Sử 9 [Lịch sử]Nạn đói năm 1945

C

cuncon_baby

Trùi ui hem có ai giúp tui êt trơn jậy trui chán qwá d8i cần gấp lém mà
 
T

truongtrang12

Nguyên nhân :
Nguyên nhân trực tiếp: Các hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương. Các cường quốc liên quan như Pháp, Nhật Bản và cả Hoa Kỳ đã can thiệp vào Việt Nam và gây nhiều tai họa ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế của người Việt. Những biến động quân sự và chính trị dồn dập xảy ra khiến miền Bắc vốn dĩ đã thiếu gạo nên càng bị đói.
Nguyên nhân gián tiếp: Là sự tệ hại của chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam, với những biện pháp cải cách kinh tế nhằm phục vụ chế độ và nhu cầu chiến tranh, do tại nước Pháp khi đó đang có chiến tranh và cũng đang bị xâm chiếm.
Nguyên nhân tự nhiên: Thiên tai, lũ lụt gây mất mùa tại miền Bắc.
Sau vụ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1930, Pháp quay lại với chính sách bảo hộ mậu dịch và độc quyền khai thác Đông Dương theo đường lối thực dân. Toàn thể dân Đông Dương phải ra sức nâng cao giá trị kinh tế của khu vực, nhưng chỉ có người Pháp, một thiểu số rất ít người Việt và người Hoa gần gũi với Pháp hay một số dân chúng thành thị được hưởng lợi. Hậu quả là trước Đại chiến thế giới lần thứ hai, Việt Nam vẫn chỉ là một xứ lạc hậu và nghèo đói so với nhiều quốc gia châu Á khác. Khi Đại chiến thế giới bùng nổ, Pháp bị yếu thế. Tại Đông Á, Nhật Bản bắt đầu bành trướng và nhìn vào Đông Dương như đầu cầu tiến qua Nam Á và khống chế Trung Quốc. Giữa năm 1940, Pháp bị Đức chiếm và Nhật Bản gây sức ép với Pháp rồi năm sau tiến vào Đông Dương. Việt Nam bị cuốn vào nền kinh tế thời chiến, với việc Pháp và Nhật tranh giành quyền kiểm soát kinh tế. Người ta nói đến lý do là Nhật Bản bắt dân Việt Nam trồng đay thay trồng lúa gạo để phục vụ chiến tranh, nhưng thực ra Pháp đã tiến hành việc ấy từ trước, cụ thể là thu hẹp diện tích canh tác các hoa màu phụ như ngô, khoai, sắn, để trồng bông, đay, gai hay cây kỹ nghệ. Sản lượng lúa gạo và hoa mầu quy ra thóc tại miền Bắc giảm xuống rất mạnh do diện tích canh tác bị thu hẹp.

Từ phía Nhật Bản và Hoa Kỳ

Việt Nam bị Nhật Bản chiếm đóng và Đồng Minh - chủ yếu là Hoa Kỳ -thường xuyên oanh tạc các tuyến đường vận tải để tấn công quân Nhật Bản, nên gạo từ miền nam ra bắc rất khó khăn. Cả Pháp và Nhật Bản đều ra sức vơ vét gạo với chế độ cưỡng bách thu mua cho nhu cầu chiến tranh của họ, trong khi bộ máy chính quyền của Pháp đã tan rã nên không đảm bảo được việc tiếp vận và phân phối. Nạn thiếu ăn biến thành nạn đói, đã xuất hiện từ đầu năm 1944. Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, lập ra chính quyền do Trần Trọng Kim đứng đầu. Chính quyền này mặc dù đã có một số cố gắng để cứu đói cho dân, nhưng mọi việc đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều khi mà Nhật vẫn tích cực áp dụng chính sách cũ.

Thiên tai
Do chiến tranh và sự tê liệt của guồng máy nhà nước, giá cả các mặt hàng thiết yếu liên tục leo thang, đặc biệt là lương thực. Miền bắc cũng bị hạn hán và côn trùng phá hoại, khiến sản lượng vụ đông-xuân năm 1944 bị sụt khoảng 20%. Sau đó là lũ lụt xảy ra vào vụ mùa nên khủng hoảng bắt đầu bùng nổ.

Hậu quả :

Nạn đói năm Ất Dậu là một nạn đói xảy ra tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 làm khoảng từ 400.000 đến 2 triệu người dân chết đói.
Không có số liệu chính xác về số người đã chết đói, nhưng một số nguồn khác nhau ước tính là từ khoảng 400.000 đến 2 triệu người đã bị chết đói tại miền bắc Việt Nam trong thời điểm này. Tháng 5 năm 1945, bảy tháng sau khi trận đói bùng nổ tại miền bắc, toà khâm sai tại Hà Nội ra lệnh cho các tỉnh miền Bắc phúc trình về tổn thất. Có 20 tỉnh báo cáo số người chết vì đói ở miền bắc là hơn 380.000, chết vì bệnh – không rõ nguyên nhân – là hơn 20.000, tổng cộng 400.000 cho riêng miền bắc. Tháng 10 năm 1945, theo báo cáo của một quan chức quân sự của Pháp tại Đông Dương khi đó là tướng Mordant thì khoảng nửa triệu người chết. Toàn quyền Pháp Jean Decoux thì viết trong hồi ký của ông về thời kỳ cầm quyền tại Đông Dương "À la barre de l’Indochine" – là có 1 triệu người miền Bắc chết đói. Các nhà sử học Việt Nam ước đoán là từ 1 đến 2 triệu. Nhiều nhà sử học sau này nêu con số 1 triệu trong khi những người sinh sống tại miền Bắc khi đó thì thiên về con số 2 triệu, là điều Hồ Chí Minh có nhắc đến trong bài Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Bức ảnh Hai em bé ở Thái Bình được coi là biểu tượng của nạn đói năm 1945:


ImageView_4-1.jpg



Dưới sự thống trị dã man và tàn ác của bọn thực dân, phát xít trong những năm 40 của thế kỷ trước, nhân dân ta sống kiếp nô lệ đầy tủi nhục. Chúng đặt ra đủ thứ thuế, tranh thủ vơ vét của cải, bóc lột dân ta đến tận xương tủy. Chúng phá hủy nhà máy, công xưởng, đường sá và đốt các kho thóc. Dã man hơn, chúng còn bắt dân nhổ bỏ lúa để trồng đay, chúng vét cạn thóc lúa của ta dẫn đến thảm họa khủng khiếp – nạn đói năm Ất Dậu 1945, cướp đi sinh mạng hơn hai triệu người. Hình ảnh chủ yếu của Võ An Ninh


1.jpg



Những người đói cướp lại thóc gạo do Nhật chiếm, bị quân đội Nhật hành hung (1945)


2.jpg



Đói quá phải ăn cả thịt chuột


3.jpg


(Sưu tầm)
 
Top Bottom