Sử [ Lịch Sử 9] Thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau năm 1975.

H

hocmai.lichsu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tại sao phải thống nhất đất nước về mặt nhà nước những năm sau Đại thắng mùa xuân năm 1975.
Xuất phát từ thực tế hoàn cảnh tình hình nước ta những năm đầu sau giải phóng.

Hai tháng sau hiệp định Pa-ri, những tên lính Mĩ cuối cùng đã rút khỏi miền Nam Việt Nam, tạo điều kiện cho ta tiến lên giải phóng hoàn toàn lãnh thổ.
Đại thắng mùa xuân năm 1975, quân Ngụy đã bị lật nhào, nguồn gốc của sự chia cắt đất nước đã bị gạt bỏ. Tổ quốc Việt Nam trên thực tế đã được thống nhất về mặt lãnh thổ từ sau ngày 30 – 4 – 1975.

Về mặt thể chế chính trị: Việt Nam chưa có một nhà nước chung, hai miền Nam - Bắc vẫn chưa được thống nhất về mặt nhà nước.

Về mặt lãnh thổ: Tổ quốc Việt Nam trên thực tế đã được thống nhất từ sau chiến thắng lịch sử ngày 30 – 4 – 1975, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau:
• Miền Bắc: có Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, có Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính là chính quyền các cấp.
• Miền Nam, có chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn của Chính phủ, Ủy ban nhân dân cách mạng là chính quyền các cấp.

Yêu cầu đặt ra lúc này là phải thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Đó là một yêu cầu cấp bách và là nguyện vọng chính đáng của nhân dân sau ¼ thế kỉ bị chia cắt.
Ngoaì ra, thống nhất đất nước còn là quy luật phát triển của dân tộc Việt Nam.
Có thống nhất đất nước về mặt nhà nước mới tạo điều kiện thống nhất toàn diện, phát huy sức mạnh và tiềm năng, từng miền, mở ra khả năng to lớn trong xây dựng và phát triển đất nước, mở ra quan hệ hợp tác quốc tế.

Xuất phát từ hoàn cảnh, yêu cầu khách quan của lịch sử, Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 24 đã họp (tháng 8/1975), để bàn về chủ trương hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

 
  • Like
Reactions: Harry Nanmes
C

cherrynguyen_298

em là hs lop 6 cho em hỏi nội dung của hiệp định pari

Nội dung của hiệp định pa-ri
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu, phá hết các các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Các bên để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do.
- Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị.
- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Tại sao phải thống nhất đất nước về mặt nhà nước những năm sau Đại thắng mùa xuân năm 1975.
Xuất phát từ thực tế hoàn cảnh tình hình nước ta những năm đầu sau giải phóng.

Hai tháng sau hiệp định Pa-ri, những tên lính Mĩ cuối cùng đã rút khỏi miền Nam Việt Nam, tạo điều kiện cho ta tiến lên giải phóng hoàn toàn lãnh thổ.
Đại thắng mùa xuân năm 1975, quân Ngụy đã bị lật nhào, nguồn gốc của sự chia cắt đất nước đã bị gạt bỏ. Tổ quốc Việt Nam trên thực tế đã được thống nhất về mặt lãnh thổ từ sau ngày 30 – 4 – 1975.

Về mặt thể chế chính trị: Việt Nam chưa có một nhà nước chung, hai miền Nam - Bắc vẫn chưa được thống nhất về mặt nhà nước.

Về mặt lãnh thổ: Tổ quốc Việt Nam trên thực tế đã được thống nhất từ sau chiến thắng lịch sử ngày 30 – 4 – 1975, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau:
• Miền Bắc: có Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, có Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính là chính quyền các cấp.
• Miền Nam, có chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn của Chính phủ, Ủy ban nhân dân cách mạng là chính quyền các cấp.

Yêu cầu đặt ra lúc này là phải thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Đó là một yêu cầu cấp bách và là nguyện vọng chính đáng của nhân dân sau ¼ thế kỉ bị chia cắt.
Ngoaì ra, thống nhất đất nước còn là quy luật phát triển của dân tộc Việt Nam.
Có thống nhất đất nước về mặt nhà nước mới tạo điều kiện thống nhất toàn diện, phát huy sức mạnh và tiềm năng, từng miền, mở ra khả năng to lớn trong xây dựng và phát triển đất nước, mở ra quan hệ hợp tác quốc tế.

Xuất phát từ hoàn cảnh, yêu cầu khách quan của lịch sử, Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 24 đã họp (tháng 8/1975), để bàn về chủ trương hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Lần sau chọn màu chữ khác và cho chữ to lên cho dễ đọc nhé!
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Mình cũng có chút ít kiến thức..các bạn tham khảo nha!:D
1. Yêu cầu về việc hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước
- Nhiệm vụ thiêng liêng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) là giành độc lập, chu quyền và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, đồng thời chấm dứt tình trạng đất nước bị chia cắt.
- Về mặt lãnh thổ. Tổ quốc Việt Nam trên thực tế đã được thống nhất từ sau chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975, song ở mỗi miền lại tồn tại một tổ chức Nhà nước khác nhau.
+ Ở miền Bắc có Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp.
+ Ở miền Nam, có Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam và Hội đồng cố vấn của Chính phủ, ủy ban nhân dân cách mạng là chính quyền các cấp.
- Từ thực tế đó, sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, một trong những nguyện vọng tha thiết trước mắt, đồng thời là tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai miền Nam – Bắc là sớm được sum họp trong một đại gia đình, mong muốn có một Chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung của nhân dân cả nước.
2. Quá trình thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước
- Để đáp lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước, đồng thời cũng phù hợp với thực tế lịch sử của dân tộc “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.
Hội nghị lần thứ 24 của Ban chấp hành Trung ương Đảng họp trong tháng 9/1975, đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước.
- Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước họp tại Sài Gòn. Hai đoàn đại biểu đại diện cho hai miền đi tham dự Hội nghị. Hội nghị đã đi đến nhất trí hoàn toàn các vấn đề thuộc chủ trương và biện pháp nhằm thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước.
- Ngày 25/4/1976, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội được tổ chức trong cả nước. Đây là lần thứ hai cuộc tổng tuyển cử được tổ chức trong cả nước sau lần đầu tiên tổ chức ngày 6/1/1946. Đây là Quốc hội khoá VI.
- Cuối tháng 6 đầu tháng 7/1976 Quốc hội khóa VI họp kỳ đầu tiên, với 5 quyết định:
+ Quốc hội thông qua chính sách đổi nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất, quyết định chuyển cách mạng Việt Nam sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa...
+ Quốc hội quyết định lấy tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/7/1976) quyết định Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài “Tiến quân ca” quyết định Quốc huy, quyết định Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam thống nhất, thành phố Sài Gòn đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh.
+ Quốc hội bầu các cơ quan, các chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam gồm: Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Chính phủ, Hội đồng Quốc phòng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
+ Ở địa phương tổ chức thành ba cấp chính quyền: cấp tỉnh và cấp thành phố trực thuộc Trung ương, cấp huyện và cấp tương đương, cấp xã và cấp tương đương. Ở mỗi cấp chính quyền đều có Hội đồng nhân dân được bầu ra theo nguyên tắc bỏ phiếu kín.
+ Quốc hội bầu ủy ban dự thảo Hiến pháp và quyết định khi chưa cỏ Hiến pháp mới thì nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp 1959 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính thức được Quốc hội thông qua ngày 18/12/1980. Đây là Hiến pháp đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong cả nước.
3. Ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước.
- Hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước là yêu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển của dân tộc, là ý chí thống nhất Tổ quốc, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất.
- Hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước để thể chế hóa thống nhất lãnh thổ và tạo cơ sở pháp lý để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực khác, tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện đất nước và để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nguồn: Sưu tầm.
 
  • Like
Reactions: Đình Hải
Top Bottom