viện hải quân Pháp).
Henri Rivière là một nhà báo cho La Liberté cũng như viết bài cho Revue des deux mondes.
Trong quá trình xâm chiếm Bắc Kỳ, quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của đại tá hải quân (capitaine de vaisseau) Henri Rivière đã chiếm đóng Hà Nội vào ngày 25 tháng 4 năm 1882. Ngày 27 tháng 3 năm 1883, quân đội do Rivière chỉ huy đã chiếm đóng Nam Định. Vào tháng 5 năm 1883, quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Tá Viêm đã bao vây Hà Nội. Rivière đã hai lần tìm cách đánh ra vào ngày 16 và ngày 19, kết quả là bị quân Cờ Đen giết chết. Nơi Rivière tử trận nằm trên đất làng Dịch Vọng Trung (thôn Trung) nay là đường Cầu Giấy thuộc phường Dịch Vọng quận Cầu Giấy Hà Nội. Lăng mộ quan năm Henri Rivière trước đây là khối đá xanh ngay trước cửa Bưu điện thị trấn Cầu Giấy - số nhà 165 đường Cầu Giấy hiện nay, sau đó được cải táng đưa về nghĩa trang Montmartre ở Paris
Cầu Giấy chính thuộc làng Hạ Yên Quyết mà thực ra còn có tên nôm là làng Giấy, thuộc tổng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai. Từ năm 1889 đời vua Thành Thái, làng mới được đổi tên thành An Hoả (Yên Hoà), thuộc tổng An Hạ, huyện Hoàn Long, phủ Hoài Đức.
Thời trước Cầu Giấy là một phần của huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Từ năm 1831 thời nhà Nguyễn thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Sau khi giải phóng Thủ đô năm 1954 thuộc quận VI. Đến năm 1961, Hà Nội mở rộng địa giới, xóa bỏ các quận, lập ra 4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành, từ đó huyện Từ Liêm được lập lại, gồm đất hai quận V và VI, dân cư sống tập trung tại các vùng như: Vùng Kẻ Bưởi (Nghĩa Đô, Nghĩa Tân); Vùng Kẻ Vòng (Dịch Vọng, Mai Dịch); Vùng Kẻ Cót-Giấy (Quan Hoa, Yên Hòa); Vùng Đàn Kính Chủ (Trung Hòa).
Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập các thị trấn: Cầu Giấy (trên cơ sở tách ra từ xã Dịch Vọng), Nghĩa Đô (trên cơ sở giải thể xã Nghĩa Đô và tách một phần diện tích xã Cổ Nhuế) thuộc huyện Từ Liêm.
Ngày 17 tháng 9 năm 1990, thành lập thị trấn Mai Dịch thuộc huyện Từ Liêm (trên cơ sở giải thể xã Mai Dịch và điều chỉnh một phần diện tích thị trấn Cầu Diễn).
Ngày 17 tháng 4 năm 1992, thành lập thị trấn Nghĩa Tân trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của thị trấn Nghĩa Đô.
Ngày 22 tháng 11 năm 1996, Chính phủ Việt Nam ra Nghị định 74-CP thành lập quận Cầu Giấy tách ra từ huyện Từ Liêm trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc huyện Từ Liêm. Trong đó, thị trấn Cầu Giấy được đổi tên thành phường Quan Hoa. Khi mới thành lập, quận có 7 phường: Dịch Vọng, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa...
Trên một nhánh nhỏ con sông Tô Lịch ngày xưa, phía tây thành Hà Nội, ngoài cửa ô Tây Dương, có một chiếc cầu gạch cổ kính. Gần cầu có một cái chợ chuyên bán giấy làm ở làng Hạ Yên còn gọi là làng Cót. Vì vậy cầu mang tên là Cầu Giấy. Sách Pháp dịch nguyên văn : Pont de Papier (không có nghĩa là chiếc cầu bằng giấy !). Chiếc cầu nầy chẳng có gì đặc sắc nếu không là nơi hai sĩ quan Pháp bị quân Cờ Đen hạ sát buổi ban đầu thời kỳ chinh phục Bắc Kỳ cuối thế kỷ 19 : trung úy hải quân Francis Garnier (21.12.1873) và mười năm sau, Đại tá Henri Rivière (19.05.1883).
Marie Joseph François (Francis) Garnier (phiên âm: Phran-ci Gác-ni-ê)(25 tháng 7 năm 1839 – 21 tháng 12 năm 1873) là một sĩ quan người Pháp và đồng thời là một nhà thám hiểm, được biết đến vì cuộc thám hiểm sông Mekong 1866-1868 ở Đông Nam Á. Đối với Việt Nam, tên tuổi Garnier gắn liền với chiến dịch quân Pháp chiếm đóng Bắc Kỳ năm 1873.
Cuối năm 1873, ông được thống đốc Nam Kỳ là đô đốc Dupré gọi sang Đông Dương giúp giải quyết tranh chấp giữa triều đình Huế và người Pháp tại Bắc Kỳ. Thực tâm của Pháp lúc bấy giờ là tìm cách đặt cuộc bảo hộ ở Đông Dương.
Garnier chỉ huy 200 lính rồi chuyển 4 khẩu pháo ra Bắc Kỳ. Thay vì mở cuộc điều đình thương thuyết với quan người Việt, ông quyết định ra quân và ngày 20 tháng 11 năm 1873 Hà Nội mất về tay người Pháp. Garnier liền ra lệnh mở rộng cuộc đánh chiếm tràn các tỉnh thành chung quanh. Chỉ trong vài ngày mà cả ba tỉnh trung châu đều bị Pháp chiếm đoạt mà không có sự kháng cự nào.
Vài tuần sau trong khi cầm cự với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc ở gần Cầu Giấy ngoại ô Hà Nội thì Garnier bị giết. (Địa điểm Garnier bị giết nằm gần đường La Thành bên bờ hồ Ngọc Khánh nay thuộc phường Ngọc Khánh quận Ba Đình Hà Nội). Sự việc vỡ lở, người Pháp buộc phải rút khỏi Hà Nội sau khi ký kết hiệp ước với triều đình Huế.
Henri Laurent Rivière (12 tháng 7 năm 1827 - 19 tháng 5 năm 1883) là một sĩ quan hải quân và một nhà văn người Pháp.
Rivière sinh tại Paris. Tháng 10 năm 1842 Rivière học trường École Navale (học viện hải quân Pháp).
Henri Rivière là một nhà báo cho La Liberté cũng như viết bài cho Revue des deux mondes.
Trong quá trình xâm chiếm Bắc Kỳ, quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của đại tá hải quân (capitaine de vaisseau) Henri Rivière đã chiếm đóng Hà Nội vào ngày 25 tháng 4 năm 1882. Ngày 27 tháng 3 năm 1883, quân đội do Rivière chỉ huy đã chiếm đóng Nam Định. Vào tháng 5 năm 1883, quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Tá Viêm đã bao vây Hà Nội. Rivière đã hai lần tìm cách đánh ra vào ngày 16 và ngày 19, kết quả là bị quân Cờ Đen giết chết. Nơi Rivière tử trận nằm trên đất làng Dịch Vọng Trung (thôn Trung) nay là đường Cầu Giấy thuộc phường Dịch Vọng quận Cầu Giấy Hà Nội. Lăng mộ quan năm Henri Rivière trước đây là khối đá xanh ngay trước cửa Bưu điện thị trấn Cầu Giấy - số nhà 165 đường Cầu Giấy hiện nay, sau đó được cải táng đưa về nghĩa trang Montmartre ở Paris
Cầu Giấy chính thuộc làng Hạ Yên Quyết mà thực ra còn có tên nôm là làng Giấy, thuộc tổng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai. Từ năm 1889 đời vua Thành Thái, làng mới được đổi tên thành An Hoả (Yên Hoà), thuộc tổng An Hạ, huyện Hoàn Long, phủ Hoài Đức.
Thời trước Cầu Giấy là một phần của huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Từ năm 1831 thời nhà Nguyễn thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Sau khi giải phóng Thủ đô năm 1954 thuộc quận VI. Đến năm 1961, Hà Nội mở rộng địa giới, xóa bỏ các quận, lập ra 4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành, từ đó huyện Từ Liêm được lập lại, gồm đất hai quận V và VI, dân cư sống tập trung tại các vùng như: Vùng Kẻ Bưởi (Nghĩa Đô, Nghĩa Tân); Vùng Kẻ Vòng (Dịch Vọng, Mai Dịch); Vùng Kẻ Cót-Giấy (Quan Hoa, Yên Hòa); Vùng Đàn Kính Chủ (Trung Hòa).
Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập các thị trấn: Cầu Giấy (trên cơ sở tách ra từ xã Dịch Vọng), Nghĩa Đô (trên cơ sở giải thể xã Nghĩa Đô và tách một phần diện tích xã Cổ Nhuế) thuộc huyện Từ Liêm.
Ngày 17 tháng 9 năm 1990, thành lập thị trấn Mai Dịch thuộc huyện Từ Liêm (trên cơ sở giải thể xã Mai Dịch và điều chỉnh một phần diện tích thị trấn Cầu Diễn).
Ngày 17 tháng 4 năm 1992, thành lập thị trấn Nghĩa Tân trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của thị trấn Nghĩa Đô.
Ngày 22 tháng 11 năm 1996, Chính phủ Việt Nam ra Nghị định 74-CP thành lập quận Cầu Giấy tách ra từ huyện Từ Liêm trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc huyện Từ Liêm. Trong đó, thị trấn Cầu Giấy được đổi tên thành phường Quan Hoa. Khi mới thành lập, quận có 7 phường: Dịch Vọng, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa...