Sử Lịch sử cướp biển thế giới

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Anh chị chắc không ít thì nhiều cũng từng xem qua Cướp Biển Caribe rồi nhỉ? Trong thực tế, thời hoàng kim của những tên cướp biển kéo dài từ cuối thế kỷ 16 tới giữa thế kỷ 18, thậm chí vùng biển Caribe thời kỳ ấy còn được xem như thánh địa của cướp biển, nơi vô pháp vô thiên, pháp luật của thế giới văn minh không với tới được. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là vì sao cướp biển có cả một giai đoạn hoàng kim như vậy? Qua bài này tôi sẽ trả lời.

I. BÌNH MINH CỦA CƯỚP BIỂN
File:A_Piratical_Proa_in_Full_Chase.jpg
File:A_Piratical_Proa_in_Full_Chase.jpg

Thật ra ngay từ khi loài người biết đóng thuyền đi biển thì cướp biển đã hình thành rồi, người Phoenicia đã từng tung hoành trên vùng biển Địa Trung Hải và đánh cướp các tàu hàng của Ai Cập, Babylon. Sang thời trung cổ thì người Viking từ phương bắc tràn xuống với mũ sắt và rìu chiến gây nên nỗi kinh hoàng cho các nước Châu Âu. Tuy nhiên, cướp biển chỉ thực sự bước vào thời hoàng kim vào cuối thế kỷ 16.


Năm 1492, Christophe Columbus tìm ra Châu Mỹ, thời đó, người Châu Âu gọi nơi này bằng cái tên Tân Thế Giới, và vì Châu Mỹ thuở ấy quá rộng lớn, nhưng phân bố không đều: Phần Bắc mỹ chỉ tuyền thảo nguyên, núi đá nên Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha – hai nước đi tiên phong thám hiểm lúc ấy, dí buồi vào, họ thích phần Nam Mỹ với những hầm mỏ lộ thiên, và cư dân bản địa đông đúc, khí hậu ôn hòa hơn. Vàng ở Peru và Venezuela nhiều kinh khủng, thực dân TBN chưa cần đào, chỉ tịch thu của người Inca cũng dư xài cả trăm năm, ngọc lục bảo Columbia đến tận ngày nay vẫn là loại ngục lục bảo đẹp nhất thế giới và ngay cả khi không có khoáng sản thì đất Nam Mỹ cũng cực kỳ thích hợp để trồng ca cao, mía, ngô và các cây công nghiệp khác. “Trâu chậm uống nước đục”, thế cho nên khi người Anh người Pháp đi sang Châu Mỹ thì phần ngon đã bị bọn Tây – Bồ cắn hết, Anh – Pháp phải chia nhau Bắc Mỹ.

Nếu mọi chuyện chỉ dừng ở đó thì không có gì đáng nói, nhưng sang thế kỷ 16, khi Nữ hoàng Elizabeth I (1533-1603) lên ngôi ở Anh quốc, bà kế tục một quyền lực hạng hai: đất nước đã bị tàn phá bởi cuộc nội chiến, và tình trạng tài chính của nó rối tung. Nữ hoàng Elizabeth đã nỗ lực trong 20 năm để khôi phục nước Anh, thế rồi, vào cuối thập niên 1570, hoàn cảnh của bà đột nhiên sinh biến: Philip II, vua Tây Ban Nha, một người Công giáo sùng đạo, xem sứ mệnh cá nhân của ông ta là thủ tiêu sự truyền bá của đạo Tin lành, và nước Anh là nơi ông ta nhắm đến. Tây Ban Nha khi đó là cường quốc Hải quân số 1 trên thế giới chứ chưa phải là người Anh, Hạm Đội Tây Ban Nha - Grande y Felicísima Armada, "Hải quân vĩ đại và may mắn nhất" đủ sức khiến các quốc gia Châu Âu phải kinh hồn táng đởm về độ hoành tráng và uy dũng của nó. Các quan đại thần của Nữ hoàng Elizabeth kêu gọi bà nên chuẩn bị cho chiến tranh, và phải xây dựng một đội quân lớn thường trực để chống lại Philip II.

Nữ hoàng không hề né tránh chiến tranh, nhưng nếu đánh bà sẽ chọn cách đánh … ít phí tổn nhất. Nữ hoàng nhanh chóng nhận ra tiềm lực tài chính của đế chế Tây Ban Nha nằm ở Tân Thế Giới, những con thuyền chở vàng và nguyên liệu chạy liên tục trên Đại tây Dương đã nuôi sống một đế chế khổng lồ, thế là Elizabeth quyết định chiến tranh với Tây Ban Nha theo phương pháp … nhổ lông vịt. Nữ hoàng Elizabeth triệu tập viên thuyền trưởng giỏi nhất của bà, Sir Francis Drake (ai đọc One Piece sẽ nhớ thuyền trưởng X Drake, chính là lấy nguyên mẫu từ ông này), ra lệnh ông này tấn công các con tàu chở vàng Tây Ban Nha. Ông ta làm ra vẻ như hành động vì chính mình, như một tên cướp biển tham lam kiếm chác, Drake trở thành cơn ác mộng với các tàu hàng Tây Ban Nha ở Tân Thế Giới, người Tây Ban Nha gọi ông là El Draque – đọc trại từ Drake, tên ông (nghĩa là Con Rồng). Không ai biết được mối liên hệ giữa ông ta và nữ hoàng. Với mỗi con tàu TBN bị chiếm, lãi suất trên các khoản vay của Philip bò lên cao dần, cho tới khi cuối cùng các ngân hàng Ý nâng cao lãi suất nhiều hơn nữa vì mối đe dọa của Drake hơn là vì một tổn thất cụ thể nào, người TBN treo thưởng 20,000 ducat cho cái đầu của Drake thế nhưng ông không bao giờ bị bắt. Philip hy vọng tung hạm đội tấn công Anh vào năm 1582; nhưng do thiếu tiền, ông phải hoãn lại tới tận 6 năm. Và tới năm 1588 thì người Anh đã chuẩn bị hoàn tất đâu vào đấy, trận Gravelines diễn ra ngày 8 tháng 8 năm đó đã đập tan huyền thoại về Hạm Đội Amanda vĩ đại, nước Anh từ đó chính thức thay thế TBN trở thành cường quốc hải quân số 1 thế giới.

Như vậy các anh/chị đã biết chính bọn Ăng lê đã đi tiên phong trong việc sử dụng cướp biển để tấn công người Tây Ban Nha. Sau cuộc chiến TBN – Anh, thì hòa bình lập lại nhưng như một câu ngạn ngữ Pháp đã nói: Kẻ nào ăn cắp một quả trứng rồi thì sẽ ăn cắp một con bê (VN có câu: Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt), những con tàu TBN trĩu nặng bởi vàng và nguyên liệu là một món hời với … chính dân Châu Âu ở Tân Thế Giới, họ không dễ dàng từ bỏ món lợi đó. Cần biết thêm rằng, khác với người TBN và BĐN đến Nam Mỹ chỉ toàn là quý tộc, dân Anh – Pháp – Ai len đến Bắc mỹ tuyền là quân du thủ du thực và liều mạng, ở chánh quốc chúng không còn gì để mất mới lên tàu vượt đại dương sang Tân Thế Giới. Một liều thì ba bảy cũng liều, chúng bắt đầu tụ tập lại với nhau và … đi ăn cướp.

II. ĐẢO HẢI TẶC

Tất nhiên đây không phải là đảo hải tặc trong vịnh Kiên Giang ạ, đây là những hòn đảo từng có thời là căn cứ của bọn cướp biển trong thế kỷ 16 và 17. Những hòn đảo này nằm trong vịnh Caribe, ngay doi đất mà ngày nay ta gọi là Trung Mỹ, mỗi con tàu từ Nam Mỹ về Tây Ban Nha đều phải đi ngang đây (vì là đường ngắn nhất), và phơi mình ra trước bọn Hải tặc, những căn cứ nổi tiếng một thời trong khu vực này là :

+ Port Royal – Cảng Hoàng Gia: Nằm dọc tuyến đường biển nối giữa Tây Ban Nha và Panama. Ban đầu, Port Royal (nay thuộc Giamaica) được đặt dưới sự cai trị của người Tây Ban Nha, nhưng đến năm 1655, nó đã bị người Anh xâm chiếm, sau đó họ cho xây dựng ở đây một pháo đài. Đến năm 1659, một khu dân cư đã được hình thành xung quanh pháo đài, gồm khoảng 200 ngôi nhà, cửa hàng và nhà kho. Vì người Anh không có đủ binh lính để chống lại sự tấn công xâm lược của người Tây Ban Nha hay người Pháp đối với vùng đất này nên chính quyền ở Giamaica phải dựa vào những tên cướp biển để bảo vệ thành phố. Đến những năm 1660, Port Royal đã nổi tiếng như là một chốn ăn chơi trụy lạc ở Tân Thế Giới - nơi mà tất cả các cư dân đều là hải tặc, những tên sát nhân, gái mại dâm và những kẻ đê tiện nhất trên thế giới. Khi Charles Leslie viết lịch sử của Giamaica, ông đã miêu tả những tên cướp ở Port Royal như sau: “Rượu và đàn bà đã bòn rút những đồng tiền của chúng đến mức một số tên đã trở thành những kẻ ăn mày. Người ta nói rằng, có tên cướp trong một đêm đã tiêu đến hai hay ba nghìn đồng Tây Ban Nha. Có tên đã chi tới 500 đồng để chỉ được nhìn một ả gái điếm khoả thân. Chúng thường mua một thùng rượu, mang ra ngoài đường phố và ép mọi người đi qua phải uống. Tuy nhiên, 11 giờ 40 ngày 7/6/1692, ba trận động đất và một cơn sóng thần đã đổ ập vào Port Royal. 66% thành phố biến mất vào trong lòng đại dương. Trong khi đó, những con tàu đang neo đậu trong cảng đã bị sóng đánh lên đất liền. Hai nghìn người chết ngay tại chỗ. Ngoài ra, bệnh tật và các vết thương tiếp tục cướp đi thêm sinh mạng của khoảng 2.000 người trong những tuần sau đó. Khi tin tức về vụ tàn phá được lan truyền đi, nhiều người tin rằng Chúa đã trừng phạt Port Royal. Ngày nay, có khoảng 1.800 người sinh sống ở Port Royal - hiện chỉ là một làng chài nghèo. Nhiều nhà khảo cổ học đến đây với mục đích tiến hành những vụ khai quật dưới nước thuộc vị trí Port Royal cũ.

+ Tortuga – Đảo Rùa: Đây là một địa danh vô cùng quen thuộc trong seri Cướp biển Caribe, Jack Sparrow từng hiện diện ở đây rất nhiều lần. Pierre LeGrand là tên tướng cướp đầu tiên đã sử dụng hòn đảo làm căn cứ hoạt động của hắn. Tortuga, có kích thước chiều dài 20 dặm và chiều rộng 4 dặm, với một bến cảng tuyệt vời. Cuba, điểm dừng chân cuối cùng tại châu Mỹ của những con tàu chở hàng, trước khi vượt Đại Tây Dương về Tây Ban Nha, đã mang lại cho hải tặc những món hàng béo bở. Hòn đảo đã thu hút những người có cùng một tính cách: Căm ghét người Tây Ban Nha. Hầu hết những tên cướp ở đây là người Anh hoặc người Pháp nhưng cũng có một số tên là người Hà Lan. Cả những tên cướp khét tiếng như Henry Morgan và L’ Ollonais đã từng sống ở đây. Jean Le Vasseur là Thống đốc đầu tiên. Ông chào đón bất kỳ tên cướp nào đến với Tortuga miễn là chúng nộp lại cho ông một phần của cải cướp được. Năm 1650, ông đã đưa vài trăm gái điếm đến hòn đảo để phục vụ bọn cướp. Sau khi ông mất, người Pháp mất quyền kiểm soát Tortuga và rồi hòn đảo này rơi vào tay người Tây Ban Nha, họ treo cổ những tên cướp biển lên. Năm 1656, người Anh chiếm được Tortuga và mời những tên cướp quay trở lại. Ba năm sau, người Pháp lại dành được quyền sở hữu và tiếp tục dựa vào những tên cướp biển để bảo vệ chủ quyền hòn đảo. Cho đến năm 1688, Tortuga mới không mang tiếng là nơi ẩn náu của hải tặc nữa.

+ New Providence: Đây thực sự là Thiên Đường nơi hạ giới cho bọn cướp biển, nằm ở Bahamas ngày nay. Hòn đảo này dài khoảng 28 dặm và chỗ rộng nhất là 11 dặm. Nó có một bến cảng đủ lớn để chứa 500 tàu thuỷ. Trước mặt New Providence là một hòn đảo nhỏ hình thành nên hai con lạch dẫn vào trong cảng. Ở bất kể phía nào đều có một thanh chắn bắc qua khiến cho không con tàu nào tải trọng quá 500 tấn có thể vượt qua. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả những tàu cướp biển đều có thể vào neo đậu trong cảng, còn tàu chiến thì không. Động đá vôi là những nơi thuận tiện cho bọn cướp cất giấu của cải. Lương thực, nước ngọt, và gỗ để sửa chữa tàu thuyền cũng rất sẵn có ở đây. Những quả đồi quay mặt ra cảng giúp cho người ta có thể dễ dàng quan sát mọi thứ trong khoảng cách hàng dặm. Động đá vôi là những nơi thuận tiện cho bọn cướp cất giấu của cải. Lương thực, nước ngọt, và gỗ để sửa chữa tàu thuyền cũng rất sẵn có ở đây. Những quả đồi quay mặt ra cảng giúp cho người ta có thể dễ dàng quan sát mọi thứ trong khoảng cách hàng dặm. Edward Teach (Blackbeard-Râu Đen), Edward England, Christopher Condent, Ben Hornigold, Charles Vane, Calico Jack Rackham, Anne Bonny, và Stade Bonnet tất cả đều đã đặt chân lên hòn đảo này. Nhiều tên cướp đã không ngần ngại bày tỏ “nguyện vọng” khi chết, chúng không muốn lên thiên đàng mà muốn được… quay trở lại New Providence!
 
  • Like
Reactions: nhi1234
Top Bottom