sẵn tiện cho mình hỏi tại sao ở văn miếu tại có bia to và bia nhỏ khác nhau? câu này cả thầy mình cũng "bí" luôn

(
Mình cũng không biết gì hơn, nhưng phỏng đoán mấy lý do sau đây :
1, Quan niệm về kiến trúc khác nhau giữa các triều đại, dẫn đến sự khác nhau trong quá trình đúc và tạo bia. Như ta đã biết, ở Văn Miếu Quốc tử giám "
Hiện còn 82 tấm bia tiến sĩ (trên thực tế là 83 bia, một bia trục vớt được từ đáy hồ, theo giáo sư sử học Lê Văn Lan)
về các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779(có tài liệu cho rằng 1484-1780), chia đều cho hai khu tả và hữu. Trong đó, 12 bia đầu tiên (cho các khoa thi những năm 1442-1514) được dựng vào thời Lê sơ, 2 bia (cho các khoa 1518, 1529) được dựng vào triều nhà Mạc, còn 68 bia cuối cùng (các khoa thi những năm 1554-1779) được dựng vào thời Lê trung hưng. Mỗi khu nhà bia gồm có 1 Bi đình nằm ở chính giữa và 4 nhà bia (mỗi nhà 10 bia) xếp thành hai hàng, nằm hai bên Bi đình. Bi đình khu bên trái Thiên Quang Tỉnh chứa bia tiến sĩ năm 1442, còn Bi đình khu bên phải chứa bia tiến sĩ năm 1448 " (Theo wikipedia). Như vậy có thể hiểu rằng bia tiến sĩ mỗi thời một khác. Bạn đến Quốc tử giám, có thể chú ý thấy rằng tượng rùa đội bia mỗi con một vẻ, rất khác nhau, số mai trên lưng rùa cũng không cố định, có con 44 ô, có con lại không có ô nào (khoa thi năm Mậu Dần 1518), khoa Bính Tuất lại là 19 ô to, khoa Kỷ Hợi 1659 có 50 ô...Điều này phần nào giải thích được sự khác nhau của bia tiến sỹ. Bên cạnh đó, các triều đại sau dường như không chịu ảnh hưởng về kiến trúc mỹ thuật của triều đại trước, có thể tham khảo tại kiến trúc rồng thời Lý và Trần, có sự cải biến rõ rệt. Vì thế dẫn đến sự khác nhau ở các công trình kiến trúc khác, như bia tiến sỹ. Đây là sự khác nhau của bia tiến sỹ qua các triều đại.
2, Tuy nhiên ta lại thấy rằng những bia to bia nhỏ lại có trường hợp xếp xen kẽ với nhau, mình phỏng đoán rằng có sự thay đổi trong kiến trúc như vậy là do trong quan niệm mỹ học đương thời, ví dụ, triều Lê có sự thay đổi từ đời vua đầu tiên đến đời vua cuối cùng. Do vậy nên việc đúc bia cũng có sự khác lạ. Đời vua trước đúc bia lớn nhưng đến đời vua sau đúc bia nhỏ là chuyện có thể hiểu được, lấy ví dụ ở hai khoa thi không cách xa nhau lắm, như khoa thi năm Mậu Thìn 1748 và Canh Thìn 1760, ô trên mai rùa chuyển từ nét khắc kép sang đơn, vì thế có thể còn xuất hiện sự thay đổi ở bia mà rùa đội. Đây là sự khác nhau của bia tiến sỹ qua các đời vua cùng trong một triều.
3, Công trình văn miếu Quốc tử giám hiện tại đã được trùng tu và sửa chữa do trong chiến tranh đã bị tàn phá rất nhiều. Dù sao cũng là sửa chữa vào thời hiện đại cộng thêm yếu tố thi công, dù có cố gắng lớn nhưng chắc chắn kích thước của các bia cũng có sai số, một số bia có thể không còn giống với nguyên dạng nữa, mà được đắp, đúc, tạo lại theo khuôn phỏng đoán. Điều này cũng dẫn tới sự khác nhau giữa các bia tiến sỹ.
Nhưng trên hết, Văn Miếu Quốc tử giám vẫn là một công trình tuyệt vời, ẩn chứa tinh hoa và công sức dùi mài kinh sử của bao nhân tài, đồng thời là giá trị vật thể văn hoá vô giá khẳng định trình độ tinh xảo của mỹ thuật Việt Nam xưa. Và nhất là càng nhìn vào bia tiến sỹ thì khát vọng được ghi danh lên bảng vàng càng cao.
Hy vọng những phỏng đoán trên giúp ích được bạn phần nào.
Thân mến.
