Sử 9 [ Lịch Sử 9] Thảo luận

M

miko_tinhnghich_dangyeu

t xin ra câu hỏi típ theo nha:
tai sao giai đoạn từ năm 1952-1973 lại được gọi là giai đoạn phát triển thần kì của Nhật Bản
thời gian đó Nhật Bản được coi và phát triển thần kìa là do:

+ cải cách kinh tế : gồm có 3 luật
- cải cách ruộng đất :
Nội dung cơ bản của cuộc cải cách ruộngđất là chuyển quyền sở hữu ruộngđất phát canh cho những tá điền đã từng trồng trọt trên mảnh đất đó, nhà nước mua tất cả ruộngđất phát canh củ cácđịa chủ vắng mặt và, trong trường hợp cácđịa chủ còn sốngở nông thôn thì mua lại một số ruộng vượt một chô. Sauđó phát lại cho các tá điền khác,việc chuyển quyền sở hữu ruộng đất cho những nông dân trực tiếp canh tác đã kích thích mạnh tính tích cực sản xuất của nông dân. Họ đã tiến hành cải tạo ruộng đất, kết hợp với việc áp dụng những kỹ thuật canh tác mớiđể nâng cao năng suất nông nghiệp, thu nhập nông dân tăng
- Giải tán các tập đoàn tài phiệt :
- Chế định 3 luật về lao động
Luật công đoàn được đề ra vào tháng 12-1945 và bắt đầu được thực
hiện vào đầu tháng 3 năm 1946 luật công đoàn quyđịnh công nhân có quyền
đoàn kết, quyền thương lượng tập thể, quyền bãi công.Luật điều chỉnh quan
hệ lao động được đề ra vào tháng 7 – 1947. Luật tiêu chuẩn lao động được đề
ra vào tháng 4 – 1947. Vì vậy lực lượng công đoàn phát triển nhanh chóng

+những nhà doanh nghiệp tích cực:
Một trong những nguyên nhân quan trọng giúp cho nền kinh tế NB tăng
trưởng mạnh sau chiến tranh là các nhà kinh doanh xí nghiệp đã tỏ rõ năng
lực kinh doanh rất tích cực của mình . các doanh nghiệp đc chia làm 3 loại

+Lực lượng lao động ưu tú :
Nhật Bản có một lợi thế lớn là có một nguồn lao động dồi dào. Sau
chiến tranh một lực lượng lớn người rút ra từ các thuộc địa của NB về giải
ngũ ra từ quân đội. Nguồn cung cấp lao động lúc đó là quá thừa và họ sẵn
sàng làm việc vớiđồng lương rẻ mạt

+ Sự hợp tác chủ thợ
có thể nói rằng công nhân trong thời kỳ này của các công ty sản xuất
đều có một quyết tâm, và ý chí làm việc rất cao. sợ ăn ý giữa chủ và thợ , là điều hiếm có thời bây h của các nước trên thế giới

+sự lãnh đạo tài ba

+Đổi mới kỹ thuật:
Nguồn gốc của cuộc cách mạng kỹ thuật thì lại từ nước Mỹ. Các kỹ
thuật tiên tiến nhanh chóngđượcđưa vào NB. Những mặt hàng mới lầnđầu
tiên xuất hiệnở thị trường NB như nilon, sợi Polieste, penicilin, nguyên tử
năng, bán dẫn, vô tuyến truyền hình, máy tính có những mặt hàng xưa cũng
đã sản xuất, nhưng nay nhờ có kỹthuật mới mà phương pháp sản xuất thay
đổi hẳn. NB đã du nhập phương thức sản xuất sắt thép liên hoàn, lò quay,........

+ Tỉ lệ tiết kiệm cao và ngân hàng cho vay tích cực

+Sự kết hợp của thị trường vs kế hoạch

+ chi phí quốc phpngf ít

+ Ổn định trính trị xã hội

+ trính sách mở cửa và phát triển khoa học kĩ thuật
 
T

taianhpro000

theo mình để chứng minh được câu hỏi này
Đầu tiên các bạn phải nêu được nguyên nhân,nhờ đâu mà Nhật Bản có sự phát triển như vậy
- Về nguyên nhân thì các bạn phải nêu được 6 nguyên nhân chủ yếu :
+Người dân Nhật Bản với truyền thống văn hóa, giáo dục,đạo đức lao động tốt, tiết kiệm,tay nghề cao và có nhiều khả năng sáng tạo là yếu tố hàng đầu của sự phát triển kinh tế. Con người được coi là vốn quý nhất, đồng thời là công nghệ cao nhất
+Nhà nước quản li kinh tế 1 cách có hiệu quả,có vai trò rát lớn trong việc phát triển kinh tế ở tầm vĩ mô
+Các công ti Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao
+Nhật Bản luôn áp dụng các thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại,không ngừng nâng cao năng suất, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm.
+Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản ít nên có điều kiện tập trung vốn đầ tư cho kinh tế
+Nhật Bản biết tận dụng các yếu tố từ bên ngoài như tranh thủ các nguồn viện trợ của Mĩ sau chiến tranh, dựa vào Mĩ về mặt quân sự để giảm chi phí quốc phòng, lợi dụng các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên(1950-1953) và Việt Nam(1954-1975) để làm giàu.
- Sau đó thì chúng ta đưa ra các dẫn chứng về sự phát triển của Nhật Bản các thành tựu mà Nhật đã đạt được trong giai đoạn này.
- Sau đó thì chúng ta nên đưa ra 1 câu kết luận.
 
M

meongocxi

tiếp nhé: mọi người hãy chứng minh từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến năm 2000 nền kinh tế Mĩ trải qua những bước thăng trầm? hì hì
 
I

ilovemyfriendforever

tai sao giai đoạn từ năm 1952-1973 lại được gọi là giai đoạn phát triển thần kì của Nhật Bản?

Câu này,theo chị việc trình bày SỰ PHÁT TRIỂN THẦN KỲ CỦA KTẾ NHẬT giai đoạn 52-73 mới là nội dung chính,việc trình bày nguyên nhân chỉ là phụ.Sao mọi người lại trình bày thiên về nguyên nhân phát triển thế nhỉ?
 
M

meoconnhinhanh97

píc sắp bị quên rồi:(:(:)((
nên em mào muội cho chủ đề để mọi ng cùng nhau thảo luân nhế
sự dành lại độc lập của các nước thuộc địa ở các nước á phi và mĩ la tinh đã đóng góp gì cho thế giới:-? sau chiến tranh TGT2
nhanh nào:)):))
 
D

demiluv9

Nêu cơ sở hình thành hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa

Quá Trình cải tổ và hệ quả của nó ( làm ngắn gọn )

Ai GIÚP DEMI VỚI ! Demi cần gấp lắm !
 
M

mituotroile

Mục đích 2: cũng cố thế lực về mặt quân sự và cân bằng 2 phe Xã Hội Chủ nghĩa và Từ bản chủ nghĩa.
Mục đích 3; là thành tựu đầu tiên của Liên xô trong công cuộc phát triển khoa học kỹ thuật.
 
Z

zikvvipz

Cho em bon chen với : Vì sao sau thế chiến hai , Liên Xô là một nước thắng trận nhưng phải chịu nhiều tổn thất nặng nề :(
 
N

nuthantinhiu

cac ban ọ giup min vs cau hoi de ra nhu the nay ne
vi seo o nhung nam 1950 cac dan toc dna co su phan hoa trong duong loi doi ngoai
 
H

hocmai.lichsu

Cho đến năm 1950, các nước ở Đông nam Á có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại vì:
+ Cho đến khoảng thời gian này, các nước Đông Nam Á đều giành độc lập ở mức độ khác nhau hoặc đang đấu tranh để giành độc lập vì thế đều có những đường lối đối ngoại phù hợp với con đường phát triển của dân tộc mình.
+ Sự chi phối của quan hệ quốc tế: chiến tranh lạnh và trật tự hai cực Ian-ta: một số nước theo con đường tư bản chịu ảnh hưởng của Mĩ và các nước phương tây; những nước đi lên XHCN lại chịu ảnh hưởng của Liên Xô và Đông Âu...
+ Một số quốc gia, lo sự ảnh hưởng của tình hình bên ngoài: Mĩ, phương Tây, hệ thống XHCN...nên đã theo đuổi đường lối đối ngoại riêng và dần đi tới hợp tác với nhau để chống lại sự ảnh hưởng đó và thành lập ra tổ chức ASEAN (ban đầu có 5 nước).

Nhìn chung, bối cảnh quốc tế những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai có rất nhiều biến động và sự biến động này đã chi phối và ảnh hưởng lớn đến đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam Á. Đó là nét cơ bản mà em cần năm được. Chúc em học tốt.
 
L

linh_1112

vì sao Nhật đảo chính Pháp(9-3-1945)?trình bày diễn biến vao trào kháng nhật cứu nước và phân tích thời cơ tổg khởi nghĩa giành chính quyền../:)
 
Last edited by a moderator:
W

woonopro

vì sao Nhật đảo chính Pháp(9-3-1945)?trình bày diễn biến vao trào kháng nhật cứu nước và phân tích thời cơ tổg khởi nghĩa giành chính quyền../:)

Vì sao nhật đảo chính pháp
- Ngày 22 tháng 9 năm 1940: Nhật chính thức nhảy vào Đông Dương, cấu kết với Thực dân Pháp để đàn áp ND Đông Dương, nhưng sự cấu kết chỉ mang tính chất tạm thời. Càng về sâu, mâu thuẫn Nhật - Pháp càng sâu sắc bởi 2 đế quốc không thể ăn chung một miếng mồi béo bở
- Đầu năm 1945, CT thế giới thứ 2 bước vào giai đoạn kết thúc, phe phát xít liên tiếp thất bại trên các chiến trường, thủ đô Pari - Pháp được giải phóng, chính quyền pêtanh sụp đổ, chính phủ Đờgôn lên cầm quyền.
- Mặt trặn thái bình dương, nhật bị khốn đốn. Ở Đông Dương, thực dân Pháp muốn nhân cơ hội đó ngóc đầu dậy. Để trừ họa về sau, Nhật bất ngờ làm cuộc đảo chính vào đêm 9.39.1945
 
W

woonopro

* phân tích thời cơ tổng khời nghĩa giành chính quyền CM tháng 8 1945
Cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 diễn ra và giành thắng lợi
trên phạm vi cả nước trong vòng hai tuần (từ 14-8 đến ngày 28-8-1945).
Thực tế, do đây là một cuộc cách mạng có quá trình chuẩn bị trong một thời
gian dài, diễn ra trong một không gian rộng, trong bối cảnh tình hình trong
nước và quốc tế có nhiều biến động lớn. Cuộc Tổng khởi nghĩa nổ ra vào
thời điểm rất đặc biệt: Pháp chạy, Nhật hàng, chính phủ thân Nhật tê liệt,
triều đình phong kiến Nhà Nguyễn bất lực, trong khi đó quân đồng minh
chưa vào. Có thể nói đây là thời điểm vô cùng thuận lợi cho cuộc tổng khởi
giành chính quyền trên phạm vi cả nước. Vì vậy các lực lượng vũ trang và quân dân Việt nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đã
tận dụng thời cơ “cú một không hai” đưa lại để giành chính quyền, và chúng
ta đã nhanh chóng bắt tay vào công cuộc chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa.
Tháng 9 – 1939, chiến tranh Thế giới lần 2 nổ ra. Tháng 6-1940, nước
Pháp bị phỏt-xit Đức chiếm đóng. Trước tình hình này, lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc đang hoạt động ở nước ngoài, đã nhận định: “Việc Pháp mất nước là
một cơ hội rất thuận tiện cho cách mạng Việt Nam. Ta phải tìm cách về nước
ngay để tranh thủ thời cơ. Là người có tầm nhìn chiến lược, có dự cảm thiên
tài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cho rằng, thời cơ giành độc lập đã đến với vận
mệnh dân tộc. Người quyết định trở về nước đầu năm 1941, sau gần 30 năm
bôn ba hoạt động ở nước ngoài.
Tháng 5 – 1941, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, do
lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ trỡ, đó khẳng định: “Trong lúc này nếu không giải
quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho
toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi
kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không
đòi lại được. “Hội nghị còn xác định những vấn đề cụ thể của cuộc khởi
nghĩa; dự kiến những điều kiện để khởi nghĩa nổ ra và thắng lợi, trong đó có
điều kiện phe dân chủ đại thắng ở Thái Bình Dương, Liờn Xụ đại thắng,
cách mạng Pháp hay cách mạng Nhật nổi dậy, quân Anh - Mỹ tràn vào Đông
Dương,..
Hội nghị Trung ương 8 đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến
lược nhằm mục đích giành độc lập dân tộc. tại Hội nghị này, Đảng ta đã đề
ra những chính sách và biện pháp cụ thể xây dựng chính trị, lực lượng vũ
trang cơ sở quần chúng và căn cứ địa cách mạng, coi đó là điều kiện chủ yếu,
quyết định tạo tiền đề cách mạng, để khi có thời cơ thuận lợi từ bên ngoài
đưa lại, Tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Ngày 7-5- 1944, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị sửa đổi khởi nghĩa, trong
đó nhận định thời cơ thuận lợi cho nhấn dân ta giành chính quyền sắp tới,
“Song thời cơ không phải tự nó đến, một phần lớn do ta sửa soạn nó, thúc
đẩy nú”.
Tháng 10-1944, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc gửi Thư kêu gọi đồng bào toàn
quốc. Trong thư, Người chỉ rõ: “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các
Đồng Minh quốc sắp tranh được sự thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc
ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta
phải làm nhanh”.
Ngày 9-3 -1945, phát- xit Nhật đảo chính thực dân Pháp, độc chiếm Việt
Nam và Đông Dương. Ngày 12-3, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ
thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. Về vấn đề thời cơ, Chỉ
thị cho rằng, “Mặc dù tình hình chính trị khủng hoảng sâu sắc, nhưng điều
kiện khởi nghĩa ở Đông Dương hiện nay chưa được chín muồi.” Vì thế, phải
phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ để làm tiền đề cho
cuộc Tổng khởi nghĩa. Cao trào ấy có thể bao gồm từ hình thức bất hợp tác,
bãi công, bãi thị, phá phách, cho đến những hình thức cao như biểu tình, thị
uy võ trang, du kích, sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa một khi
đã đủ điều kiện. Chỉ thị cũn xỏc định:”ngay bây giờ phát động du kích,
chiếm căn ứ địa, duy trì và mở rộng đấu tranh du kích, phải là phương pháp
duy nhất của dân tộc ta để đóng vai chủ động trong việc đánh đuổi quân ăn
cướp Nhật Bản ra khỏi nước, chuẩn bị hưởng ứng quân Đồng Minh một
cách tích cực”. “Song dù sao ta không thể đem việc quân Đồng Minh đổ bộ
vào Đông Dương làm điều kiện tất yếu cho cuộc Tổng khởi nghĩa của ta; vì
như thế là ỷ vào người và tự bó tay trong khi tình thế biến chuyển thuận
tiện…. nếu giặc Nhật mất nước như Pháp năm 1940, và quân đội viễn chinh
của Nhật mất tinh thần,thỡ khi ấy dự quõn Đồng Minh chưa đổ bộ, cuộc
Tổng khởi nghĩa của ta vẫn có thể bùng nổ và thắng lợi”.
Chủ trương của Đảng đã được các lực lượng vũ trang và quần chúng
nhân dân quán triệt trong việc tổ chức các đội vũ trang, gây cơ sở chính trị,
mở rộng căn cứ địa, lập khu giải phóng, thực hành khởi nghĩa từng phần,
giành chính quyền ở một số địa phương. Những kết quả đạt được trong quá
trình vận động cách mạng, chuẩn bị lực lượng, đã chủ động góp phần tạo ra
thời cơ, tình tiết cách mạng trực tiếp, chứ không do điều kiện khách quan
quyết định.
Tháng 5-1945, phỏt-xit Đức đầu hàng Đồng Minh. Đầu tháng 8-1945,
đạo quân chủ lực Quan Đông của Nhật, bị Liờn Xụ đỏnh cho tơi tả, khiến
Nhật phải tính chuyện đầu hàng. Chớp thời cơ đó, ngày 13-8-1945, Hội nghị
toàn quốc của Đảng, họp tại Tân Trào (Tuyên Quang), quyết định phát động
Tổng khởi nghĩa trong cả nước trước khi quân Đồng Minh vào Đông Dương.
Hội nghị nhấn mạnh: Tình thế vô cùng khẩn cấp. Tất cả mọi người đều phải
nhằm vào những việc chính. Thống nhất - thống nhất về mọi phương tiện
quân sự, chính trị, hành động, không bỏ lỡ cơ hội. Ngay trong đêm 13-8, Uỷ
ban khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1: “Giờ tổng khởi nghĩa đó đỏnh! cơ hội có
một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập của nước nhà!...
Chúng ta phải hành động cho nhanh, với một tinh thần vô cùng quả
cảm, vô cùng thận trọng!... Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta”!.
Trong giờ phút khẩn trương và quyết định này, khi thời cơ lớn đã xuất hiện,
lãnh tụ Hồ Chí Minh khẳng định quyết tâm: “Lỳc này thời cơ thuận lợi đã
tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên
quyết giành cho được độc lập”.
Quốc dân đại hội họp tại Tân Trào trong hai ngày 16 đến 17-8-1945, sau
khi tán thành và thông qua quyết định Tổng khởi nghĩa, cũng nhấn mạnh: ”
Không phải Nhật bại là nước ta tự nhiên được độc lập”. Nhiều sự gay go, trở
ngại sẽ xảy ra. Chúng ta phải luụn khộo và kiên quyết. “Khụn khộo” để tránh
những sự không lợi cho ta. ”Kiờn quyết để giành được nền độc lập. Một dân
tộc quyết tâm và nhất trí đòi quyền độc lập thì nhất định được độc lập”.
Trong thư kêu gọi đồng bào sau khi Uỷ ban dân tộc giải phóng việt Nam
được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh
đất nước đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức mình mà tự giải
phóng cho ta …Chúng ta không thể chậm trễ”.
Phần nêu khái quát trên cho thấy, quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và chuẩn bị
Tổng khởi nghĩa của Đàng, lãnh tụ Hồ Chí Minh và toàn dân ta đã diễn ra
trong nhiều năm, luôn quán triệt phương châm “đem sức ta mà tự giải phóng
cho ta”. Đây là một phương châm đúng đắn, sáng suốt, coi nội lực, nhân tố
chủ quan là quyết định, hoàn toàn không dựa vào sự “ăn may” từ nhân tố
khách quan (bên ngoài) đưa lại.
Thời điểm phát động Tổng khởi nghĩa mà Đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí
minh đưa ra là thời điểm có một không hai về nghệ thuật tạo dựng và đoán
thời cơ ở cả nước và quốc tế.Trước tình hình các nước Đồng Minh như Mỹ,
Anh và chính phủ lâm thời Pháp điều thừa hiểu, sớm, muộn Nhật cũng lật
Pháp để độc chiếm Đông Dương, để phòng trừ hậu họa. Mặc dù biết như
vậy, nhưng Mỹ và Anh đều không thể ngăn chặn được do không đủ khả năng
đánh bại Nhật tại khu vực này vào thới điểm đầu năm 1945, và do cũn cú
những mục tiêu khác quan trọng, cần kíp hơn. Vì vậy, sau này Nhật đảo
chính Pháp, lực lượng Pháp ở Việt Nam hoàn toàn bị tê liệt, phần lớn bị bắt
giam, một số ít chạy thoát sang Lào, Trung Quốc, số còn lại tổ chức “khỏng
chiến” chống lại quân Nhật, song không có kết quả. Chính phủ Đờ Gôn chỉ
đưa ra một bản tuyên bố ngày 14-3-1945, nhắc lại chủ quyền của Pháp ở
Đông Dương và tổ chức được vài đơn vị ở Xrilanca, Ấn Độ, Trung Quốc để
chuẩn bị đưa sang Đông Dương. Cho đến mãi ngày 17-8, tức là khi cuộc
Tổng khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam đã và đang diễn ra, Chính phủ Pháp
mới có quyết định bổ nhiệm tướng Lơclộc làm Tổng chỉ huy đạo quân viễn
chinh và Đô đốc Đỏcgiăngliơ làm Cao uỷ, để chuẩn bị sang Đông Dương.
Thêm nữa, đến tận ngày 12-9-1945, nửa tháng sau ngày cuộc Tổng khởi
nghĩa thắng lợi, đại hội đầu tiên của quân Pháp mới theo chân quân Anh tới
sài Gòn. Thực chất, vào thời điểm cuộc Tổng khởi nghĩa nổ ra, thực dân
Pháp không có vai trò đáng kể nào ở Việt Nam. Đối tượng của cuộc Tổng khởi nghĩa là phỏt-xớt Nhật và Chính phủ Trần Trọng Kim do Nhật hậu
thuẫn. Điều này đã được Chủ Tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong tuyên
ngôn độc lập: sự thực, nhân dân ta giành chính quyền từ tay Nhật chứ không
phải từ tay Pháp. Vì vậy có thể nói, cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 của nhân
dân ta được tiến hành và diễn ra trong bối cảnh thật đặc biệt. Điều cần nhấn
mạnh là, bối cảnh quốc tế lúc đó không phải chỉ thuận lợi đối với riêng Việt
Nam mà còn thuận lợi đối với một số nước trong khu vực Đông Á- Nam Á.
Tuy nhiên, chỉ có cuộc Tổng khởi nghĩa ở Việt Nam giành được thắng lợi
nhanh chóng và triệt để. Điểm mấu chốt để lý giải vì sao nhân ta được thắng
lợi là gỡ? Đú chớnh là do thực lực của chúng ta, do Đảng và lãnh tụ Hồ Chí
Minh sớm đề ra đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc một cách đúng đắn,
sáng tạo, tạo dựng được cơ sở, nền tảng cách mạng vững chắc (nhân tố chủ
quan) và sớm nắm bắt thời cơ khách quan thuận lợi để phát động toàn dân
khởi nghĩa giành chính quyền. Nếu không xây dựng được lực lượng chính
trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng, không tập dượt cho các lực
lượng này trong thực tế đấu tranh từ thấp đến cao, thì khi điều kiện khách
quan thuận lợi xuất hiện, khi thời cơ tới, cũng không thể tận dụng được để
tiến hành khởi nghĩa thắng lợi.
 
Top Bottom