H
haiquynh.710
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Mình lang thang trên web Hm nhà mình và vớ được cái này, các bn đọc tham khảo và mong những bạn nào có kinh nghiệm thi cử gì thì post lên mọi người cùng tham khảo nhé!
Đối với môn Sử:
1. Hãy biết hệ thống hóa kiến thức cho dễ nhớ bằng cách tạo cẩm nang học riêng cho mình bằng bảng tóm tắt những sự kiện, soạn dàn ý cho mỗi bài học hoặc làm phép so sánh giữa những bài có cấu tạo gần giống nhau.
2. Học theo các sự kiện quan trọng. Để nhớ những mốc thời gian nhỏ trong toàn chương trình, học sinh cần học theo các sự kiện quan trọng, bằng các khung sự kiện với nội dung bao gồm: nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Nắm khung giúp nhớ có hệ thống và nhớ lâu, dễ trả lời những câu hỏi tổng hợp.
3. Phải biết suy luận. B ài làm môn lịch sử cần đi thẳng vào vấn đề, không viết rông dài, dẫn đến lạc đề. Hãy đọc kỹ đề bài, hiểu rõ câu hỏi và thiết kế những kiến thức đã học theo ý đồ của câu hỏi, đừng bắt câu hỏi phải đi theo kiến thức có sẵn của mình. Muốn thế, học sinh phải học cách suy luận từ nền tảng của những vấn đề mà mình đã được học và biết chọn ra những chi tiết, sự kiện lịch sử nào để chứng minh, giải thích theo yêu cầu của đề bài.
4. Không được phép học theo kiểu nhớ mang máng. Môn Sử là một môn tuyệt đối kỵ với các khái niệm mù mờ. Ví dụ không được nhớ nhầm "Mặt trận dân tộc thống nhất" thành "Mặt trận thống nhất dân tộc". Không được viết lẫn lộn giữa những chữ "đấu tranh", "chiến đấu", "khởi nghĩa"…
3 lý do khiến thí sinh không đạt kết quả cao môn Sử:
Theo PGS.TS Vũ Quang Hiển, khoa Lịch sử, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội, cho rằng đề thi Lịch sử thường có khả năng phân loại rộng. Như trong năm 2006, kết quả môn Sử của thí sinh có dải điểm phân cách từ 0,0 đến 8,5; trong đó, khoảng 15-20% điểm khá, giỏi. Thí sinh không đạt kết quả cao môn Sử vì những lý do sau đây:
1. K hông xác định đúng yêu cầu của đề bài.
2. Do vội vàng, thiếu sự phân tích đề bài trước khi làm, dẫn đến lạc đề.
3. Do học vẹt, học gạo. Đề thi môn Sử đòi hỏi HS không những học thuộc các sự kiện lịch sử theo kiểu biên niên, phải nhớ từng ngày tháng thật chi tiết, mà phải hiểu được nội dung các sự kiện và quá trình lịch sử. Song do học vẹt, học gạo nên HS thiếu sự hiểu biết kiến thức cơ bản nên cũng không đạt yêu cầu đề ra.
Đối với môn Sử:
1. Hãy biết hệ thống hóa kiến thức cho dễ nhớ bằng cách tạo cẩm nang học riêng cho mình bằng bảng tóm tắt những sự kiện, soạn dàn ý cho mỗi bài học hoặc làm phép so sánh giữa những bài có cấu tạo gần giống nhau.
2. Học theo các sự kiện quan trọng. Để nhớ những mốc thời gian nhỏ trong toàn chương trình, học sinh cần học theo các sự kiện quan trọng, bằng các khung sự kiện với nội dung bao gồm: nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Nắm khung giúp nhớ có hệ thống và nhớ lâu, dễ trả lời những câu hỏi tổng hợp.
3. Phải biết suy luận. B ài làm môn lịch sử cần đi thẳng vào vấn đề, không viết rông dài, dẫn đến lạc đề. Hãy đọc kỹ đề bài, hiểu rõ câu hỏi và thiết kế những kiến thức đã học theo ý đồ của câu hỏi, đừng bắt câu hỏi phải đi theo kiến thức có sẵn của mình. Muốn thế, học sinh phải học cách suy luận từ nền tảng của những vấn đề mà mình đã được học và biết chọn ra những chi tiết, sự kiện lịch sử nào để chứng minh, giải thích theo yêu cầu của đề bài.
4. Không được phép học theo kiểu nhớ mang máng. Môn Sử là một môn tuyệt đối kỵ với các khái niệm mù mờ. Ví dụ không được nhớ nhầm "Mặt trận dân tộc thống nhất" thành "Mặt trận thống nhất dân tộc". Không được viết lẫn lộn giữa những chữ "đấu tranh", "chiến đấu", "khởi nghĩa"…
3 lý do khiến thí sinh không đạt kết quả cao môn Sử:
Theo PGS.TS Vũ Quang Hiển, khoa Lịch sử, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội, cho rằng đề thi Lịch sử thường có khả năng phân loại rộng. Như trong năm 2006, kết quả môn Sử của thí sinh có dải điểm phân cách từ 0,0 đến 8,5; trong đó, khoảng 15-20% điểm khá, giỏi. Thí sinh không đạt kết quả cao môn Sử vì những lý do sau đây:
1. K hông xác định đúng yêu cầu của đề bài.
2. Do vội vàng, thiếu sự phân tích đề bài trước khi làm, dẫn đến lạc đề.
3. Do học vẹt, học gạo. Đề thi môn Sử đòi hỏi HS không những học thuộc các sự kiện lịch sử theo kiểu biên niên, phải nhớ từng ngày tháng thật chi tiết, mà phải hiểu được nội dung các sự kiện và quá trình lịch sử. Song do học vẹt, học gạo nên HS thiếu sự hiểu biết kiến thức cơ bản nên cũng không đạt yêu cầu đề ra.