Sử 9 Lịch sử giữa kì

_bngocc08_

Học sinh mới
Thành viên
2 Tháng mười 2022
11
6
6
15
Đắk Nông
  • Like
Reactions: Mộ Dung Thu Vũ

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
758
166
Lào Cai
Lào Cai
1. Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu?
2. nêu khái quát phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân châu Á, Phi, mĩ, Latinh từ 1945 đến nay?
_bngocc08_Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
Câu 1.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu:
+ Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, tập trung quan liêu bao cấp. Điều này đã làm cho sản xuất bị trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Cộng thêm sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng nhân dân.
+ Không bắt kịp hướng phát triển khoa học kĩ thuật tiên tiến. Điều này đã dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội.
+ Khi tiến hành cải tổ lại mắc nhiều sai lầm trên nhiều mặt, làm cho cuộc khủng hoảng ngày thêm trầm trọng.
+ Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
=> Đây là sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa chưa khoa học, chưa nhân văn và là bước thụt lùi của chủ nghĩa xã hội. Nhưng đây không phải là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa mà loài người đang hướng tới.
Câu 2.Châu Á:
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước trong khu vực (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mỹ. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản.
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam liên tục nổi dậy đấu
tranh giành độc lập:
+ Tháng 8/1945, nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đồng minh, nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành được độc lập: Inđônêxia (17/8/1945), Việt Nam (2/9/1945), Lào (12/10/1945) hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ (Miến Điện, Mã Lai, Philipphin).
+ Tiếp đó, nhân dân Đông Nam Á tiến hành kháng chiến chống thực dân Âu - Mỹ quay trở lại xâm lược và đều giành được thắng lợi: *Việt Nam, Lào, Campuchia đánh bại thực dân Pháp (1954) và đế quốc Mỹ (1975).
*Hà Lan công nhận nền độc lập của Inđônêxia (1949).
* Các nước Âu – Mỹ lần lượt công nhận nền độc lập của Philipphin (7/1946), Miến Điện (1/1948), Mã Lai (8/1957), Singapo (6/1959), Bru-nây (1/1984), Đông Timo tách khỏi Inđônêxia và trở thành quốc gia độc lập ngày 20/5/2002.
Châu Phi:
Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi đặc biệt phát triển từ những năm 50 của thế kỷ XX Trước hết là khu vực Bắc Phi sau đó lan ra các khu vực khác.
- Mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (1952) lật đổ vương triều Pharuc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập (18 – 6 – 1953).
- Năm 1952 nhân dân Libi giành độc lập.
- Sau 8 năm đấu tranh vũ trang chống Pháp (1954 – 1962) nhân dân Angieri đã giành được thắng lợi.
- Tuynidi, Marốc, Xuđăng giành được độc lập năm 1956, Gana năm 1957, Ghilê năm 1958...
+ Năm 1960 được ghi nhận là năm châu Phi với 17 nước được trao trả độc lập.
+ Năm 1975 với thắng lợi của nhân dân Môdămbích, Anggola trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản đã tan rã.
+ Từ sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại ở Châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc và quyền sống của con người:
- 8 – 4 – 1980, nhân dân Nam Rodedia tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dimbabue.
- 21/3/1990, Namibia tuyên bố độc lập.
- Tháng 11 – 1993 chế độ phân biệt chủng tộc sụp đổ ở Nam Phi. Đến tháng 4 – 1994, Nenxon Mandela trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.
Châu Mĩ - La Tinh
Phong trào đầu độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển, tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba:
- Tháng 3 - 1952 với sự giúp đỡ của Mĩ, Batixta đã thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cuba.
- 1 – 1 – 1959, chế độ độc tài thân Mĩ sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phiden Cátxtoro đứng đầu, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân các nước Mĩ Latinh.
- Mĩ đề xướng việc tổ chức Liên minh vì tiến bộ để lôi kéo các nước Mĩ Latinh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba vào tháng 8 – 1961.

+ Từ thập kỷ 60 - 70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành độc lập ở khu vực ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi:
- Năm 1964, phong trào đấu tranh của nhân dân Panama.
- Các quốc đảo của vùng biển Caribe lần lượt giành được độc lập: Hamaica, Trinidat, Tobago (1962), Bacbadot (1966). Năm 1983, ở vùng Caribe đã có 13 nước giành độc lập.

+ Cao trào đấu tranh vũ trang mạng bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh đến châu lục này thành "lục địa bùng cháy". Phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở các nước Venezuela, Colombia, Peru... diễn ra liên tục => chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh đã bị lật đổ, chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.
Câu 2: HOẶC NẾU MUỐN NGẮN HƠN BẠN THAM KHẢO BÀI LÀM NÀY NHÉ:
* Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
- Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng điển hình là Việt Nam, Inđônêxia, Lào.
- Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập (1952).
- Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu Phi)
Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.
=> Tóm lại đến giữa những năm 60, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc điạ tập trung ở miền Nam và Châu Phi.
* Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Ăngôla (11/1975), Môdămbích (6/1975) và Ginê Bít-xao (9/1974) nhằm lật đổ chế độ thống trị của Bồ Đào Nha.
- Đến đầu những năm 60, nhân dân 3 nước này đã tiến hành đấu tranh vũ trang.
- Tháng 4/1974, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho 3 nước này.
=> Như vậy sự tan rã cuả thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng cuả phong trào giải phóng dân tộc.
* Giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.
+/ Cuối những năm 70, chủ nghĩathực dân tồn tại dưới “hình thức chế độ phân biệt chủng tộc A-phác-thai”. Sau nhiều năm, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen.
+/ Điển hình là:
- Năm 1980, Cộng hoà Dim-ba-bu-ê giành độc lập.
- Năm 1990, Cộng hoà Na-mi-bi-a đã giành độc lập.
- Năm 1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập.
=> Như vậy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^
 
  • Like
Reactions: _bngocc08_

_bngocc08_

Học sinh mới
Thành viên
2 Tháng mười 2022
11
6
6
15
Đắk Nông
Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
Câu 1.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu:
+ Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, tập trung quan liêu bao cấp. Điều này đã làm cho sản xuất bị trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Cộng thêm sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng nhân dân.
+ Không bắt kịp hướng phát triển khoa học kĩ thuật tiên tiến. Điều này đã dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội.
+ Khi tiến hành cải tổ lại mắc nhiều sai lầm trên nhiều mặt, làm cho cuộc khủng hoảng ngày thêm trầm trọng.
+ Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
=> Đây là sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa chưa khoa học, chưa nhân văn và là bước thụt lùi của chủ nghĩa xã hội. Nhưng đây không phải là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa mà loài người đang hướng tới.
Câu 2.Châu Á:
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước trong khu vực (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mỹ. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản.
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam liên tục nổi dậy đấu
tranh giành độc lập:
+ Tháng 8/1945, nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đồng minh, nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành được độc lập: Inđônêxia (17/8/1945), Việt Nam (2/9/1945), Lào (12/10/1945) hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ (Miến Điện, Mã Lai, Philipphin).
+ Tiếp đó, nhân dân Đông Nam Á tiến hành kháng chiến chống thực dân Âu - Mỹ quay trở lại xâm lược và đều giành được thắng lợi: *Việt Nam, Lào, Campuchia đánh bại thực dân Pháp (1954) và đế quốc Mỹ (1975).
*Hà Lan công nhận nền độc lập của Inđônêxia (1949).
* Các nước Âu – Mỹ lần lượt công nhận nền độc lập của Philipphin (7/1946), Miến Điện (1/1948), Mã Lai (8/1957), Singapo (6/1959), Bru-nây (1/1984), Đông Timo tách khỏi Inđônêxia và trở thành quốc gia độc lập ngày 20/5/2002.
Châu Phi:
Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi đặc biệt phát triển từ những năm 50 của thế kỷ XX Trước hết là khu vực Bắc Phi sau đó lan ra các khu vực khác.
- Mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (1952) lật đổ vương triều Pharuc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập (18 – 6 – 1953).
- Năm 1952 nhân dân Libi giành độc lập.
- Sau 8 năm đấu tranh vũ trang chống Pháp (1954 – 1962) nhân dân Angieri đã giành được thắng lợi.
- Tuynidi, Marốc, Xuđăng giành được độc lập năm 1956, Gana năm 1957, Ghilê năm 1958...
+ Năm 1960 được ghi nhận là năm châu Phi với 17 nước được trao trả độc lập.
+ Năm 1975 với thắng lợi của nhân dân Môdămbích, Anggola trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản đã tan rã.
+ Từ sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại ở Châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc và quyền sống của con người:
- 8 – 4 – 1980, nhân dân Nam Rodedia tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dimbabue.
- 21/3/1990, Namibia tuyên bố độc lập.
- Tháng 11 – 1993 chế độ phân biệt chủng tộc sụp đổ ở Nam Phi. Đến tháng 4 – 1994, Nenxon Mandela trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.
Châu Mĩ - La Tinh
Phong trào đầu độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển, tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba:
- Tháng 3 - 1952 với sự giúp đỡ của Mĩ, Batixta đã thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cuba.
- 1 – 1 – 1959, chế độ độc tài thân Mĩ sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phiden Cátxtoro đứng đầu, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân các nước Mĩ Latinh.
- Mĩ đề xướng việc tổ chức Liên minh vì tiến bộ để lôi kéo các nước Mĩ Latinh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba vào tháng 8 – 1961.

+ Từ thập kỷ 60 - 70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành độc lập ở khu vực ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi:
- Năm 1964, phong trào đấu tranh của nhân dân Panama.
- Các quốc đảo của vùng biển Caribe lần lượt giành được độc lập: Hamaica, Trinidat, Tobago (1962), Bacbadot (1966). Năm 1983, ở vùng Caribe đã có 13 nước giành độc lập.

+ Cao trào đấu tranh vũ trang mạng bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh đến châu lục này thành "lục địa bùng cháy". Phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở các nước Venezuela, Colombia, Peru... diễn ra liên tục => chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh đã bị lật đổ, chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.
Câu 2: HOẶC NẾU MUỐN NGẮN HƠN BẠN THAM KHẢO BÀI LÀM NÀY NHÉ:
* Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
- Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng điển hình là Việt Nam, Inđônêxia, Lào.
- Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập (1952).
- Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu Phi)
Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.
=> Tóm lại đến giữa những năm 60, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc điạ tập trung ở miền Nam và Châu Phi.
* Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Ăngôla (11/1975), Môdămbích (6/1975) và Ginê Bít-xao (9/1974) nhằm lật đổ chế độ thống trị của Bồ Đào Nha.
- Đến đầu những năm 60, nhân dân 3 nước này đã tiến hành đấu tranh vũ trang.
- Tháng 4/1974, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho 3 nước này.
=> Như vậy sự tan rã cuả thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng cuả phong trào giải phóng dân tộc.
* Giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.
+/ Cuối những năm 70, chủ nghĩathực dân tồn tại dưới “hình thức chế độ phân biệt chủng tộc A-phác-thai”. Sau nhiều năm, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen.
+/ Điển hình là:
- Năm 1980, Cộng hoà Dim-ba-bu-ê giành độc lập.
- Năm 1990, Cộng hoà Na-mi-bi-a đã giành độc lập.
- Năm 1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập.
=> Như vậy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^
Mộ Dung Thu VũEm cảm ơn rất nhiều ạ <3
 
  • Love
Reactions: Mộ Dung Thu Vũ
Solution
Top Bottom