Sử [Lịch Sử ] Kinh nghiệm học và thi!

H

haiquynh.710

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình lang thang trên web Hm nhà mình và vớ được cái này, các bn đọc tham khảo và mong những bạn nào có kinh nghiệm thi cử gì thì post lên mọi người cùng tham khảo nhé!


Đối với môn Sử:
1. Hãy biết hệ thống hóa kiến thức cho dễ nhớ bằng cách tạo cẩm nang học riêng cho mình bằng bảng tóm tắt những sự kiện, soạn dàn ý cho mỗi bài học hoặc làm phép so sánh giữa những bài có cấu tạo gần giống nhau.
2. Học theo các sự kiện quan trọng. Để nhớ những mốc thời gian nhỏ trong toàn chương trình, học sinh cần học theo các sự kiện quan trọng, bằng các khung sự kiện với nội dung bao gồm: nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Nắm khung giúp nhớ có hệ thống và nhớ lâu, dễ trả lời những câu hỏi tổng hợp.
3. Phải biết suy luận. B ài làm môn lịch sử cần đi thẳng vào vấn đề, không viết rông dài, dẫn đến lạc đề. Hãy đọc kỹ đề bài, hiểu rõ câu hỏi và thiết kế những kiến thức đã học theo ý đồ của câu hỏi, đừng bắt câu hỏi phải đi theo kiến thức có sẵn của mình. Muốn thế, học sinh phải học cách suy luận từ nền tảng của những vấn đề mà mình đã được học và biết chọn ra những chi tiết, sự kiện lịch sử nào để chứng minh, giải thích theo yêu cầu của đề bài.
4. Không được phép học theo kiểu nhớ mang máng. Môn Sử là một môn tuyệt đối kỵ với các khái niệm mù mờ. Ví dụ không được nhớ nhầm "Mặt trận dân tộc thống nhất" thành "Mặt trận thống nhất dân tộc". Không được viết lẫn lộn giữa những chữ "đấu tranh", "chiến đấu", "khởi nghĩa"…
3 lý do khiến thí sinh không đạt kết quả cao môn Sử:
Theo PGS.TS Vũ Quang Hiển, khoa Lịch sử, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội, cho rằng đề thi Lịch sử thường có khả năng phân loại rộng. Như trong năm 2006, kết quả môn Sử của thí sinh có dải điểm phân cách từ 0,0 đến 8,5; trong đó, khoảng 15-20% điểm khá, giỏi. Thí sinh không đạt kết quả cao môn Sử vì những lý do sau đây:
1. K hông xác định đúng yêu cầu của đề bài.
2. Do vội vàng, thiếu sự phân tích đề bài trước khi làm, dẫn đến lạc đề.
3. Do học vẹt, học gạo. Đề thi môn Sử đòi hỏi HS không những học thuộc các sự kiện lịch sử theo kiểu biên niên, phải nhớ từng ngày tháng thật chi tiết, mà phải hiểu được nội dung các sự kiện và quá trình lịch sử. Song do học vẹt, học gạo nên HS thiếu sự hiểu biết kiến thức cơ bản nên cũng không đạt yêu cầu đề ra.
 
M

mat452

Theo kinh nghiệm của bản thân mình, muốn làm được một bài thi tốt môn lịch sử ở những kỳ thi quan trọng như HSG hay đại học, nhất thiết phải làm được 3 điều: Thông sử - hiểu sử - biết cách diễn đạt lịch sử
Thông sử tức là phải nắm được những sự kiện cơ bản trong sách giáo khoa hoặc trong vở ghi. Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để có thể làm được các bài tập lịch sử vì nếu không có kiến thức thì dù văn hay đến đâu, bịa khéo đến đâu thì cũng chỉ như bắt một người bị bịt mắt thi bắn cung, đường tên tuy đẹp đấy nhưng chẳng mũi tên nào trúng đích cả, tất yếu là anh sẽ là người thua cuộc. Việc học thuộc hết quyển sách giáo khoa không phải là khó, nó chỉ trở nên khó khăn khi bạn ko tin rằng mình làm được mà thôi.
Hiểu sử tức là phải hiểu được cả nội hàm của sự kiện, của vẫn đề, hiểu được mỗi quan hệ biện chứng giữa sự kiện này với các sự kiện khác . Bởi vì trong lịch sử xã hội loài người cũng như mỗi dân tộc không có sự kiện nào là hoàn toàn đơn độc, tự nhiên xuất hiện và tự nhiên mất đi. Các sự kiện đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành 1 thể hoàn chỉnh mang tính tất yếu. Sự mất đi của sự kiên này là nguyên nhân làm nảy sinh hiện tượng khác.
Bản thân mình sau khi học xong về một vấn đề gì đó, mình thường dành một khoảng thời gian để suy nghĩ, nhìn nhận vẫn đề đó, đặc biệt là ý nghĩ của sự kiện đó với giai đoạn trước và sau nó.Ví dụ như khi học về cần vương thì hãy đối chiếu nó với phong trào chống phá trong những năm 1858 - 1884 hay phong trào DCTS đầu thế kỷ XX hay như khi học về cuộc vận động dân chủ 1936-1939 thì phải tìm hiểu xem nó giống và khác gì so với phong trào 1930-1931 hay về sau là với cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939-1945 ... Thứ nhất nó giúp mình nhớ được kiến thức và sau nữa là không hề bị bỡ ngỡ bới các dạng bài hệ thống, so sánh ...
Biết cách diễn dạt lịch sử: nếu ai đó cho rằng khi làm bài thi lịch sử thì chỉ đơn thuần là việc viết các sự kiện vào bài, không có sự dụng công trong diễn đạt là điều hoàn toàn sai lầm. Diễn đạt nhằm làm tạo ra sự cuốn hút cho người đọc, sự chặt chẽ cho bài viết thông qua việc lập luận, liên kết các ý, gợi mở và kết thúc vẫn đề. Yếu tố này cực ky quan trọng trong các kỳ thi lớn như đại học và HSG QG.
Để nâng cao khả năng diễn đạt trong bài thi thì việc làm có hiệu quả nhất là chăm viết bài. Bất cứ vấn đề nào cũng nên viết thành một bài hoàn chỉnh 3 phần Mở - Thân - Kết. Ngoài ra cố gắng đưa hình ảnh vào câu văn để làm cho bài viết sinh động hơn. Ví dụ:

- Sự chuẩn bị về tư tưởng, chính trị là quá trình vận động và phát triển Chủ nghĩa Mác Lênin, xây dựng lí luận giải phóng dân tộc, diễn đạt nó thành tiếng nói của người dân Việt Nam và trao lại cho nhân dân Việt Nam.

- Chủ nghĩa Mác Lênin đã vượt qua được lưới thép của kẻ thù để đến với nhân dân VN.

- Phong trào công nhân và phong trài yêu nước việt nam đã bắt gặp ánh sáng chân lý của thời đại mà kết quả của cuộc hội ngộ kỳ thú đó là sự ra đời của ĐCS VN.

việc đưa những câu lí luận trong triết học Mác Lenin hoặc những câu nói của các vĩ nhân cũng tác dụng rất lớn trong việc làm cho bài viết thuyết phục hơn đấy ^^!

Mình đã từng được học thầy Vũ Quang Hiển 2 lần, đã từng tham gia nhiều cuộc thi cả nhỏ, cả lớn của môn Lịch sử ( có lẽ chỉ thiếu mỗi thi đại học ), cũng có thể coi là người thành công trong bộ môn này nên đã rút ra được những bài học kinh nghiệm này, hy vọng post lên có thể giúp được điều gì đó cho mọi người.
Chúc các bạn có được những bài thi thành công trong những cuộc thử sức sắp tới.
 
Last edited by a moderator:
H

haiquynh.710

Oa!
Thanks B rất nhiều về những trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong học sử, hiểu sử
Hi vọng đc sư jđóng góp của các mem, nhất là những mem đã trải qua các kì thi như đh cao đẳng chia sẻ kinh nghiệm học sử của mình
 
D

daithantran

Oa!
Thanks B rất nhiều về những trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong học sử, hiểu sử
Hi vọng đc sư jđóng góp của các mem, nhất là những mem đã trải qua các kì thi như đh cao đẳng chia sẻ kinh nghiệm học sử của mình
QUYẾT TÂM-BÌNH TĨNH-TỰ TIN : quyết định 50% thành công. ĐĂc biệt là khôi C. vào phong thi mà mất tinh thần là chết ngay!
CHÚC THI TỐT !
 
Top Bottom