Chỉ do một đảng lãnh đạo đó là Đảng Cộng Sản.
Quyền lực
Các đặc trưng của cơ cấu quyền lực chính là nền tảng để từ đó suy ra quy luật vận hành của chính hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Về Đảng
Thể chế căn bản của cơ cấu quyền lực là đảng cộng sản. Các nước xã hội chủ nghĩa có hệ thống một đảng, trong đó không một đảng đối lập khác nào được hoạt động. Ở thời điểm đỉnh cao của quyền lực, đảng viên chếm một tỉ lệ dân số đáng kể.
Phương châm chủ đạo của nguyên tắc tổ chức của Đảng là nguyên tắc tập trung dân chủ.
Ban lãnh đạo được bầu tại đại hội tổ chức cơ sở theo từng nhiệm kỳ cụ thể. Mỗi tổ chức cơ sở có một bí thư lãnh đạo.
Các cơ sở chịu sự lãnh đạo của tổ chức đảng cao hơn, thường được tổ chức trên nguyên tắc phạm vi lãnh thổ.
Lãnh đạo cấp trung ương có bộ tham mưu rất lớn, là những người tạo ra hệ thống thứ bậc quan liêu bao gồm những người đứng đầu các ban, phó ban và những viên chức. Theo quy định chính thức, quan chức được chỉ định của đảng không có quyền lực, bởi vì quyền quyết định duy nhất thuộc về các cơ quan được bầu ra. Trên thực tế, họ có ảnh hưởng lớn đến việc quản lý các hoạt động.
Các cán bộ lãnh đạo được bầu (làm việc chuyên trách) và công chức được của đảng thường được biết đến như là bộ máy của đảng.
Rõ ràng là bản chất của quá trình lựa chọn đã bị đảo lộn. Trên thực tế, cơ quan được bầu không được chọn thành viên của bộ máy. Thay vào đó bộ máy lựa chọn những người sẽ tham gia cơ quan được bầu cho lần bầu cử tiếp theo, và chọn ra ai là người mà họ sẽ bầu làm bí thư. Rốt cục thì bộ máy xác định ai là người được gia nhập đảng, đảng viên nào trở thành thành viên của bộ máy đảng (nói cách khác là công chức của đảng) và công chức nào của bộ máy đảng được tiến cử lên vị trí cao hơn.
Tương tự như vậy, việc khai trừ ra khỏi đảng, hoặc khỏi các cơ quan được bầu của đảng, cũng nằm trong tay bộ máy đảng. Chính thức thì mọi chi tiết của việc kết nạp, tiến cử, tham gia và các cơ quan của đảng, giáng chức xuống cấp thấp hơn hoặc khai trừ đều được hợp thức hóa bằng các thủ tục hoặc quyết định của cơ quan được bầu, nhưng tất cả chỉ là hình thức thủ tục. Công việc đã được định đoạt trước khi việc bầu được tiến hành hoặc trước khi quyết định được đưa ra.
Nhà nước
Theo hiến pháp, pháp luật và các quy phạm pháp luật, nhà nước dưới hệ thống xã hội chủ nghĩa cổ điển cũng giống như các nhà nước hiện đại khác. Nhà nước được chia thành 3 ngành: lập pháp, hành pháp và tư pháp; cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm hành pháp và tư pháp.
Hiến pháp của rất nhiều nước xã hội chủ nghĩa khẳng định rằng lực lượng lãnh đạo đất nước là đảng cộng sản. Mặc dù pháp luật của các nước xã hội chủ nghĩa không xác định cụ thể, trong thực tế phạm vi quyền phán quyết của đảng bao trùm lên các lĩnh vực:
Bổ nhiệm, thăng chức, giáng chức trong các cơ quan đảng và các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, các vị trí quản lý chủ yếu trong nền kinh tế.
Các tổ chức đảng ra quyết định về tất cả các công việc chủ yếu của nhà nước trước khi cơ quan nhà nước quyết định.
Bộ máy của đảng có quan hệ trực tiếp với bộ máy nhà nước. Trong đó một công chức đảng nào đó hoặc một nhóm công chức trong bộ máy của đảng sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các lĩnh vực quan trọng của hoạt động nhà nước.
Các tổ chức chính trị xã hội
Nhiều tổ chức, hiệp hội trong xã hội được gọi chung là các tổ chức quần chúng. Đặc điểm chính của các tổ chức này là mỗi tổ chức được quản lý một lĩnh vực nhất định.
Sự độc quyền về tổ chức này tạo khả năng cho các tổ chức đại chúng có chức năng đồng thời như một cơ quan có thẩm quyền.
Cách thức xây dựng và điều hành các tổ chức quần chúng như vậy thực ra đã tạo ra các tổ chức hoạt động chủ yếu trên cơ sở cụ thể hóa chủ trương, đường lối đã định sẵn của đảng. Vì vậy, các tổ chức quần chúng nếu có tham gia vào quá trình bầu cử cơ quan đại diện nhân dân hoặc quá trình xây dựng chính sách thì cũng chủ yếu là theo định hướng đã vạch sẵn. Đó chính là nét đặc trưng của hệ thống không chấp nhận đa nguyên chính trị. Rủi ro của hệ thống là ở chỗ nếu các tổ chức, cá nhân hoạt động không khách quan thì sẽ không bảo vệ quyền lợi của tầng lớp mà họ được cử làm đại diện, qua đó, người dân có thể mất đi cơ hội có tiếng nói của mình.
Hệ tư tưởng
Hệ tư tưởng chính thống được nêu trong nghị quyết của đảng, các bài phát biểu, bài viết của các nhà lãnh đạo đảng, sách giáo khoa về hệ tư tưởng, các bài báo và các công bố chính thức khác.
Hệ tư tưởng chính thống xuất phát từ nhiều nguồn và bám rễ sâu vào lịch sử của các ý tưởng xã hội chủ nghĩa.
Tầng sâu nhất là tư tưởng của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng và sau đó chủ yếu là các ý tưởng của Karl Marx.
Tầng tiếp theo bao gồm các ý tưởng, nguyện vọng và giá trị của phong trào cách mạng ở các nước sau này thành xã hội chủ nghĩa.
Tiếp theo đó là phạm vi của các tư tưởng xuất phát trong giai đoạn chuyển đổi cách mạng, rút ra từ những kinh nghiệm mà đảng cộng sản, từ vị thế một đảng cách mạng đối lập chuyển thành đảng cầm quyền.
trích từ wiki